« Bạn hữu thần, tôi kẻ vô thần, chúng ta hãy cùng nhau nguyện cầu cho Việt tộc có ý nguyện của nhân phẩm, có ý lực của nhân vị, làm nên ý muốn của nhân bản, với ý định của nhân tri có nhân đạo của nhân nghĩa… »
Lê Hữu Khóa
Có ai biết người nguyện cầu, họ nguyện cầu gì ? Chỉ có họ mới biết sâu xa nguồn cội sự nguyện cầu của họ, cho nên chúng ta tránh suy đoán của chúng ta biến thành võ đoán về kẻ đang nguyện cầu. Nguyện hình như rèn luyện một ý muốn để biến nó thành ý lực ; cầu hình như là gởi mong cầu vào một niềm tin, và niềm tin đó có khi dính dáng tới tôn giáo, thượng đế, có khi không hề dính dáng gì tôn giáo, thượng đế.
Nhưng câu chuyện nguyện cầu mà tôi muốn kể tại đây trước hết là chuyện của chúng ta, chẳng hạn như tôi đây bị xếp loại là vô thần, tức là không tin có thương đế, nên không theo một tôn giáo nào, nhưng tôi thấy hình ảnh (từ tướng mạo tới phong cách tạo ra chân dung) của kẻ đang nguyện cầu thật đẹp ! Cái đẹp rất trong sáng của nội lực biết tạo dựng niềm tin cho chính mình. Và các nghệ sĩ đã thấy rỏ và cảm nhận được vẻ đẹp này, họ để lại những áng văn, nhưng câu thơ, những tạo hình từ hội họa tới điêu khắc, để ghi rỏ, nói sâu, vẽ đẹp, khắc sâu về động thái có trong hành tác của kẻ đang cầu nguyện.
Vô thần nhưng không vô tri, nên không hề vô giác để trở thành vô cảm, nên khi chúng ta thấy một người đang nghiêm khẩn cầu nguyện, chính chúng ta cũng phải nghiêm túc khi đứng gần, ngồi cạnh họ. Chính sự thành khẩn của kẻ đang nguyện cầu đưa chúng ta vào một không gian nhân sinh luôn cần chổ dựa vào một niềm tin để gìn giữ nhân phẩm. Những người đang cầu nguyện có quyền hỏi chúng ta những kẻ vô thần (nhưng luôn muốn nhìn để thấy, hiểu để thấu nổi khổ niềm đau của đồng loại) là : niềm tin của chúng ta là gì ? Nó đang ở đâu ? Nó có chổ đứng hàng ngày trong tâm can chúng ta không ?
Người mẹ tinh thần của tôi là điêu khắc gia Điềm Phùng Thị, cũng bị xếp vào nhân loại vô thần, nhưng bà làm thật nhiều tác phẩm về chân dung, diện mạo, hình tướng của người Việt trong vị thế nguyện cầu, để dựng lên nhân vị người Việt thành khẩn, nghiêm cẩn trước cuộc sống, tin vào cuộc sống như tin vào sự tự tin của chính mình là phải bảo vệ nhân cách dù nhân thế đang chịu bao vật đổi sao dời. Trong thế kỷ XX vừa qua, người mẹ tinh thần này đưa lên hình tượng của Việt tộc cầu nguyện cho hòa bình sẻ tới, phải tới vì chiến tranh phải chấm dứt ! Trong hình thể điêu khắc của bà : ý nguyện là ý lực ! Ý lực về sự sống có ý chí muốn sống : sống lành, sống đẹp trước tàn phá và truy diệt của chiến tranh như quỷ dử đang muốn xóa hủy nhân sinh để xóa sổ nhân tính lẩn nhân phẩm…Các bạn nhớ xem lại để nhìn kỷ chân dung, diện mạo người Việt trong các tác phẩm của điêu khắc gia Điềm Phùng Thị, để thấy người Việt yêu hòa bình như thế nào nhé.
