Việt Nam chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ : Không khí khác biệt giữa thành thị và nông thôn
Trong vài giờ nữa là chúng ta bước sang năm Ất Tỵ, năm Con Rắn. Nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng tối nay, 28/01/2025, bắn pháo hoa để đón giao thừa cũng như tổ chức nhiều hoạt động lễ hội. Riêng tại Sài Gòn, Chợ Hoa Nguyễn Huệ đã mở cửa cho công chúng từ tối qua, 27/01, hai ngày trước Tết, thu hút hàng chục ngàn người. Nhưng các chợ hoa khác thì lại ế ẩm. Trả lời RFI Việt ngữ, một cô gái ở Sài Gòn mô tả không khí Tết năm nay: “Em thấy không khí ở Sài Gòn buồn lắm, nhất là sau quy định xử phạt (theo nghị định 168). Không cần thiết thì không ai muốn ra đường. Mình có sơ suất thì đóng tiền phạt không nổi, có những người bỏ xe luôn. Không khí ảm đạm lắm, quán xá gần Tết cũng vắng hơn, vì người ta có vẻ chi tiêu tiết kiệm hơn và nhiều nơi người ta trả mặt bằng.Nói chung là không có không khí Tết. Người Sài Gòn chỉ thích một cái, đó là khung cảnh yên bình hơn. Em nghe nói người bán bông cũng ế ẩm, không bán được hoặc là bán ít lắm. Tình hình ở Việt Nam nhìn chung ảm đạm, thất nghiệp nhiều. Đi đứng bây giờ phải cẩn thận, bởi vì thời buổi hiện nay, như người ta nói, bần cùng sinh đạo tặc.”
Lời chúc tết của Chủ tịch nước Lương Cường sáo rỗng, không sát thực tế
Chủ tịch nước Lương Cường có bài phát biểu chúc tết Ất Tỵ được truyền thông Nhà nước đăng tải rộng rãiChủ tịch nước Lương Cường vừa có bài phát biểu chúc mừng năm mới nói về thành tựu năm cũ và mục tiêu trong năm mới, tuy nhiên, nhiều một số nhà quan sát chính trị Việt Nam cho rằng bài phát biểu của ông sáo rỗng và không sát thực tế.Trong thông điệp chúc tết được truyền thông Nhà nước công bố vào thời khắc giao thừa, ông Cường nói Việt Nam trải qua nhiều “sóng to, gió lớn” trong năm cũ nhưng cũng gặt hái được nhiều thành tựu, vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm dẫn đầu thế giới, đời sống của dân chúng được cải thiện và nâng cao…Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7.09% năm 2024, đứng thứ 33 trên thế giới, và GDP đạt hơn 476 tỷ đô la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người đạt 114 triệu đồng tương đương 4.700 đô la Mỹ, tăng 8.7% so với năm trước. Nhà quan sát thời sự chính trị Việt Nam, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, cho rằng thực tế ngược với tuyên truyền của Hà Nội, và thống kê của chính phủ không đáng tin vì “họ nhào nặn ra những con số mà họ muốn.”
Năm mới vẫn ‘hươu, vượn’, chưa thấy gì để hy vọng!
Ông Lương Cường – Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam – vừa gửi Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ và nội dung vẫn thế, vẫn là bất kể những khó khăn, bế tắc về kinh tế, xã hội mà ai cũng thấy, cũng cảm nhận để khẳng định vô bằng, rằng năm vừa qua, đảng của ông đã dẫn dắt xứ sở “gặt hái được nhiều thành tựu rất đáng tự hào”, chẳng hạn “tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm dẫn đầu thế giới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, chính trị – xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được tăng cường, đối ngoại mở rộng, được bạn bè quốc tế trân trọng, đánh giá cao…” [1].Cứ như ông Cường khẳng định thì hàng triệu người Việt sử dụng Internet để bày tỏ những băn khoăn về chuyện càng ngày càng chật vật, khó sống trước đủ loại khó khăn bủa vây là không… thành thật, họ thiếu… hiểu biết, chẳng chịu… lạc quan về tiền đồ tươi sáng của chính họ? Ông Cường và đảng của ông, nhà nước của ông vẫn thế, vẫn nói lấy được và tiếp tục tô vẽ cho “kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh và thịnh vượng” mà ông Tô Lâm vừa bày ra! Xem Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ của ông Cường, người viết bài này bỗng nhiên nhớ tới ông Vũ Văn Vương…Cách nay chừng hai tuần, ông Vương, 52 tuổi, ngụ ở xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội đã giết bà mẹ liệt giường nhiều năm, bà vợ 50 tuổi, con gái 19 tuổi, con trai 17 tuổi, rồi uống thuốc ngủ để tự sát nhưng không chết. Khi bị bắt, ông Vương khai ông làm như thế là vì muốn giải thoát cho mình và người thân khỏi bế tắc vì quá nghèo [2]. Vụ án vừa kể làm xã hội rúng động và sau đó, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam lên tiếng cải chính, rằng “gia đình bị can Vũ Văn Vương không phải hộ nghèo” [3]. Hóa ra sau một thập niên, tại Việt Nam, “nghèo” vẫn là một thứ tiêu chuẩn không dễ để… đạt!
https://baotiengdan.com/2025/01/31/nam-moi-van-huou-vuon-chua-thay-gi-de-hy-vong/
Tết ‘thất thu’ của nhiều người lao động
Những vui buồn-lo toan, bởi chương trình tinh giản biên chế khiến nhiều người mất việc làm và bởi Nghị định 168 với mức phạt giao thông gây tranh cãi, tạo ra một cái Tết ‘thất thu’ và kém hào hứng đối với nhiều cư dân Hà Nội.Anh Đào Xuân Trung, một chủ vườn đào Tết ở Nhật Tân, Hà Nội,cho biết năm nay vườn đào nhà anh vốn đã bị thiệt hại bởi bão Yagi đầu tháng 9 năm ngoái nay chịu thêm cú sốc lớn trong dịp Tết vì rất ít người tìm tới hỏi mua. Anh nói dù đã bán hạ giá hơn năm ngoái nhưng cho đến chiều 30 Tết, vườn đào nhà anh vẫn còn ế hơn 200 gốc. Trừ đi chi phí, vụ đào Tết năm nay anh lỗ hàng trăm triệu đồng, và cái Tết này thực sự là cái Tết buồn và thất thu của gia đình anh. “Tôi cảm giác chung là đói kém nên người ta mua ít. Nhưng một phần cũng là do người ta đồn là năm nay đào Nhật Tân bị bão, chết, mất mùa nên đắt. Thật ra thì có đắt hơn đâu. Cứ đồn lung tung thế thành ra người bán đào cũng khổ,” anh Trung cho VOA biết và tâm sự thêm rằng anh không còn tâm trạng đón Tết haymua sắm gì cho gia đình. Anh Nguyễn Quốc Tuấn, nhân viên bán hàng cho một doanh nghiệp sản xuất rượu bia ở Hà Nội, cho biết năm nay thưởng Tết của anh bị giảm tới một nửa so với năm ngoái vì doanh số bán hàng giảm thảm hại.
https://www.voatiengviet.com/a/7957587.html
Ngoài Việt Nam, Tết Nguyên đán được ăn mừng như thế nào?
