Biển Đông và Covid-19: Xung đột mới giữa Việt Nam và Trung cộng

ยกพลขึ้นบก ที่จีน !! – LapLuangPrangChannel.com

© AP Photo / Gao Yi

Coronavirus có thể sẽ mở đường cho Bắc Kinh ở Biển Đông? Vụ Trung cộng đâm chìm tàu Việt Nam ở Hoàng Sa tuần trước đã cho thấy sự cần thiết phải lưu tâm đến vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, ngay cả trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng của dịch Covid-19.

Theo cựu Giám đốc Trung tâm Tình báo hỗn hợp Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, vụ đánh chìm tàu cá Việt Nam giúp Trung cộng củng cố vị thế của mình trên Biển Đông.

Bất chấp đại dịch Covid-19: Trung cộng vẫn tiếp tục khiêu khích trên Biển Đông

Sự cố chìm tàu ​​Việt Nam trên Biển Đông là một trong những sự kiện thu hút sự chú ý của dư luận trong tuần qua. Vụ việc đã một lần nữa làm dấy lên những lo ngại, cho thấy sự căng thẳng kéo dài vẫn đang âm ỉ giữa Trung cộng và Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông, ngay cả trong bối cảnh đại dịch coronavirus vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp ở quy mô toàn cầu.

Theo cây bút Prashanth Parameswaran của tờ The Diplomat, ngay cả khi Covid-19 đang tác động đến các quốc gia trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vấn đề Biển Đông vẫn là một điều đáng lưu tâm theo dõi

Cuối tuần trước, một sự cố ở Biển Đông giữa Trung cộng và Việt Nam đã cho thấy rõ những xung đột hiện hữu đó. Sự vụ có liên quan đến việc tàu cá Việt Nam chìm ngoài khơi biển Đông, “sự có mặt” của tàu Hải cảnh Trung cộng, cũng như một loạt các bình luận phản ứng của cả hai bên, cũng như việc Việt Nam trao công hàm phản đối cho đại diện ngoại giao Trung cộng, trong khi phía Bắc Kinh cho rằng tàu Việt Nam đã tiến vào khu vực lãnh thổ của họ, rằng “đây là hành động bất hợp pháp”, các tàu Việt Nam từ chối rời đi, và tự “va chạm” với tàu Trung cộng sau khi có những “động thái nguy hiểm”.

Bất chấp những lời kêu gọi về việc tạm thời đình chỉ xung đột hoặc hạn chế gia tăng căng thẳng để giải quyết đại dịch, trong lĩnh vực hàng hải và các vấn đề như Biển Đông, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự “đình chiến”, và những khiêu khích có chủ ý vẫn còn ở mức cao.

Các động thái liên quan đến vụ chìm tàu ​​Việt Nam cũng tương tự như các trường hợp trước đây – bao gồm việc hủy bỏ đối thoại, cố tình ngăn cản, làm gián đoạn hoạt động thăm dò tài nguyên, và quấy rối, đâm chìm tàu cá của ngư dân. Những sự vụ này rõ ràng đang đi ngược lại các cơ chế trước đây mà cả hai bên đã đạt được để quản lý căng thẳng hàng hải, cũng như các tài liệu ở cấp độ cao hơn như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Nói một cách cụ thể hơn, với những chiến lược hàng hải của mình, Bắc Kinh có vẻ như không mấy để ý đến những mâu thuẫn giữa việc một mặt thể hiện tình đoàn kết với các quốc gia láng giềng trước đại dịch Covid-19, trong khi mặt khác tiếp tục tăng cường tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

The Diplomat cũng dẫn Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về sự cố được ban hành ngày 6 tháng 4 ghi nhận, vụ chìm tàu cá Việt Nam chỉ là một động thái mới nhất trong một loạt các động thái mà Trung cộng đã thực hiện trong chiến lược Biển Đông kể từ khi đại dịch bắt đầu. Cùng với đó là một loạt các bước đi khác từ phía Bắc Kinh, bao gồm việc xây các trạm nghiên cứu mới tại các căn cứ quân sự trên Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi, đưa máy bay quân sự ra Đá Chữ Thập, cũng như tiếp tục triển khai lực lượng dân quân hàng hải. Điều này đã và đang làm phức tạp thêm tình hình vốn đã khó khăn mà các quốc gia Đông Nam Á phải đối mặt khi trong bối cảnh dịch Covid-19.

