Nhân dịp Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron đến thăm Việt Nam: Các tổ chức Người Việt tại Pháp/ Âu Châu kêu gọi Tổng thống Pháp yêu sách Hà nội tôn trọng nhân quyền
Kính Thưa Tổng Thống,
Chúng tôi, 14 tổ chức Pháp-Việt đồng ký tên dưới đây, trân trọng đề nghị Ngài đặt việc bảo vệ nhân quyền và dân chủ làm trọng tâm trong chuyến thăm chính thức của Ngài tới Việt Nam vào các ngày 26 và 27 tháng 5 sắp tới.
Nhà cầm quyền tại Việt Nam gần đây đã tổ chức long trọng lễ kỷ niệm 50 năm chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên, chiến thắng quân sự này không đồng nghĩa với sự chấm dứt đau khổ cho một bộ phận lớn người dân Việt Nam. Chính sách đàn áp mà phe chiến thắng áp đặt tại miền Nam Việt Nam đã dẫn đến làn sóng hàng trăm ngàn người vượt biên để tìm tự do.
Chúng tôi là một phần trong số đó. Chúng tôi đã liều tất cả — mạng sống của chính mình và gia đình — để chạy trốn một chế độ đàn áp. Nước Pháp đã đưa tay cứu giúp, thông qua các tổ chức như Médecins du Monde, và đã trao cho chúng tôi nơi trú ẩn, sự an toàn và một tương lai. Những người Pháp gốc Việt, từng là người tị nạn chính trị, sẽ mãi mãi biết ơn sâu sắc đối với quê hương thứ hai của mình.
Dù đã hội nhập hoàn toàn vào xã hội Pháp, chúng tôi vẫn giữ tình cảm sâu sắc với quê hương — một đất nước vẫn chưa có tự do và dân chủ thực sự. Đến năm 2025, người Việt Nam vẫn tiếp tục bỏ trốn khỏi đất nước một cách bí mật, tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn nơi khác. Một số người đã đến Calais, mong vượt qua eo biển Manche bằng những con thuyền tạm bợ.
40 hay 50 năm trước, người ta vượt biển trốn chạy chế độ đàn áp. Ngày nay, người ta vẫn tiếp tục bỏ trốn khỏi một chế độ độc tài, đầy rẫy tham nhũng và giám sát nghiêm ngặt. Xã hội bị Đảng Cộng sản khống chế, và nếu không là đảng viên, người dân rất khó để có một tương lai xứng đáng.
Bất chấp những cởi mở kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn duy trì kiểm soát nghiêm ngặt đối với đời sống chính trị và các quyền tự do dân sự. Nhiều công dân bị cầm tù chỉ vì bày tỏ ý kiến phê phán chính quyền — điều này vi phạm các cam kết quốc tế của Việt Nam. Pháp đã nêu rõ quan điểm này trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam tại Genève vào tháng 5 năm 2024.
Nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5/2025, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho biết Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm cuối bảng xếp hạng tự do báo chí (hạng 173 trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ). Về phần mình, Human Rights Watch cho biết có hơn 170 tù nhân chính trị tại Việt Nam chỉ vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ.
Hiện nay, Việt Nam cần đến Pháp và Liên minh châu Âu hơn là ngược lại. Nhân chuyến công du của Ngài, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi Ngài lên tiếng thay mặt cho nước Pháp, yêu cầu trả tự do cho các tù nhân lương tâm, trong đó có: Phạm Đoan Trang, Nguyễn Chí Tuyến , Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, Bùi Tuấn Lâm, Nguyễn Năng Tĩnh, Phạm Chí Dũng, Lê Minh Thể, Đinh Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị NgọcHạnh, Dương Khắc Minh, Huỳnh Đức Thanh Bình, Phạm Trần Phong Vũ, Lưu Văn Vịnh, Đặng Đăng Phước, Trần Văn Bang, Dương Tuấn Ngọc, Vũ Khắc Minh.
Chúng tôi xin gửi đến Tổng Thống lời kính trọng cao nhất.
Nhóm “50 Năm Vì Tự Do và Dân Chủ” gồm 14 hội đoàn / tổ chức Pháp-Việt.