Tết luôn đi kèm với quà tặng, những cuộc đoàn tụ với bạn bè và gia đình, và rất nhiều món ăn như bánh bao, bánh gạo, quýt và rất nhiều món ăn truyền thống.Được coi là sự kiện quan trọng nhất trong năm đối với nhiều người ở châu Á và một số cộng đồng người châu Á trên toàn thế giới, Tết Nguyên đán đại diện cho một khởi đầu mới.Một lần nữa, hàng triệu người trên khắp thế giới đang đón mừng Tết Nguyên đán.Trong tiếng Quan Thoại, mọi người sẽ nói “xin nian kuai le” (tân niên khoái lạc), còn trong tiếng Quảng Đông sẽ là “sang neen fai lok”. Cả hai đều đơn giản có nghĩa là “Chúc mừng năm mới”.Tuy nhiên, một lời chúc phổ biến không kém trong hai ngôn ngữ này là “gong xi fa cai” (cung hỷ phát tài) hoặc “gung hey fatt choy”, mang ý nghĩa “Chúc bạn phát tài”.Cùng BBC điểm qua cách nhiều cộng đồng khác nhau ăn mừng ngày lễ này.Ở Trung Quốc, tặng lì xì là một trong những phong tục ăn mừng Tết Nguyên đán phổ biến nhất.Thông thường, người lớn tuổi trong gia đình sẽ tặng lì xì. Nhân viên hoặc người lao động cũng có thể được nhận tiền lì xì.Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người tặng lì xì qua mạng, đặc biệt là ở Trung Quốc. Nhiều người tặng lì xì qua WeChat, ứng dụng mạng xã hội và thanh toán phổ biến nhất ở quốc gia này. Năm nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cảnh báo các cán bộ không được tặng hoặc nhận lì xì WeChat hay bất kỳ quà tặng điện tử nào, vì điều đó có thể vượt qua “lằn ranh đỏ”. (Ở Trung Quốc, lì xì thường được để vào trong những phong bao màu đỏ, WeChat cũng có tính năng gửi hồng bao.)
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cg5y1ve8e1go
TP HCM kỳ vọng kiều hối đạt 10 tỷ USD năm 2025
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, cho biết rằng số kiều hối đổ về thành phố này trong những ngày đầu năm nay đạt gần 500 triệu đôla và hy vọng sẽ cán mốc 10 tỷ USD trong cả năm, theo báo chí Việt Nam. Theo Thời báo Ngân hàng, ông Lệnh cho biết rằng thống kê từ 6 công ty kiều hối có doanh số lớn, vốn luôn chiếm khoảng 94% tổng lượng kiều hối của 14 công ty kiều hối trên địa bàn, trong 20 ngày đầu năm năm 2025 lượng kiều hối chuyển về TP HCM đạt 492,7 triệu USD. Tin cho hay, kết thúc năm 2024, kiều hối chuyển về TP HCM đạt 9,547 tỷ USD, tăng 0,9% so với năm 2023, và ông Lệnh kỳ vọng con số cả năm 2025 sẽ đạt 10 tỷ USD. Quan chức Ngân hàng Nhà nước này được báo Hải Quan dẫn lời nói hôm 23/1 rằng “cùng với các nguồn vốn ngoại tệ khác, kiều hối chuyển về năm 2024 đã góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn thành phố và phát huy vai trò nguồn cung ngoại tệ để thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ ngoại hối, với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”. Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn từng cho báo chí trong nước biết rằng Việt Nam dự kiến nhận khoảng 16 tỷ USD kiều hối trong năm 2024.
https://www.voatiengviet.com/a/7955288.html
Muốn ‘vươn mình’ phải thương dân
“Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” là thông điệp từ người đứng đầu Đảng CSVN, Tổng Bí Thư Tô Lâm qua những bài viết, phát biểu quan trọng trong thời gian qua. Nhưng để “vươn” được mình lên, cần phải có nội lực.Nội lực đến từ đâu? Ai cũng biết là từ dân – Dân có quyền, nhà nước có lực. Có lực mới vươn vai đứng dậy để đi, để chạy, để bắt kịp hay mong vượt thiên hạ. Vậy dân và nhà nước phải là một. Hơn nữa – Quyền dân càng cao, lực nhà nước càng mạnh.Người cộng sản thường tự hào họ là những người yêu nước. Yêu nước, nhất là trong vai trò lãnh đạo, trước hết phải thương dân – lấy dân làm gốc. Làm thế nào để biết mình “thương”? Thương dân không phải là lời nói suông mà phải theo ý dân. Cứ cho dân tự do phát biểu sẽ biết ý dân là gì.Khi biết ý dân rồi thì vai trò chính quyền cần chuyển từ hình thức cai trị sang điều phối các hoạt động xã hội để nhân dân tự chủ, thực thi quyền làm chủ của mình thông qua các quyền tự do căn bản được ghi trong hiến pháp. Lúc ấy dân mới có thực quyền. Không vậy thì hiến pháp chỉ là tờ giấy lộn và quốc hội bị chế giễu là bao gồm các thành viên nghị gật, làm bù nhìn cho đảng chứ không phải cho dân và vì dân.Đấu tranh lật đổ “ba đế quốc sừng sỏ” mà nhân dân không có thực quyền thì không nên tự hào tuyên bố rằng đã có công thống nhất đất nước hay giải phóng ai cả. Chỉ thể hiện sự yếu kém trong và của lãnh đạo. Hãy làm một so sánh: Ở những quốc gia mà người dân có quyền thay đổi chính phủ chuyên quyền hoặc yếu kém trong ôn hòa mỗi bốn hay năm năm thông qua bầu cử tự do, đại đa số đều là những quốc gia cường thịnh, vươn vai phát triển. Những nơi chính quyền không được thay thế, sử dụng vũ lực nhằm cố bám lấy quyền lực nhân danh ổn định xã hội, tước quyền tự do của dân, bỏ tù những người bất đồng chính kiến…, hầu hết đều yếu kém hay phát triển thiếu bền vững.