Người thầy mỗi ngày sống trong cỏi tâm linh nhiều hơn trong cỏi thực của đời thực trong một xã hội thực đầy kỳ thị, dầy thị phi đó chính là thi sĩ Hàn Mạc Tử, khi người thầy cỏi tâm linh này hằng ngày phải tìm cách thoát ra khỏi một xã hội đã làm ông dở sống, dở chết, tức là sống không sống mà chết không ra chết, và ông đã chọn nhân vị trong nguyện cầu :
Lạy Mẹ Maria linh hồn con ớn lạnh.
Rung như rung thần tử thấy long nhan…
Nếu bạn là người hữu thần, tin vào thương đế, vào tôn giáo, thì bạn sẽ thấy Hàn Mạc Tử đang quỳ gối trước ĐứcMẹ Maria; còn nếu bạn là kẻ vô thần như tôi, bạn sẻ có một diễn luận khác để có một giãi luận khác, nơi mà nhân sinh đang ở trong họa nạn, trong cô đơn tuyệt đối làm nên ớn lạnh trong cô độc, cô thế ngay trong chính nhân loài của mình. Mình đang sống với đồng loại của mình sao mình lại cô đơn, cô độc, thân cô rồi thế cô tới như vầy!
Chính tôi đây, sau Hàn Mạc Tử một thế kỷ, đang rơi sâu (Ai mang tôi bỏ giữa trời sâu?) vào cô đơn, cô độc khi tháng này tôi (kẻ vô thần) đã thắp hương, cúi đầu nghiêm cẩn nguyện cầu trước vong linh của 39 đồng bào bất hạnh, tử vong trong tủi nhục của ớn lạnh; những đồng bào phải bỏ quê hương để lén lút tới một quê hương xa lạ là Anh quốc, bất chấp tử lộ, đánh đổi cả mạng sống của mình. Tôi nguyện cầu cho họ là đồng bào tôi, chung trứng Âu cơ vì cùng mẹ cùng cha với tôi, vì cùng là thành viên của Việt tộc, nuyện cầu mong họ có được thảnh thơi trong nhân tâm, có được thong thả trong nhân từ, có được thư thái trong nhân vị. Vì 39 đồng bào của tôi không hề đánh mất nhân phẩm! Họ rời một chế độ tồi tệ tràn bạo quyền ngợp tham nhũng để tới một nơi mà dân chủ biết tôn vinh nhân quyền.
Bọn bị mất nhân phẩm chính là: cả một lũ trong Quốc Hội mang tiếng là đại diện cho lập pháp, mà chỉ biết cúi đầu-khoan tay-chờ bấm nút các mệnh lịnh của ĐCSVN, nhận kiếp bù nhìn mà không đủ ý lực làm nên ý nguyện là ra một bản thông cáo chính thức để phân ưu tới các gia đình của 39 nạn nhân này. Bọn đốn mạt vận trống nhân phẩm hơn chính là chính phủ hiện nay, không hề nhận một trách nhiệm gì với các gia đình nạn nhân, cụ thể là tổ chức chu đáo để các thi thể được nhanh chóng trở về nơi chôn nhau cắt rốn của họ. Và tận đáy của nhơ phận trong nhớp kiếp chính là một bè từ Bộ chính trị tới Trung ương đảng của ĐCSVN, không một lời phân ưu, không một câu cáo phó, chúng chui nhũi như âm binh trong đốn mạt phận-mạt vận kiếp của chúng trước số phận bi đát của Việt tộc hiện nay, cứ lần lượt bỏ đất nước ra đi, có khi chấp nhận đi vào cõi vô định… Bè lủ lảnh đạo này cùng với bọn nội xâm tham nhũng ngày ngày chè chén với ngoại xâm Tàu tặc để đu dây từ phản dân hại nước tới buôn dân bán nước .
Bạn hữu thần, tôi kẻ vô thần, chúng ta hãy cùng nhau nguyện cầu cho Việt tộc có ý nguyện của nhân phẩm, có ý lực của nhân vị, làm nên ý muốn của nhân bản, với ý định của nhân tri có nhân đạo của nhân nghĩa…Chúng ta hãy xem kỹ để hiểu thấu các nghệ sĩ, từ họa sĩ tới điêu khắc gia sau đây, đã biết quý nhân sinh, vì biết vinh danh sự nguyện cầu, họ đã đưa chất tin vào chất sống của nhân loại.