Danh sách 14 hội đoàn / tổ chức ký tên:
- Hội Ái Hữu Việt Nam tại Saint Quentin Yveline
- Câu lạc bộ Văn hóa Việt Nam tại Paris
- Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Pháp
- Cộng đồng Người Việt Tị nạn Chính trị tại Châu Âu
- Đảng Việt Tân
- Hội Thanh Niên Việt Nam Tỵ Nạn
- Hội Thanh Niên Việt Nam tại Paris
- Hội Vì Việt Nam Tự Do
- Liên Minh Dân Chủ Việt Nam
- Phong Trào Tinh Thần Trần Văn Bá
- Thư viện Diên Hồng
- Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris
- Văn phòng Liên Lạc các Hội Đoàn Người Việt
- Việt Nam Nam Quốc Dân Đảng
****
Tiếng Pháp:
Monsieur le Président de la République,
Nous, 14 organisations franco-vietnamiennes signataires de la présente lettre, vous demandons respectueusement de placer la défense des droits humains et de la démocratie au cœur de votre visite officielle au Vietnam, les 26 et 27 mai prochains.
Les autorités vietnamiennes ont récemment célébré avec faste le 50e anniversaire de la fin de la guerre. Pourtant, cette victoire militaire n’a pas marqué la fin des souffrances pour une grande partie de la population vietnamienne. La politique de répression appliquée par le camp des vainqueurs au Sud-Vietnam a entraîné l’exil de centaines de milliers de personnes en quête de liberté.
Nous étions de ceux-là. Nous avons tout risqué – nos vies, celles de nos familles – pour fuir un régime oppressif. La France nous a tendu la main, nous a secourus grâce à l’engagement d’organisations comme Médecins du Monde, et nous a offert refuge, sécurité et avenir. Les Français d’origine vietnamienne, anciens réfugiés politiques, conserveront à jamais une profonde gratitude envers leur pays d’accueil.
Bien que pleinement intégrés à la société française, nous restons profondément attachés à notre pays d’origine, qui ne connaît toujours pas la liberté et la démocratie véritables. Aujourd’hui encore, en 2025, des Vietnamiens tentent de fuir clandestinement leur pays pour chercher ailleurs une vie meilleure. Certains se retrouvent à Calais, espérant traverser la Manche à bord d’embarcations de fortune.
Il y a 40 – 50 ans, on fuyait la répression politique par la mer. Aujourd’hui, on continue de fuir un régime de dictature, gangrené par la corruption et où la surveillance est omniprésente. La société est verrouillée par le Parti communiste et sans en être membre, il est difficile d’y envisager un avenir décent.
Malgré une ouverture économique, le Parti communiste vietnamien maintient un strict contrôle sur l’espace politique et les libertés civiles. De nombreux citoyens sont emprisonnés pour avoir simplement exprimé des critiques envers les autorités, une situation contraire aux engagements internationaux du Vietnam. La France l’a d’ailleurs rappelé avec fermeté en mai 2024, lors de l’Examen Périodique Universel (EPU) du Vietnam à Genève.
À l’occasion de la Journée mondiale de la liberté de la presse du 3 mai 2025, l’organisation Reporters Sans Frontières a indiqué que le Vietnam continue de se classer parmi les derniers du nouveau classement de liberté de la presse (173e rang sur 180 pays et territoires). De son côté, Human Rights Watch dénombre plus de 170 prisonniers politiques incarcérés simplement pour avoir exercé leurs droits fondamentaux de liberté d’expression.
Le Vietnam a aujourd’hui davantage besoin de la France et de l’Union Européenne que l’inverse. À l’occasion de votre visite, nous vous prions instamment de faire entendre la voix de la France en faveur de la libération de prisonniers d’opinion, parmi lesquels : Pham Doan Trang, Nguyen Chi Tuyen, Can Thi Theu, Trinh Ba Tu, Trinh Ba Phuong, Bui Tuan Lam, Nguyen Nang Tinh, Pham Chi Dung, Le Minh The, Đinh Thi Thu Thuy, Nguyen Thi Ngoc Hanh, Duong Khac Minh, Huynh Đuc Thanh Binh, Phạm Tran Phong Vu, Luu Van Vịnh, Dang Dang Phuoc, Tran Van Bang, Duong Tuan Ngoc.
Nous vous prions d’agréer, Monsieur le Président de la République, l’expression de notre très haute considération.
A Paris, le 16 mai 2025,
Le Collectif « 50 ans pour la Liberté et la Démocratie », regroupant 14 associations/organisations franco-vietnamiennes
Contact : tranhdauchotudo@gmail.com
Liste des 14 associations/organisations signataires :
Amicale Vietnamienne de Saint Quentin Yvelines
Club Culturel Vietnamien de Paris
Communauté des Vietnamiens Libres en France
Communauté des Vietnamiens Réfugiés Politiques en Europe
Parti pour la Réforme du Vietnam
Association des Jeunes Vietnamiens de France
Association des Jeunes Vietnamiens de Paris
Mouvement Pour Un Vietnam Libre Alliance pour la Démocratie au Vietnam
Association Tran Van Ba – Liberté et Démocratie
Bibliothèque Diên Hông
Association Générale des Etudiants Vietnamiens de Paris
Bureau de Liaison des Associations Vietnamiennes
Parti National Populaire du Vietnam
***
Tiếng Đức:
An Frau Ursula von der Leyen
Präsidentin der Europäische Kommission.