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/muon-vuon-minh-phai-thuong-dan/
Ông Tô Lâm từng bước gạt bỏ di sản của ông Nguyễn Phú Trọng
Sáu tháng kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, không còn ai nhắc đến ông ấy nữa. Đây là điều khó có thể mường tượng được ở thời điểm ông Trọng từ trần, bởi lúc đó người ta đã suy tôn ông lên làm lãnh tụ, sánh ngang với những Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.Vậy chuyện gì đã xảy ra đối với di sản vị lãnh đạo có tầm ảnh hưởng bậc nhất lịch sử Việt Nam hiện đại? Câu trả lời nằm ở ông Tô Lâm, người đã ráo riết thực hiện các kế hoạch mang dấu ấn cá nhân ngay từ lúc lên cầm quyền. Ngay sau khi loại hàng loạt đối thủ chính trị để nắm giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII vào tháng 8 năm 2024, ông Tô Lâm đã đả phá bộ máy cồng kềnh và phát động chiến dịch tinh giản rầm rộ khắp các bộ ngành..Khi phát biểu tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội hôm 31/10/2024, vị tân Tổng Bí thư giải thích, phải tiếp tục tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi thường xuyên để dành nguồn lực đầu tư phát triển. Theo ông Tô Lâm, bộ máy quá cồng kềnh đã kìm hãm sự phát triển của đất nước.Nỗ lực cải cách bộ máy hiện tại của ông Tô Lâm trên thực tế dựa trên một văn kiện được thông qua từ thời ông Nguyễn Phú Trọng, Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017, về sắp xếp lại bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn. Tuy nhiên, trong suốt 13 năm cầm quyền của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, việc tinh giản bộ máy chỉ dừng lại ở lời nói và khẩu hiệu. Thậm chí, ông đã góp phần làm phình to bộ máy, đặc biệt là bộ máy của Đảng, bằng việc lập ra hàng loạt tiểu, tổ, ban ngành.
https://www.rfa.org/vietnamese/thoi-su/2025/01/25/to-lam-gat-bo-di-san-nguyen-phu-trong/
Tại sao chế độ Cộng sản “ác cảm” với tôn giáo?
Ngày 30/01/2025, theo RFA, Tổ chức Liên đới Kitô giáo Toàn cầu (CSW) đã chỉ trích Việt Nam về vụ bắt giữ mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, 71 tuổi (1). Trước đó hai ngày, Đại đức Thích Nhật Phước đã bị chặn khi đi dự hội nghị tự do tôn giáo tại Mỹ. Tín đồ Tin Lành tại gia ở Đắk Lắk bị theo dõi sát sao. Tình hình này liệu Việt Nam có bị liệt vào vào danh sách CPC do tình trạng được cho là biểu hiện của “chủ nghĩa độc đoán, nhắm vào các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo, và sự suy thoái toàn diện về quyền con người trên mọi phương diện” (2). Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và xã hội của con người. Tuy nhiên, tại Việt Nam, mối quan hệ giữa chính quyền và các tổ chức tôn giáo, đặc biệt là các nhóm tôn giáo độc lập, luôn là một vấn đề nhạy cảm và gây nhiều tranh cãi. Các tổ chức nhân quyền quốc tế, đặc biệt là Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF), đã nhiều lần chỉ trích chính phủ Việt Nam vì các chính sách hạn chế tôn giáo, đồng thời kêu gọi chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách “Các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo” (CPC). Trong khi đó, chính quyền Việt Nam luôn luôn bác bỏ những cáo buộc này, khẳng định rằng họ luôn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng cho công dân. Vậy tại sao chính quyền Việt Nam lại bị cho là có thái độ thù địch với tôn giáo? Cần phân tích rõ các nguyên nhân chính trị, xã hội, và pháp lý để giải thích hiện tượng này.
https://www.rfa.org/vietnamese/binh-luan/2025/01/31/ton-giao-viet-nam-che-do-cong-san-dan-/
Donald Trump và nhân quyền
Trong tuần qua, Trump đã ngưng chức các luật sư nhân quyền, sa thải nhiều nhân viên liên quan đế các hoạt động bảo vệ sự bình đẳng, nhân quyền trong cơ quan chính phủ, chưa kể các sắc lệnh vi phạm đến dân quyền và nhân quyền của người dân nói chung.Từ vài bạn bình luận trên trang Trần Huỳnh Duy Thức, tôi có đọc nhận định của anh ta về vấn đề nhân quyền của Trump, tôi đăng tuyên bố này của Paul O’Brien, Giám đốc điều hành của Tổ chức Ân xá Quốc tế Hoa Kỳ để Trần Huỳnh Duy Thức và giới “dân chủ” Việt nam mê Trump hiểu hơn về mối đe dọa nhân quyền nước Mỹ và thế giới trong nhiệm kỳ hai của Trump ra sao.“Hồ sơ nhiệm kỳ đầu và những lời lẽ đưa ra trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump cảnh báo về những mối đe dọa to lớn đối với nhân quyền trong nhiệm kỳ hai của ông. Đối với những thách thức và nguy hại mà nhân loại đang phải đối mặt, trọng tâm về nhân quyền cho tất cả mọi người không phân biệt đối xử luôn là giải pháp và quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống Trump thường xuyên nhắm vào những cộng đồng mong manh nhất, bao gồm người nhập cư và thanh thiếu niên chuyển giới, bằng những lời lẽ nguy hiểm và nhẫn tâm. Theo đúng sách lược của một lãnh đạo độc tài, ông ta cũng đã hăm dọa sẽ trả thù những đối thủ chính trị và các ký giả trong tầm ngắm.Những quyết định mà Tổng thống Trump đưa ra sẽ có những hệ lụy sâu rộng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người trên hành tinh này và thậm chí cả những thế hệ tương lai chưa chào đời. Sự ổn định toàn cầu được khẳng định dựa trên cam kết của những nhà lãnh đạo thế giới đối với chủ nghĩa đa phương và trật tự dựa trên luật lệ. Nếu Hoa Kỳ rút khỏi những vị thế như vậy thì điều này sẽ tạo ra một khoảng trống nguy hiểm và làm suy yếu nghiêm trọng đến các hệ thống mà chúng ta đã xây dựng để bảo vệ nhân quyền.
https://baotiengdan.com/2025/01/27/donald-trump-va-nhan-quyen/
Các sắc lệnh của Trump có mang lại giải pháp hữu hiệu không?