Chắc chắn rằng, theo tác giả bài viết, điều quan trọng cần phải nhớ là Biển Đông chỉ là một trong một số những vấn đề tranh chấp giữa các quốc gia trong khu vực, và ngay cả trong chính mối quan hệ Việt Nam – Trung cộng, động lực giải quyết vấn đề này thường diễn ra trong bối cảnh các bên phát triển rộng hơn các mối quan hệ và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Tuy nhiên, sự cố trong tuần qua là một lời nhắc nhở rằng, những căng thẳng trên “điểm nóng” Biển Đông vẫn có thể xuất hiện ngay trong bối cảnh Covid-19 đang hoành hành.

Coronavirus có thể sẽ mở đường cho Bắc Kinh ở Biển Đông?

Khi quân đội Hoa Kỳ đang vướng vào cuộc tranh cãi về việc xử lý sự khủng hoảng bùng phát Covid-19 trên một trong những hàng không mẫu hạm Thái Bình Dương của mình, Trung cộng đã ngay lập tức nối lại các hoạt động ở Biển Đông, bài bình luận trên CNN khẳng định.

Trong tuần qua, trang web phiên bản tiếng Anh của Quân Giải phóng Nhân dân Trung cộng (PLA) đã đăng tải những thông tin về các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn và cả vụ chìm tàu ​​đánh cá Việt Nam. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng tuyên bố tăng cường các ngành công nghiệp quân sự ở Vũ Hán, tâm chấn ban đầu của đại dịch Covid-19.

Các cuộc tập trận ở Biển Đông diễn ra sau khi hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt của Hoa Kỳ đi qua vùng biển đó trên đường tới đảo Guam, nơi chiến hạm Mỹ hiện đang cập cảng sau khi ghi nhận hơn 170 trường hợp nhiễm coronavirus trên tàu.

Chỉ huy của hàng không mẫu hạm Roosevelt, thuyền trưởng Brett Crozier, đã bị sa thải vào tuần trước sau chỉ vì bức thư “cầu cứu” mà ông gửi đi nhằm cứu mạng những thủy thủ và thuộc cấp của mình trên tàu.

Tổng cộng, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã ghi nhận hơn 1.500 trường hợp mắc Covid-19 trong hàng ngũ của mình.

Ngũ Giác Đài đã thực hiện các bước để kiểm soát sự lây lan của virus trong quân đội, bao gồm hạn chế sự di chuyển của binh sĩ giữa các cơ sở trên toàn thế giới và hủy bỏ các bài tập huấn luyện, thậm chí là trì hoãn một số khóa huấn luyện cơ bản cho các tân binh.

Cái giá phải trả cho những động thái trên là sự mệt mỏi của những binh sĩ đang mong đợi được quay trở lại Hoa Kỳ, hoặc không thể làm quen với các nhiệm vụ hoặc trang thiết bị vì không được huấn luyện.

Vụ đánh chìm tàu cá Việt Nam giúp Trung cộng củng cố vị thế

Jonathan Hoffman, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ về các vấn đề công cộng, nói với các phóng viên tuần trước rằng Ngũ Giác Đài đưa ra các đánh giá rủi ro hàng ngày với mục đích nhanh chóng lấy lại “khả năng hoạt động đầy đủ”.

Nhưng một số nhà phân tích cho rằng, ở Biển Đông, ngay cả những đợt rút lui ngắn hạn cũng có thể tạo ra những cơ hội mà Quân đội Trung cộng có thể tận dụng.