Sehr geehrte Präsidentin der Europäischen Kommission,
Wir, die 14 unterzeichnenden europäisch-vietnamesischen Organisationen, bitten Sie respektvoll, den Schutz der Menschenrechte und der Demokratie in den Mittelpunkt Ihres offiziellen Besuchs in Vietnam am 26. und 27. Mai zu stellen.
Die Behörden in Vietnam hielten kürzlich eine feierliche Zeremonie zum 50. Jahrestag des Kriegsendes ab. Dieser militärische Sieg bedeutete jedoch nicht das Ende des Leidens für einen großen Teil der vietnamesischen Bevölkerung. Die repressive Politik der Siegermächte in Südvietnam führte zu einer Welle von Hunderttausenden Menschen, die auf der Suche nach Freiheit aus dem Land flohen.
Wir gehörten zu diesen Menschen. Wir haben alles riskiert – unser Leben und das unserer Familien –, um dem unterdrückerischen Regime zu entkommen.
Frankreich und andere Länder in Europa wie Deutschland haben uns durch Organisationen wie Médecins du Monde oder Cap Anamur geholfen und uns Schutz, Sicherheit und eine Zukunft gegeben. Franzosen oder Deutschen mit vietnamesischer Herkunft, die politische Flüchtlinge waren, werden ihrer zweiten Heimat für immer zutiefst dankbar sein.
Obwohl wir vollständig in die hiesigen Gesellschaften integriert sind, bleiben wir unserem Herkunftsland tief verbunden – einem Land, das bis heute keine wirkliche Freiheit und Demokratie kennt. Auch im Jahr 2025 versuchen Vietnamesen weiterhin, heimlich aus ihrem Land zu fliehen, um anderswo ein besseres Leben zu suchen.
Vor 40 oder 50 Jahren floh man über das Meer vor politischer Repression. Heute flieht man weiterhin vor einem diktatorischen Regime, das von Korruption untergraben ist und in dem Überwachung allgegenwärtig ist. Die Gesellschaft wird von der Kommunistischen Partei kontrolliert, und ohne Mitglied zu sein, ist es kaum möglich, eine würdevolle Zukunft aufzubauen.
Trotz wirtschaftlicher Öffnung übt die Kommunistische Partei Vietnams weiterhin strikte Kontrolle über das politische Leben und die bürgerlichen Freiheiten aus. Viele Bürger werden allein deshalb inhaftiert, weil sie Kritik an den Behörden geäußert haben – eine Praxis, die den internationalen Verpflichtungen Vietnams widerspricht. Frankreich hat dies im Mai 2024 während der Universellen Periodischen Überprüfung (UPR) in Genf mit Nachdruck zur Sprache gebracht.
Anlässlich des Internationalen Tages der Pressefreiheit am 3. Mai 2025 wies die Organisation Reporter ohne Grenzen darauf hin, dass Vietnam weiterhin zu den Schlusslichtern im neuen Pressefreiheitsranking gehört (Platz 173 von 180 Ländern und Gebieten). Human Rights Watch zählt über 170 politische Gefangene, die allein deshalb inhaftiert sind, weil sie ihr Grundrecht auf Meinungsfreiheit ausgeübt haben.
Vietnam ist heute mehr denn je auf Frankreich und die Europäische Union angewiesen – nicht umgekehrt. Anlässlich Ihres Besuchs in Vietnam fordern wir Sie eindringlich auf, die Stimme Frankreichs und der Europäische Union für die Freilassung von Gewissensgefangenen zu erheben, darunter: Pham Doan Trang, Nguyen Chi Tuyen, Can Thi Theu, Trinh Ba Tu, Trinh Ba Phuong, Bui Tuan Lam, Nguyen Nang Tinh, Pham Chi Dung, Le Minh The, Đinh Thi Thu Thuy, Nguyen Thi Ngoc Hanh, Duong Khac Minh, Huynh Đuc Thanh Binh, Phạm Tran Phong Vu, Luu Van Vinh, Dang Dang Phuoc, Tran Van Bang, Duong Tuan Ngoc.
Bitte akzeptieren Sie, Frau Präsidentin der Europäischen Kommission, den Ausdruck unseres höchsten Respekts.