Ngay sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Trump đã ký khoảng 100 sắc lệnh hành pháp để giải quyết nhiều vần đề cấp bách cho đất nước. Nhìn chung trong toàn cảnh, có nhiều nhận định tỏ ra dè dặt hơn khi cho rằng, một số sắc lệnh này có hiệu lực pháp lý tức thời, một số khác có lẽ chỉ là một màn trình diễn làm thoả lòng mong đợi của đa số cử tri và một số khác còn cần nhiều thời gian hơn nữa để cho các toà án tái thẩm nội dung. Tại sao các giải pháp này không hữu hiệu như Trump tuyên hứa với toàn dân? Sau đây là ba trường hợp điển hình để biện minh tại sao một kỷ nguyên hoàng kim chưa được khởi đầu. Bất kỳ ai sinh ra ở Hoa Kỳ đều thụ đắc quyền công dân Hoa Kỳ. Đó là nguyên tắc chung về luật quốc tịch và vốn đã áp dụng hơn 150 năm, nó khác hẳn so với Đức. Ở Đức, luật hậu duệ được áp dụng, tức là quyền công dân của một đứa trẻ phụ thuộc vào quyền công dân của cha mẹ.Các chuyên gia ước tính là hiện nay có khoảng 14 triệu người sống không có giấy phép cư trú hợp pháp, nhưng trong số này vì con của họ sinh ra ở Mỹ, nên được hưởng quốc tịch Mỹ, bất kể cha mẹ có loại hộ chiếu nào. Để đối phó với tình trạng này, Trump đã cáo buộc là đa số phụ nữ nước ngoài đến Mỹ chỉ để sinh con nhằm mục đích là để con có quốc tịch Mỹ. Ngay sau khi nhậm chức, bằng sắc lệnh hành pháp, Trump bãi bỏ nguyên tắc sinh quán làm tiêu chuẩn chính để xác định cho việc thụ đắc quốc tịch. Theo dự kiến, sắc lệnh này của Trump sẽ có hiệu lực vào ngày 19 tháng 2.Tuy nhiên, vấn đề áp dụng còn đang gây nhiều tranh cãi. Nguyên tắc thụ đắc quốc tịch theo nơi sinh quán được quy định trong Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp năm 1868, và ngay cả một tổng thống cũng không thể đơn giản thay đổi. Việc bảo hiến ở Hoa Kỳ là một thủ tục nghiêm minh và những tu chỉnh đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe, bao gồm điều kiện là phải có hai phần ba đa số ở cả hai viện Quốc hội. Tuy nhiên, Tu chính án Hiến pháp không phải lúc nào cũng đương nhiên công nhận quyền công dân cho tất cả những người sinh ra ở Hoa Kỳ. Mãi cho đến năm 1924, Quốc hội mới chấp thuận việc cấp quốc tịch cho tất cả người Mỹ bản địa.
https://boxitvn.blogspot.com/2025/01/cac-sac-lenh-cua-trump-co-mang-lai-giai.html
Đặng Đình Bách được tặng giải thưởng quốc tế khi đang trong tù
Nhà bảo vệ môi trường Đặng Đình Bách được trao giải thưởng quốc tế Huân chương Tự do của một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Mỹ hôm 24/1, ngày đánh dấu 3 năm ông bị cầm tù vì chiến dịch nhằm giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào than đá, một bản án đã bị quốc tế lên án.Tổ chức Sông ngòi Quốc tế (International Rivers) cho biết trong một thông cáo báo chí rằng mặc dù bị giam cầm, hoạt động đấu tranh của ông Bách vẫn tiếp tục nhận được sự công nhận của quốc tế khi ông được trao giải thưởng quốc tế danh giá Roger N. Baldwin Medal of Liberty “vì cam kết không ngừng nghỉ của ông đối với môi trường.”Theo thông cáo của IR, huy chương được trao tặng bởi Human Rights First, một nhóm đấu tranh nhằm thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền và pháp quyền có trụ sở ở New York. Tiền thân của nhóm này là Ủy ban các Luật sư vì Nhân quyền Quốc tế.Ông Bách bị kết án 5 năm tù giam vào tháng 1/2022 với cáo buộc “trốn thuế” liên quan đến số tiền tài trợ cho các hoạt động của tổ chức phi chính phủ về môi trường mà ông là giám đốc. Trước khi bị bắt vào tháng 6/2021, ông Bách, một luật sư về môi trường, đã kêu gọi chính quyền cho phép các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam tham gia vào chương trình Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), một hợp tác giữa nhóm G7 và các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, để tạo năng lượng bền vững.“Hôm nay [24/1] là Ngày dành cho những Luật sư gặp nguy hiểm, nhằm kêu gọi sự chú ý đến các luật sư nhân quyền bị đe dọa,” thông cáo của IR viết, ngụ ý tới việc ông Bách là một luật sư môi trường bị cầm tù.Tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở California nói rằng đây sẽ là cái Tết thứ 3 mà ông Bách phải ngồi sau song sắt và cách xa gia đình mình.
https://www.vietnamhumanrights.net/website/250124_VOA.htm
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ ô tô lao xuống mương ở Nam Định làm 7 người chết
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định).Trước đó, vào chiều 30/1, trên Quốc lộ 21, đoạn qua địa bàn thành phố Nam Định xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khi ô tô BKS 30G-156.67 lao xuống mương nước, hậu quả làm chết 7 người, 2 người bị thương.Ngay khi nhận được thông tin vụ tai nạn, Thủ tướng đã chỉ đạo gửi lời thăm hỏi ân cần, chu đáo và chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình các nạn nhân tử vong; đồng thời chỉ đạo lãnh đạo tỉnh Nam Định và lực lượng công an tới hiện trường để chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn. hủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh Nam Định chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh bố trí mọi điều kiện về y tế, thuốc men để cứu chữa người bị nạn, hạn chế thấp nhất các tổn thất về người và tài sản của người dân; tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ động viên gia đình các nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn.Chủ tịch tỉnh Nam Định trực tiếp chủ trì tổ chức hội nghị với các cơ quan, lực lượng chức năng đánh giá nguyên nhân, triển khai các giải pháp khắc phục tồn tại, bất cập nếu có; đồng thời khẩn trương làm rõ các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp liên quan tới vụ tai nạn giao thông nêu trên.
Top 20 quốc gia đông dân nhất thế giới: Việt Nam xếp thứ mấy?
Theo dữ liệu từ Ban Dân số Liên hợp quốc (UNPD), dân số Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 101 triệu dân, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Vậy so với thế giới, dân số Việt Nam xếp thứ bao nhiêu? Theo UNPD, năm 2024, 20 quốc gia có dân số lớn nhất thế giới gồm có: Ấn Độ (1,45 tỷ người), Trung Quốc (1,41 tỷ người), Mỹ (345,42 triệu người), Indonesia (283,48 triệu người), Pakistan (251,26 triệu người), Nigeria (232,67 triệu người), Brazil (211,99 triệu người), Bangladesh (173,56 triệu người), Nga (144,82 triệu người), Ethiopia (132,05 triệu người), Mexico (130,86 triệu người), Nhật Bản (123,75 triệu người), Ai Cập (116,53 triệu người), Philippines (115,84 triệu người), Conggo (109,27 triệu người), Việt Nam (101 triệu người), Iran (91,56 triệu người), Thổ Nhỹ Kỳ (87,47 triệu người), Đức (84,55 triệu người), Thái Lan (71,66 triệu người). Như vậy, dân số Việt Nam năm 2024 xếp thứ 16 trên thế giới .