“Tôi nghĩ rằng Trung cộng đang lợi dụng và khai thác những thách thức liên quan đến coronavirus mà Hải quân Hoa Kỳ phải đối mặt để cải thiện vị thế của mình ở Biển Đông và sẽ hoạt động ở đó trong khi Mỹ đang lâm vào thế bế tắc”, Carl Schuster, một thuyền trưởng của Hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu và cựu Giám đốc Trung tâm Tình báo hỗn hợp Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ nhận định.

Ông Schuster xem vụ chìm tàu ​​đánh cá Việt Nam gần đây là ví dụ minh họa cách Trung cộng củng cố vị thế của mình.

Thuyền đánh cá Việt Nam đã chìm vào thứ Năm tuần trước, trong vùng biển gần Hoàng Sa, mà Trung cộng gọi là quần đảo Tây Sa. Cả Trung cộng và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.

Trung cộng cho biết chiếc thuyền cá Việt Nam bị chìm sau khi nó đâm vào một tàu Hải cảnh Trung cộng, trong vùng biển thuộc chủ quyền Trung cộng. Việt Nam cho biết tàu đánh cá của họ đang hoạt động hợp pháp và tuyên bố ​​Trung cộng có trách nhiệm trong vụ việc. Cả hai bên đều thừa nhận thuyền viên của tàu đánh cá đã được tàu Trung cộng giải cứu.

Nhiều nhà phân tích đã lưu ý rằng Việt Nam dường như đang xích lại gần hơn đến Mỹ do căng thẳng ở Biển Đông. Trên thực tế, tàu Roosevelt đã có chuyến thăm cảng đến Đà Nẵng.

Chuyến thăm cảng 5 ngày vào đầu tháng 3, là lần thứ hai của một hàng không mẫu hạm Mỹ đến Việt Nam kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt. Chuyến thăm liên quan đến việc trao đổi văn hóa và thể thao, cũng như tập trung trao đổi vào việc hợp tác phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Trong thông báo được đăng trên trang web phiên bản tiếng Anh hôm thứ Sáu, Quân đội Trung cộng nói rằng “sự bùng nổ của dịch Covid-19 đã làm giảm đáng kể khả năng triển khai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Các hàng không mẫu hạm, với sự bổ sung của 90 máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng, là thứ dễ nhận thấy nhất của Hải quân Hoa Kỳ và là những tài sản quan trọng nhất của Quân đội Mỹ.

Nhưng với việc tàu Roosevelt bị cách ly ở đảo Guam trong một thời gian không xác định, hiện vẫn chưa rõ vai trò của nó ở Biển Đông có thể được thay thế như thế nào. Trong khi Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm trong hạm đội của mình, các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân đòi hỏi phải đại tu và bảo trì dài hạn đều đặn, thường không có sẵn để triển khai bất cứ lúc nào.

Theo Viện Hải quân Hoa Kỳ, chỉ có năm hàng không mẫu hạm có sẵn kể từ ngày 30 tháng 3. Một trong số đó là Roosevelt, một chiếc khác là Reagan, hai chiếc khác được triển khai ở Vịnh Ba Tư để đối phó với mối đe dọa từ Iran và chiếc thứ năm là trên Bờ Đông Hoa Kỳ.

Việc di chuyển một hàng không mẫu hạm từ một điểm trên các đại dương trên thế giới sang một nơi khác có thể để lại các lỗ hổng trong khu vực mà nó khởi hành.

Theo ông Schuster, nhận thức rằng sự sẵn sàng chiến đấu của Hoa Kỳ đang bị sụt giảm có thể thúc đẩy Trung cộng khi thực hiện một số cuộc tập trận gia tăng ở Biển Đông, chẳng hạn như những cuộc tập trận đã diễn ra hồi tháng Ba.