Paris / Frankfurt 16/05/2025
Das Kollektiv „50 Jahre für Freiheit und Demokratie“, ein Zusammenschluss von 14 europäisch-vietnamesischen Organisationen
Contact : tranhdauchotudo@gmail.com
Liste der 14 unterzeichnenden Vereinigungen/Organisationen :
Vietnamesischer Freundschaftsverein von St Quentin en Yvelines Vietnamesischer Kulturklub von Paris
Gemeinschaft der freien Vietnamesen in Frankreich
Gemeinschaft der vietnamesischen politischen Flüchtlinge in Europa Vietnam Reform Partei
Vereinigung der jungen Vietnamesen in Frankreich
Vereinigung der jungen Vietnamesen in Paris
Bewegung für ein freies Vietnam
Allianz für Demokratie in Vietnam
Vereinigung Tran Van Ba – Freiheit und Demokratie
Diên-Hông-Bibliothek
Allgemeine Vereinigung der vietnamesischen Studenten in Paris Koordinationsbüro der vietnamesischen
Vereinigungen Nationale Volkspartei Vietnams
***
Tiếng Anh:
Dear Mrs President of the European Commission,
We, the 14 undersigned European-Vietnamese organizations, respectfully urge you to place the defense of human rights and democracy at the heart of your official visit to Vietnam on May 26 and 27.
The Vietnamese authorities recently celebrated, with great pomp, the 50th anniversary of the end of the war. However, this military victory did not mark the end of suffering for a large part of the Vietnamese population. The policy of repression implemented by the victorious side in South Vietnam led to the exile of hundreds of thousands of people in search of freedom.
We were among those people. We risked everything — our lives and those of our families — to escape the oppressive regime.
France, Germany and other European countries, helped us through organizations like Médecins du Monde or Cap Anamur and gave us protection, safety, and a future. French, German and other European citizens of Vietnamese origin who were political refugees will always remain deeply grateful to their second homeland.
Although we are fully integrated into the society of European host countries, we remain profoundly attached to our country of origin — a country that still does not enjoy genuine freedom and democracy. Even today, in 2025, Vietnamese citizens continue to flee their country clandestinely in search of a better life elsewhere. Some end up in Calais, hoping to cross the English Channel in makeshift boats.
Forty – fifty years ago, people fled political repression by sea. Today, they continue to flee a dictatorial regime, plagued by corruption and where surveillance is pervasive. Society is tightly controlled by the Communist Party, and without being a member, it is difficult to envision a decent future.
Despite economic liberalization, the Vietnamese Communist Party maintains strict control over political space and civil liberties. Many citizens are imprisoned simply for voicing criticism of the authorities — a situation that violates Vietnam’s international commitments. European countries reaffirmed this stance firmly in May 2024 during Vietnam’s Universal Periodic Review (UPR) in Geneva.
On the occasion of World Press Freedom Day (May 3, 2025), Reporters Without Borders stated that Vietnam continues to rank among the lowest in the global press freedom index (173rd out of 180 countries and territories). For its part, Human Rights Watch counts over 170 political prisoners currently detained for exercising their fundamental right to freedom of expression.
Today, Vietnam needs the European Union more than the European Union needs Vietnam. On the occasion of your visit, we strongly urge you to make Europe’s voice heard in favor of the release of prisoners of conscience, including: Pham Doan Trang, Nguyen Chi Tuyen, Can Thi Theu, Trinh Ba Tu, Trinh Ba Phuong, Bui Tuan Lam, Nguyen Nang Tinh, Pham Chi Dung, Le Minh The, Đinh Thi Thu Thuy, Nguyen Thi Ngoc Hanh, Duong Khac Minh, Huynh Đuc Thanh Binh, Pham Tran Phong Vu, Luu Van Vinh, Dang Dang Phuoc, Tran Van Bang, Duong Tuan Ngoc.
Please accept, Mrs President of the European Commission, the expression of our highest consideration.
Paris / Frankfurt, 16/05/2025
The Collective “50 Years for Freedom and Democracy”, comprising 14 European-Vietnamese associations/organizations
Contact : tranhdauchotudo@gmail.com
List of the 14 signatory associations/organizations:
- Vietnamese Friendship Association of St Quentin en Yvelines
- Vietnamese Cultural Club of Paris
- Community of Free Vietnamese in France
- Community of Vietnamese Political Refugees in Europe
- Vietnam Reform Party
- Association of Young Vietnamese in France
- Association of Young Vietnamese in Paris
- Movement for a Free Vietnam
- Alliance for Democracy in Vietnam
- Association Tran Van Ba – Freedom and Democracy
- Diên Hông Library • General Association of Vietnamese Students in Paris • Liaison Office of Vietnamese Associations
- National Popular Party of Vietnam