https://cafef.vn/top-20-quoc-gia-dong-dan-nhat-the-gioi-viet-nam-xep-thu-may-18825012621545964.chn
Tinh gọn bộ máy: Chính phủ giảm 4 bộ, Quốc hội giảm 2 ủy ban
Trung ương Đảng hôm 24/1 đã thống nhất bộ máy Chính phủ Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026 sẽ được tinh gọn còn 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ, 5 cơ quan thuộc Chính phủ.Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết khi trao đổi với truyền thông Việt Nam vào sáng 25/1, một ngày sau khi Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 bế mạc.Theo Bộ trưởng Trà, tổ chức bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ được tinh gọn còn 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ, 5 cơ quan thuộc Chính phủ, giảm 5 bộ, ngành, tương ứng 22,7% và giảm 3 cơ quan thuộc Chính phủ, tương ứng 37,5%. Trước khi tinh gọn, cơ cấu tổ chức của Chính phủ Việt Nam gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ; ngoài ra còn có 8 cơ quan thuộc Chính phủ (như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam…).Theo kết luận của Ban Chấp hành Trung ương hôm 24/1, khối Chính phủ sẽ hợp nhất:
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cjdey5x7kgno
Lách qua cửa hẹp
“Tối hậu thư” mà Tổng Thống Donald Trump gởi cho Tổng Thống Vladimir Putin được xem là kế hoạch thâm sâu nhằm bẻ gãy ý chí của Nga.Thông qua tối hậu thư này, hẳn ông Trump muốn dồn ông Putin vào chân tường, buộc ông ta phải ngồi vào bàn đàm phán trong thế yếu và phải chấp nhận các điều kiện của Mỹ cũng như Phương Tây nói chung. “Hãy giải quyết ngay bây giờ và dừng cuộc chiến này lại, bằng không mọi việc sẽ còn tệ hơn,” có thể xem đây là những từ ngữ mạnh mẽ trong bức thông điệp từ ông Trump gởi cho ông Putin.Trước những động thái quyết liệt của ông Trump nhằm gây sức ép với Nga về vấn dề Ukraine, ông Putin bất ngờ có những lời lẽ lấy lòng ông Trump bằng cách nói rằng ông Trump bị đánh cắp chiến thắng ở bầu cử năm 2020, và rằng Trump mà thắng thì đã không có xung đột Nga-Ukraine. Khi nói thế, Putin cố tình lờ đi rằng tòa án Hoa Kỳ chưa bao giờ công nhận có bất kỳ vụ đánh cắp nào trong cuộc bầu cử năm đó. Mà chỉ có việc ông Trump vì cay cú nên mới nói vậy. Nếu bây giờ bà Harris cho rằng mình bị đánh cắp chiến thắng thì hẳn ông Trump đâu có chịu.Rõ là khi nói những lời như thế, Putin đang muốn nịnh bợ ông Trump, nhằm mong ông Trump sẽ “nhẹ tay” với Nga, sau khi ra tối hậu thư. Đường đường là tổng thống của siêu cường Nga mà lại hạ mình nịnh bợ tổng thống Mỹ, Putin đã cho thế giới thấy bộ mặt hèn hạ của mình. Và rằng khi nịnh bợ Trump, ông tổng thống của nước Nga cũng cho thấy Nga đang thực sự lâm vào thế yếu. Vì yếu nên phải hạ mình nịnh bợ, xem thể diện của mình và của quốc gia chỉ là chuyện nhỏ. Putin từng đánh giá ông Trump là một người “thông minh và thực tế.” Khi ra tối hậu thư, dường như ông Trump muốn chứng minh Putin đã đúng khi nói về ông như vậy!Về phần mình, lo ngại ông Trump có thể bị Putin thao túng, Tổng Thống Zelensky của Ukraine bày tỏ muốn có những cuộc đàm phán 4 bên để chấm dứt xung đột với Nga. Đó là Ukraine, Mỹ, Âu Châu và Nga. Nghĩa là 3 chọi 1.
https://saigonnhonews.com/chuyen-dong-chuyen-tay/lach-qua-cua-hep/
Sáu thay đổi lớn về chính sách nhập cư dưới thời Trump và các tác động
Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20/1, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp liên quan đến nhập cư, mở đường cho nỗ lực rộng khắp nhằm trấn áp người nhập cư không có giấy tờ tại Mỹ.Trong hơn 21 động thái, Trump đã thực hiện cải tổ hệ thống nhập cư Mỹ, trong đó bao gồm cách xử lý và trục xuất người nhập cư.Nhà Trắng đã công khai một số nỗ lực này. Vào thứ Sáu (24/1), Thư ký Báo chí mới của Nhà Trắng đã chia sẻ hình ảnh các cuộc trục xuất được thực hiện bằng máy bay vận tải quân sự.Trong khi Trump hứa hẹn “trục xuất hàng loạt” và bắt giữ người nhập cư, hiện vẫn chưa rõ kế hoạch của ông đã được thực hiện đến đâu.Dưới đây là tóm tắt một số hành động quan trọng mà Trump đã thực hiện về nhập cư trong tuần đầu tiên và so sánh với các chính sách trước đó.Nền tảng chính trong chính sách nhập cư của Trump là loại bỏ những người nhập cư trái phép khỏi Mỹ và lời hứa về “các cuộc trục xuất hàng loạt”.Để thực hiện điều đó, Bộ Quốc phòng đã thông báo rằng họ sẽ cung cấp máy bay quân sự để trục xuất hơn 5.000 người bị Lực lượng Biên phòng giam giữ tại San Diego và El Paso, bang Texas.Thống kê của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) cho thấy hơn 1.000 người đã bị trục xuất hoặc hồi hương vào ngày 23/1, ngày thứ tư của chính quyền Trump.Trump cũng đã mở rộng phạm vi của việc trục xuất nhanh những người nhập cư không có giấy tờ, một chính sách đã được thực hiện trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông mà cựu Tổng thống Biden đã ngừng áp dụng.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp9x4jp85y3o
Sau 5 năm Brexit : Kinh tế Anh không tệ như lo ngại, nhưng số người nhập cư tăng mạnh
Hôm nay 31/01/2025 là tròn 5 năm ngày Anh Quốc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu (Brexit). Câu hỏi được nhiều người đặt ra là Brexit đã có những tác động tích cực và tiêu cực gì đối với nước Anh ? Từ Luân Đôn, thông tín viên RFI Emeline Vin cho biết nhận định của giới chuyên gia :« Về kinh tế, rất khó phân biệt đó là do đại dịch, khủng hoảng năng lượng hay là do Brexit. Nhưng kinh tế gia Jonathan Portes khẳng định : « Chúng ta có thể nói chắc chắn là Brexit đã có hệ quả tiêu cực. Ước tính thiệt hại GDP 5% là quá đà, nhưng theo phân tích của tôi, Brexit khiến chúng ta mất 2-3% GDP ».Rõ ràng là tác động không tệ như những gì người ta lo ngại. Trái lại, lời hứa hẹn quan trọng là Brexit giúp nước Anh giành lại quyền tự chủ thì đã trở thành hiện thực, theo Anand Menon, nhà khoa học chính trị và cũng là giám đốc của cơ quan tư vấn UK in a changing Europe (Anh Quốc ở một châu Âu đang thay đổi). Ông nói :