Bắc Kinh phủ nhận lợi dụng coronavirus làm vũ khí địa chính trị

Trung cộng liên tục bác bỏ quan điểm rằng Bắc Kinh đang cố gắng lợi dụng đại dịch Covid-19 để đạt được ảnh hưởng địa chính trị.

Tại cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 3 tháng 4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) lên tiếng miêu tả đợt bùng phát và lây lan virus corona là một cuộc chiến.

“Khi lao vào chiến đấu với dịch bệnh căng thẳng, có ai nghĩ mỗi người sẽ nhận được bao nhiêu phần thưởng sau cuộc chiến hay không? Điều quan trọng nhất là nỗ lực hết sức mình và chạy đua với thời gian để đạt được chiến thắng cuối cùng trong đại dịch”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng bày tỏ.

“Chúng tôi muốn chia sẻ thực tiễn và kinh nghiệm phòng chống dịch Covid-19 của Trung cộng với các quốc gia khác, nhưng Bắc Kinh sẽ không biến nó thành bất kỳ loại vũ khí hoặc công cụ địa chính trị nào”, bà Hoa Xuân Oánh nêu rõ.

Mỹ: Trung cộng hãy ngừng lợi dụng Covid-19 để độc chiếm Biển Đông

Thế nhưng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rất lưu tâm đến những động thái bất thường của phía Trung cộng trong bối cảnh dịch bệnh leo thang.

Trong thông cáo báo chí ngày 6/4, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết đây là động thái mới nhất trong một loạt các hoạt động của Trung cộng nhằm tuyên bố chủ quyền trên biển trái pháp luật cũng như làm phương hại tới các nước láng giềng Đông Nam Á của Trung cộng tại khu vực Biển Đông.

“Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước thông tin về vụ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đâm chìm một tàu đánh cá của Việt Nam ở khu vực gần quần đảo Paracel (Hoàng Sa) trên Biển Đông. Đây là vụ việc mới nhất trong một loạt hành động của Trung cộng nhằm khẳng định những tuyên bố hàng hải trái pháp luật và gây thiệt hại cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nhấn mạnh.

Trước đó, ngày 20/3, trong khi đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu thì Trung cộng lại thản nhiên công bố khánh thành các trạm nghiên cứu mới trên những căn cứ quân sự mà Bắc Kinh xây dựng ở khu vực Đá Chữ Thập và Đá Xubi (thuộc quần đảo Trường Sa). Chưa hết, Trung cộng tiếp tục triển khai nhiều hoạt động quân sự đáng chú ý như tiến hành cho tiêm kích đặc chủng đáp xuống Đá Chữ Thập, triển khai lực lượng dân quân biển xung quanh quần đảo Trường Sa (Spratly).

“Chúng tôi kêu gọi Trung cộng tập trung vào việc ủng hộ các nỗ lực quốc tế nhằm đối phó với đại dịch toàn cầu COVID-19, đồng thời chấm dứt ngay việc lợi dụng sự sao lãng hoặc dễ tổn thương của các nước khác hòng mở rộng các tuyên bố chủ quyền trái phép của Trung cộng ở Biển Đông”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh.

Trong khi đó, Quân đội Giải phóng nhân dân Trung cộng (PLA) luôn khẳng định rằng họ không có trường hợp nào lây nhiễm coronavirus, đồng thời cũng chẳng hề phải đối mặt với thách thức dịch bệnh như mối bận tâm của Hoa Kỳ. PLA còn nhấn mạnh khoảng một tháng trước rằng không có bất kỳ binh lính, thủy thủ hay phi công nào trong biên chế của họ bị nhiễm Covid-19.

Tất nhiên, rộng rãi dư luận quốc tế hẳn vẫn hoài nghi về tuyên bố này. Nhưng theo ông Schuster, Trung cộng cũng có một số lợi thế trong việc kiểm soát, hoặc ít nhất là che giấu, số lượng người nhiễm mà PLA có trong lực lượng biên chế hải quân của mình.

