„Việt Nam mặc dù tăng học phí nhưng chỉ đào tạo ra một đám ngu đần. Lỗi chất lượng không nằm ở học phí mà xuất phát từ cơ chế quản lý của nhà nước.“

Ku Búa

Hồi nãy tôi coi học phí của các trường đại học ở Sài Gòn và vô cùng sốc khi nó đã vượt lên cả trăm triệu mỗi năm. Lãnh đạo giáo dục thì lý luận rằng học phí thấp thì không thể nào bảo đảm được chất lượng đào tạo. Ví dụ một khoá học ở Việt nam sinh viên chỉ trả $650, trong khi đó ở Mỹ thì phải trả $19,000. Thoạt đầu thì nghe rất có lý, nhưng đây là cách chối bỏ trách nhiệm để làm lơ đi vấn đề chính.

Nếu học phí sinh viên hay học sinh đóng quyết định giáo dục thì những nước Châu Âu với mức học phí gần không đáng lẽ ra phải có nền giáo dục tồi tệ. Ngược lại, với mức học phí trên trời so với thu nhập người dân ở Việt Nam thì các trường đại học trong nước phải đứng trong các bảng xếp hạng.

Xin lấy Châu Âu hoặc mô hình của các nước Anglo-Saxon làm ví dụ.

1. Chương trình phổ thông do bộ giáo dục quyết định nhưng tư nhân chọn cách giảng dạy.

2. Bộ giáo dục riêng với chính phủ cầm quyền. Thủ tướng/tổng thống chọn bộ trưởng nhưng không có quyền thay đổi chương trình.

3. Chính quyền không can thiệp vào nội dung giảng dạy.

4. Chính phủ là bên chi trả học phí và kinh phí vận hành nhưng không quyết định nội bộ trường.

5. Học phí miễn phí hoặc thấp cho công dân.

6. Ở các nước Anh, Úc, New Zealand thì sinh viên nợ học phí và đi làm trả sau.

7. Các trường đại học có thể tự đưa ra chương trình, tách ly quyết định khỏi chính phủ.

8. Các trường có câu lạc bộ chính trị riêng, cũng như đảng phái sinh viên riêng. Nhưng không ai độc quyền tư tưởng.

9. Mỗi năm có 2 học kỳ, mỗi học kỳ học tầm 4-5 môn.

10. Sinh viên được khuyến khích có thời gian giao lưu và tự học.

Nguỵ biện học phí quyết định giáo dục chỉ đúng nếu các trường có quyền tự chủ về chương trình và tài chính. Nhưng ở Việt Nam thì tất cả đều do chính quyền quyết định. Điều duy nhất các trường được tự do làm làm tăng học phí. Tận thu nhưng không tận dạy, tận chi nhưng không tận đào tạo.

Cho nên hiện tại học phí ở các trường đại học đã vượt mức thu nhập vài lần. Sau đây là vài ví dụ cho học phí của một bằng hệ cử nhân:

1. Đại học FPT: 55tr/năm.

2. Đại học Hoa Sen: 60tr/năm.

3. Đại học Tôn Đức Thắng: 45tr/năm.

4. Đại học Kinh Tế Tài Chính: 60tr/năm.

5. RMIT Vietnam (trường quốc tế): 250tr/năm.

Nạn tăng giá học phí đã vượt mức lạm phát cả chục lần. Với mức thu nhập bình quân 50tr/năm, các gia đình Việt Nam đang phải chi trả hơn toàn bộ thu nhập của mình để con cái được đến trường. Nếu học phí cao quyết định chất lượng đào tạo thì đất nước này đã có một thế hệ nhân tài. Còn Châu Âu với học phí gần không phải là xã hội thối nát, Mỹ với học phí trung bình $20,000/năm (phân nửa thu nhập bình quân) đang có chất lượng tồi tệ.

Nhưng không. Việt Nam mặc dù tăng học phí nhưng chỉ đào tạo ra một đám ngu đần. Lỗi chất lượng không nằm ở học phí mà xuất phát từ cơ chế quản lý của nhà nước. Học phí không quyết định chất lượng, chỉ chính sách quản lý của chính quyền mới làm được điều đó. 

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

23.07.2019