Máy bay American Airlines va chạm với trực thăng quân sự của Mỹ, ít nhất 18 người chết
Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA) cho biết một máy bay của hãng American Airlines đã va chạm trên không với một chiếc trực thăng ở Washington DC, ít nhất 18 người thiệt mạng. Các quan chức cảnh sát đã thông báo với CBS News, đối tác của BBC tại Mỹ, rằng 18 thi thể đã được đội tìm kiếm tìm thấy tại hiện trường vụ tai nạn và hiện chưa có người sống sót nào được tìm thấy. Hiện chưa có thông báo chính thức về số thương vong. Sự việc xảy ra khi máy bay này đang tiếp cận Đường băng 33 tại Sân bay Quốc gia Reagan Washington (DCA) vào khoảng 9 giờ tối giờ ngày 29/9 giờ địa phương. Theo CBS News, máy bay thương mại này đang chở 60 hành khách và bốn thành viên đội bay khi vụ va chạm xảy ra. Chiếc máy bay này là Bombardier CRJ700 của hãng PSA Airlines. Chiếc trực thăng quân sự nói trên là Sikorsky H-60, còn được gọi là Black Hawk, theo FAA. Trên trực thăng có ba quân nhân, một quan chức nói với CBS News.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c75z10nerego
Vụ máy bay đâm nhau ở Mỹ: tìm thấy hộp đen, toàn bộ 67 hành khách ‘có thể đã chết’
Các hộp đen của chiếc máy bay chở khách đâm vào trực thăng quân sự ở Washington DC đã được tìm thấy, trong bối cảnh ngày càng có nhiều câu hỏi được đặt ra về vấn đề nhân sự và các sự cố suýt xảy ra tại sân bay nơi chiếc máy bay đang hạ cánh.Thông thường, có hai người quản lý kiểm soát không lưu đối với trực thăng và máy bay hoạt động trong khu vực này – một trong những không phận được kiểm soát chặt chẽ nhất thế giới – nhưng theo các nguồn tin được đối tác của BBC tại Mỹ, CBS News, trích dẫn, chỉ có một người làm nhiệm vụ vào thứ Tư (29/1), thời điểm xảy ra vụ tai nạn.Giới chức cho biết họ vẫn đang điều tra nguyên nhân của vụ việc được cho là đã khiến tất cả 67 người trên hai máy bay thiệt mạng.Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) cho biết báo cáo sơ bộ sẽ được ban hành sau 30 ngày.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn0y9ze6rn7o
Chuyên gia: Chế tài của Trump có thể buộc Putin ngồi vào bàn đàm phán
Chỉ hai ngày sau khi nhậm chức tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai, ông Donald Trump hôm 22/1 một lần nữa kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin đàm phán để chấm dứt cuộc chiến “vô lý” với Ukraine, nhưng lần này ông đã thêm vào một lời đe dọa.“Nếu chúng ta không đạt được một ‘thỏa thuận’, và sớm thôi, tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc áp Thuế, Thuế quan và các chế tài cao đối với bất kỳ thứ gì mà Nga bán cho Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác có liên can”, ông Trump viết trên nền tảng mạng xã hội của mình, Truth Social.Ngày hôm sau, ông Trump cho báo giới biết Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã nói với ông rằng sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh. Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News được phát sóng cùng ngày, ông Trump nói rằng ông Zelenskyy “không phải là thiên thần” và “lẽ ra chớ nên để cho cuộc chiến này xảy ra”.Liệu chính quyền mới của Hoa Kỳ có đủ đòn bẩy kinh tế đối với Nga để buộc nước này phải kiến tạo hòa bình, hay ít nhất là đàm phán về hòa bình không?
Bằng hữu tương phùng? Tương lai khác cho mối quan hệ kỳ lạ giữa Trump và Kim Jong-un
Khi ông Donald Trump có những bước đi lịch sử đầu tiên vào lãnh thổ kẻ thù cùng ông Kim Jong-un, máy quay đã gặp khó khăn để lấy được một thước phim ổn định.Khi ấy là năm 2019.Tổng thống thứ 45 của Mỹ vỗ nhẹ vào cánh tay của nhà lãnh đạo Triều Tiên, và theo đúng kịch bản, ông Kim dẫn ông Trump qua lằn ranh phân đôi Triều Tiên và Hàn Quốc – hai quốc gia vẫn chưa chính thức kết thúc chiến tranh.Phía sau họ, trong khu vực Phi quân sự (DMZ) được bảo vệ nghiêm ngặt, mọi việc trở nên hỗn loạn khi các phóng viên truyền hình chen lấn để tìm được góc quay rõ ràng xuyên qua hàng rào vệ sĩ Triều Tiên đang có vẻ bất ngờ trước sự dồn dập của truyền thông Mỹ.Có lúc, một phóng viên đã yêu cầu sự giúp đỡ và thư ký báo chí Nhà Trắng phải kéo họ từ hàng rào an ninh để đến buổi chụp ảnh của ông Trump và ông Kim.Cuộc gặp này đã được tổ chức một cách vội vàng và rõ ràng là thế.”Tôi không bao giờ nghĩ sẽ gặp ông ở nơi này,” ông Kim nói với ông Trump.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn935n3vw35o
Ngoại trưởng Đan Mạch : Groenland không thuộc về Donald Trump
Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Loekke Rasmussen, hôm qua 28/01/2025, đã bác bỏ những đòi hỏi của tổng thống Mỹ Donald Trump muốn sáp nhập Groenland vào Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Rasmussen khẳng định “Groenland thuộc về Đan Mạch và theo luật quốc tế, chính người dân hòn đảo sẽ quyết định tương lai của mình”. Ông Rasmussen tuyên bố : “Donald Trump sẽ không có được Groenland. Groenland là Groenland, và người dân Groenland là một dân tộc được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế.”Trong chuyến thăm Berlin và Paris gần đây, thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cũng đã có phản ứng với những tuyên bố của chủ nhân Nhà Trắng và khẳng định bà đã nhận được “sự ủng hộ mạnh mẽ” từ các quốc gia châu Âu. Bà nhấn mạnh mặc dù Donald Trump đã có những phát biểu mơ hồ về việc sử dụng vũ lực hoặc áp đặt thuế quan để giành lấy Groenland, bà “không có lý do gì để tin rằng có một mối đe dọa quân sự nhắm vào Groenland hoặc Đan Mạch”. Thủ tướng Frederiksen nhấn mạnh việc tôn trọng chủ quyền các quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của cộng đồng quốc tế.Quan hệ giữa Copenhagen và Washington đang rất căng thẳng, đặc biệt là sau cuộc điện đàm giữa bà Frederiksen và ông Trump vào giữa tháng 1. Mặc dù được mô tả là “dài và thẳng thắn”, cuộc đối thoại này được các quan chức Đan Mạch coi là “khủng khiếp”.