“Đơn cử, trong khi các hạm đội của Hải quân Hoa Kỳ phân bổ rải rác trên Thái Bình Dương, cách rất xa bờ biển của mình và tham dự nhiều hoạt động tuần tra lâu hơn thì hầu hết các tàu Hải quân của phía Trung cộng đều chỉ di chuyển trên biển dưới 30 ngày trong một hải trình và hoạt động gần căn cứ của mình”, chuyên gia Schuster cho rằng điều này giúp tạo điều kiện “thay thế thuyền viên bị nhiễm Covid-19 và di rời khỏi tàu, đồng thời đưa lính hải quân khỏe mạnh từ các tàu khác đến”.

Việc triển khai các đợt hành trình, nghiên cứu thăm dò trên Biển Đông hay Biển Hoa Đông của phía Trung cộng cũng không bao gồm hải trình thăm cảng nước ngoài. Hầu hết các tàu của PLA chỉ ra khơi, tập trận, huấn luyện từ 5 đến 10 ngày rồi lại trở về về cảng quân sự của mình, nơi vốn dĩ đã đầy giới hạn an ninh cùng với việc ngăn chặn bất kỳ hành vi hay báo cáo công khai nào về những ca nhiễm Covid-19 tiềm tàng”, vị chuyên gia nói thêm.

Việt Nam yêu cầu Trung cộng bồi thường vụ tàu cá bị đâm chìm ở Hoàng Sa

Ngày 03/04/2020, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin tàu cá QNg 90617 TS cùng 8 ngư dân Việt Nam gặp nạn tại khu vực đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết:

Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung cộng ngăn cản và đâm chìm.

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

“Hành động trên của tàu công vụ Trung cộng đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe doạ an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung cộng, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hoà bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.

Ngày 03/04/2020, đại diện Bộ Ngoại giao đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung cộng và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung cộng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu Hải cảnh Trung cộng nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, đến ngày 03/04/2020, 8 ngư dân Việt Nam trên tàu QNg 90617 TS đã được tiếp nhận an toàn. Ngày hôm nay 7/4, toàn bộ 8 ngư dân này đã về đến đất liền và được tiến hành thủ tục cách ly theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam vì có ngư dân tiếp xúc với người trên tàu Trung cộng.

Sputnik (07.04.2020)

Việt Nam tố cáo Trung cộng lên Liên hợp quốc

Trung cộng tuyên bố có chủ quyền lịch sử ở Biển Đông, phía Việt Nam đã gửi công hàm phản đối Bắc Kinh lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ).

Hà Nội quyết liệt phản đối yêu sách đòi chủ quyền của Trung cộng trên Biển Đông, khẳng định lập trường của Bắc Kinh trực tiếp ảnh hưởng đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một động thái rắn đã được Việt Nam thực hiện nhằm khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của mình đối với khu vực các quần đảo có tranh chấp lãnh thổ. Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại LHQ đã trình công hàm bác bỏ yêu sách của Trung cộng ở Biển Đông sau khi Bắc Kinh phản hồi công văn của Phi Luật Tân và Mã Lai.

Ngày 30/3, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (LHQ) đã gửi công hàm lên LHQ, phản hồi hai công hàm mà Trung cộng đưa ra ngày 23/3 và ngày 12/12/2019.

Hôm 23/3, Trung cộng gửi công hàm lên LHQ phản hồi tài liệu của Phi Luật Tân, cho rằng Trung cộng “có chủ quyền với quần đảo Nam Sa và vùng biển gần kề”, “có quyền chủ quyền và quyền tài phán với các vùng biển liên quan, với đáy biển và lòng đất”. Bắc Kinh cũng cho rằng mình “có quyền lịch sử” ở Biển Đông, dựa trên “bằng chứng lịch sử và pháp lý”.

Trong công hàm phản hồi tài liệu của Mã Lai ngày 12/12/2019, Trung cộng cho biết nước này “có chủ quyền” với quần đảo ở Biển Đông, “bao gồm quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa”. Trung cộng cũng nhắc đến “quyền lịch sử” ở Biển Đông.