Ukraine thụt lùi 100 năm vì xung đột với Nga
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho rằng, xung đột với Nga khiến Ukraine ‘bị thụt lùi mất 100 năm’.Trong cuộc phỏng vấn với kênh phát thanh Sirius XM hôm 30/1, ông Rubio cho hay Ukraine đang bị phá hủy do giao tranh với Nga, và cuộc xung đột cần phải được giải quyết nhanh chóng thông qua đàm phán.Ông Rubio cũng đã nhắc lại mong muốn của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc tìm ra giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Theo ông, Tổng thống Trump tin rằng cuộc xung đột “cần phải chấm dứt ngay bây giờ”.”Cần phải chấm dứt bằng đàm phán. Trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, cả 2 bên đều sẽ phải từ bỏ một điều gì đó”, ông Rubio nói. “Ukraine đang bị thụt lùi 100 năm. Lưới điện của họ đang bị xóa sổ. Và bạn biết có bao nhiêu người Ukraine đã rời khỏi Ukraine, đang sống ở các quốc gia khác không? Họ có thể không bao giờ trở về. Đó là tương lai của họ, và tương lai đó đang bị đe dọa”, ông Rubio cảnh báo.
Chiến tranh Ukraina: Liên Âu đồng thuận triển hạn lệnh trừng phạt Nga
Ngoại trưởng các nước Liên Hiệp Châu Âu hôm nay 27/01/2025 họp tại Bruxelles, Bỉ, để bàn về việc triển hạn các trừng phạt nhắm vào Nga vì xâm lược Ukraina. Lệnh trừng phạt hiện hành của Liên Âu hết hiệu lực vào ngày 31/01. Vào trưa nay, tất các thành viên Liên Âu đồng thuận triển hạn lệnh trừng phạt, cho dù trước đó, thủ tướng Hungary Viktor Orban, thân cận với Matxcơva, vẫn dọa phủ quyết, nếu Bruxelles không thuyết phục Ukraina mở lại đường ống trung chuyển khí đốt của Nga sang Trung Âu. Vào trưa nay, sau khi Liên Âu thông qua triển hạn trừng phạt Nga, lãnh đạo ngoại giao Liên Âu, bà Kaja Kallas, trên mạng xã hội X, khẳng định, “Châu Âu đã giữ lời hứa” và “các trừng phạt này sẽ tiếp tục làm cho Nga mất đi nguồn thu nhập để tài trợ chiến tranh”.
Dân Gaza đổ về miền bắc sau bước đột phá về thả con tin
Hàng chục ngàn người Palestine đã đổ về các tuyến đường chính dẫn về miền bắc Gaza hôm thứ Hai (27/1) sau khi Hamas đồng ý trao trả ba con tin người Israel vào cuối tuần này và lực lượng Israel bắt đầu rút khỏi hành lang chính qua vùng đất này.Đám đông người, trong đó có một số người bế trẻ sơ sinh trên tay hoặc mang theo những bọc đồ đạc trên vai, đi bộ về phía bắc, theo con đường chạy dọc bờ biển Địa Trung Hải.“Cảm giác như tôi được tái sinh và chúng tôi lại chiến thắng”, một bà mẹ Palestine, Umm Mohammed Ali, một người trong đoàn người dài hàng dặm di chuyển chậm rãi trên con đường ven biển, nói. Các nhân chứng cho biết những cư dân đầu tiên đã đến thành phố Gaza vào sáng sớm sau khi điểm giao đầu tiên ở trung tâm Gaza mở cửa lúc 7 giờ sáng. Một điểm giao khác mở cửa khoảng ba giờ sau đó, cho phép xe cộ đi vào.
https://www.voatiengviet.com/a/7951713.html
Ông Trump áp trừng phạt, Colombia nhượng bộ vụ nhận người nhập cư bị trục xuất
Tổng thống Colombia Gustavo Petro hôm 26/1 tuyên bố sẽ “cấm cửa” các máy bay quân sự Mỹ chở những người bị trục xuất trừ khi Washington thiết lập “cơ chế đối xử tôn trọng với người di cư”. Tổng thống Mỹ Trump nhanh chóng đáp trả bằng cách thông báo áp thuế đối với hàng hóa xuất xứ Colombia và hạn chế cấp thị thực cho các quan chức của nước này. Sau đó trong ngày 26/1, Bogota thông báo, Tổng thống Petro sẽ cử máy bay đến đón những công dân Colombia bị trục xuất sau khi máy bay Mỹ chở họ hạ cánh xuống quốc gia Nam Mỹ này. Theo đài RT, bất chấp động thái nhượng bộ trên, trong một thông điệp mới đăng tải trên mạng xã hội X hôm nay (27/1), ông Petro đã lên án sự ép buộc của Washington.“Các người có thể sử dụng sức mạnh kinh tế và sự kiêu ngạo của mình để cố gắng dàn dựng một cuộc đảo chính giống như các người đã làm với Allende (ám chỉ đến cuộc đảo chính quân sự năm 1973 do CIA hậu thuẫn ở Chile, dẫn đến cái chết của Tổng thống Salvador Allende). Tôi dù chết cũng sẽ bảo vệ các nguyên tắc của mình. Tôi từng trải qua việc bị tra tấn và tôi sẽ đương đầu với các người. Các người sẽ không bao giờ thống trị được chúng tôi”
Đồng minh phản đối việc ông Trump cắt đội bảo vệ cựu quan chức
MỹCác thượng nghị sĩ Cotton, Graham kêu gọi Tổng thống Trump cân nhắc lại quyết định cắt đội bảo vệ của loạt cựu quan chức, do họ vẫn đối mặt nhiều nguy cơ.Trong cuộc phỏng vấn ngày 26/1, thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton, chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viên Mỹ và là người trung thành với Tổng thống Donald Trump, khuyến khích ông chủ Nhà Trắng “xem xét lại” quyết định cắt đội bảo vệ cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, cựu ngoại trưởng Mike Pompeo và Brian Hook, cựu cố vấn chính sách cấp cao của ông Pompeo.Đây là những quan chức trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump đã tham gia lập kế hoạch vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) hạ sát tướng Iran Qassem Soleimani tháng 1/2020. “Những ai tham gia cuộc tập kích nhằm vào Qassem Soleimani vẫn phải đối mặt với mối đe dọa hiện hữu. Đó là sự thật”, ông Cotton nói. “Iran quyết tâm trả thù tất cả những người này”.
https://vnexpress.net/dong-minh-phan-doi-viec-ong-trump-cat-doi-bao-ve-cuu-quan-chuc-4843848.html
Miến Điện: Tập đoàn quân sự cầm quyền triển hạn thêm 6 tháng tình trạng khẩn cấp
Tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện hôm nay 31/01/2025 triển hạn thêm 6 tháng tình trạng khẩn cấp. Lệnh hiện hành hết hạn vào nửa đêm thứ Sáu. Triển hạn tình trạng khẩn cấp đồng nghĩa với việc tổ chức bầu cử, mà tập đoàn quân sự cầm quyền đã hứa từ khi lật đổ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi hôm 01/02/2021, sẽ tiếp tục bị đình hoãn. Theo AFP, toàn thể thành viên Hội đồng Quốc phòng do tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo tập đoàn quân sự đứng đầu, đã nhất trí kéo dài tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh quân đội đang gặp khó khăn trước đà tiến của các phe vũ trang đối lập thuộc các sắc tộc thiểu số và các lực lượng ủng hộ dân chủ.Ngày mai 01/02 là đúng 4 năm kể từ khi quân đội Miến Điện tiến hành đảo chính. Kể từ đó, 6.230 thường dân Miến Điện đã thiệt mạng, 3,5 triệu người buộc phải tản cư và 20 triệu người (1/3 dân số cả nước) cần được cứu trợ nhân đạo. Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc vẫn bế tắc về hồ sơ Miến Điện, chủ yếu do lá phiếu phủ quyết của Trung Quốc, 1 trong 5 thành viên thường trực tại Hội Đồng Bảo An.
Nga kiểm soát khu định cư Novoolizavetovka, EU áp thêm trừng phạt lên Moscow
Hãng tin TASS hôm nay (29/1) cho hay, các đơn vị thuộc Sư đoàn xe tăng số 90 Nga đã kiểm soát khu định cư Novoolizavetovka thuộc địa phận tỉnh Donetsk từ tay quân Ukraine. “Trong hoạt động tấn công, các đơn vị xung kích với sự hỗ trợ từ máy bay không người lái đã phá hủy nhiều hỏa điểm và các đài quan sát chỉ huy của đối phương, đồng thời pháo binh cũng được sử dụng để vô hiệu hóa các vị trí quân Ukraine. Các nhóm lính xung kích đã lần lượt dọn dẹp nhiều căn nhà và kiến trúc là nơi trú ẩn của binh sĩ đối phương…”, thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga viết.Dù quân đội Kiev tới nay chưa bình luận về nội dung thông cáo từ phía Nga, nhưng theo bản đồ cập nhật được trang Deep State của Ukraine công bố hôm nay thì quân Nga đã kiểm soát toàn bộ khu định cư Novoolizavetovka.
Nga chỉ trích kế hoạch phát triển ‘Vòm sắt’ của ông Trump
Nga lên án sắc lệnh của Tổng thống Trump về việc xây dựng lá chắn phòng thủ tên lửa mới, cáo buộc Mỹ muốn phá vỡ cán cân hạt nhân toàn cầu và mở đường cho đối đầu trên không gian.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 31/1 cho rằng kế hoạch phát triển “Vòm sắt Mỹ” sẽ cản trở triển vọng đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân, điều mà cả Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều tuyên bố họ ủng hộ.”Kế hoạch của Mỹ trực tiếp vạch ra mục tiêu tăng cường đáng kể kho vũ khí hạt nhân và phương tiện tiến hành các hoạt động tác chiến ngoài vũ trụ, trong đó có việc phát triển và triển khai các hệ thống đánh chặn trên không gian”, bà Zakharova phát biểu tại họp báo ở Moskva. “Chúng tôi coi đây là một tín hiệu về việc Mỹ đang tập trung biến không gian vũ trụ thành đấu trường xung đột vũ trang và triển khai vũ khí ở đó”.
https://vnexpress.net/nga-chi-trich-ke-hoach-phat-trien-vom-sat-cua-ong-trump-4844658.html
Mỹ mạnh tay cắt viện trợ, cơ hội cho Nga-Trung lôi kéo quốc tế về « các nước phương Nam »
Trong một chục ngày đầu ở Nhà Trắng, mỗi ngày tổng thống Trump đều đưa ra một biện pháp mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân Mỹ hay của nhiều quốc gia trên thế giới, những nước lệ thuộc vào viện trợ, vào ô dù an ninh hay giao thương với Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Marco Rubio hôm 24/01/2025 chính thức thông báo Washington tạm hoãn các chương trình viện trợ cho nước ngoài, theo như sắc lệnh Donald Trump ban hành ngay sau khi nhậm chức cho nhiệm kỳ thứ hai. Các chương trình viện trợ của Mỹ đã bắt đầu sa thải nhân viên, đóng cửa hoặc chuẩn bị ngừng hoạt động : 60 lãnh đạo USAID – Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ, với ngân sách 42 tỷ đô la và tổng cộng 10.000 nhân viên, đã bị đình chỉ công tác từ hôm đầu tuần và ở cấp thấp hơn, các nhân viên của USAID được kêu gọi chuẩn bị tinh thần.
Hamas nêu tên các con tin sẽ được trao trả cho Israel vào thứ Bảy
Nhóm chiến binh Palestine Hamas hôm thứ Sáu (31/1) cho biết họ sẽ trao trả cho Israel cha của những con tin nhỏ tuổi nhất bị bắt giữ trong cuộc tấn công vào Israel ngày 7/10/2023 và hai người khác, bao gồm một công dân Mỹ, trong cuộc trao đổi con tin tiếp theo để lấy tù nhân Palestine.Yarden Bibas, Keith Siegel và Ofer Kalderon sẽ được trao trả vào thứ Bảy, người phát ngôn của cánh vũ trang Hamas Abu Obeida cho biết trong một bài đăng trên kênh Telegram.Yarden Bibas là cha của bé Kfir, mới chín tháng tuổi khi bị bắt cóc, và Ariel, bốn tuổi vào thời điểm xảy ra cuộc tấn công xuyên biên giới.Không có thông tin gì về số phận của Kfir và Ariel, hoặc về mẹ của chúng là Shiri, người bị bắt cùng lúc. Hamas cho biết vào cuối năm 2023 rằng họ đã thiệt mạng trong cuộc ném bom của Israel, trong những tháng đầu của cuộc chiến tranh Gaza.