Quần đảo Nam Sa và Tây Sa là cách Trung cộng gọi quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

“Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung cộng tại các công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông”, công hàm ngày 30/3 của Việt Nam cho biết.

Phái đoàn Việt Nam tại LHQ nhắc lại Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

Việt Nam cho rằng Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung cộng.

“Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại UNCLOS, trong đó có yêu sách quyền lịch sử, các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý”, Công hàm ngày 30/3 cho biết.

Theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, lập trường nhất quán của Việt Nam về các vấn đề nêu trên đã được khẳng định trong nhiều văn bản lưu hành tại LHQ và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan. Phái đoàn đề nghị Tổng Thư ký LHQ lưu hành công hàm ngày 30/3 của Việt Nam đến tất cả các quốc gia thành viên UNCLOS, cũng như tất cả các thành viên của LHQ.

Biển Đông là khu vực có tranh chấp giữa Trung cộng và Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei và Đài Loan.

Theo VietBF (07.04.2020)

Chuyên gia Việt Nam ‘kinh hãi’ vì hành vi Trung cộng ở Biển Đông

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionViệt Nam đang tập trung chống dịch Covid-19

Trung cộng không vì đại dịch Covid-19 mà tạm quên hay lơ là lợi ích của nước này trên Biển Đông, cũng như những lợi ích được cho là ‘cốt lõi’ và giấc mộng Trung Hoa của họ, ý kiến từ một số nhà quan sát, phân tích thời sự, chính trị và bang giao Việt – Trung bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm 06/4/2020 từ Việt Nam.

Các nhà quan sát nhận định về các phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung cộng liên quan tới một vài đụng độ, diễn biến trên Biển Đông mới đây so với quan điểm từ phía Việt Nam.

PGS. TS. Phạm Quý Thọ: Các tuyên bố, phát ngôn của Trung cộng mấy lần đưa ra đều mâu thuẫn nhau và họ hình như đang giấu giếm ý đồ gì khác.

Theo tôi, Việt Nam đã phản ứng kịp thời và đúng mực, còn Trung cộng đang lợi dụng đại dịch Covid-19, khi Mỹ đang bận chống dịch, để gây căng thẳng như phép thử quan hệ.

Thạc sỹ Hoàng Việt: Cách trả lời của giới chức Trung cộng là cách trả lời nguỵ biện của một kẻ ỷ vào sức mạnh, và không cần biết đến thiện chí, luật lệ là gì.

Cách trả lời của Trung cộng cũng giống như nhiều lần Trung cộng thể hiện trong quan hệ quốc tế: thô lỗ, và bất cần ai, bất cần lý do, miễn đạt được mục đích của họ là được.

Cách thể hiện như vậy của Trung cộng cho thấy thực chất trong quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng này.

Nó không giống như các khẩu hiệu đẹp đẽ mà hai bên cùng đưa ra mà như Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lần đề cập là “tình hữu nghị viển vông”.

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionTàu cá ngư dân Việt Nam, hình minh họa

Về thông tin về khai thác băng cháy của Trung cộng trên Biển Đông, cho đến nay, chúng ta chỉ được biết qua các tuyên bố của Trung cộng, chứ thực hư thì khó biết. Phía Trung cộng thì dùng các tuyên bố “thực thực, hư hư” của mình để che giấu các dã tâm của mình.

Cũng có thể Trung cộng muốn sử dụng thông tin khai thác băng cháy để “thúc đẩy” chủ nghĩa dân tộc ở Trung cộng khi lòng tin của người dân xáo trộn, cùng với các “đấu đá nội bộ”, hướng các khó khăn trong nước ra bên ngoài. Ngoài ra, Trung cộng cũng sử dụng nó như là cái cớ biện minh vì sao Trung cộng cần biển Đông.

Nhưng nói chung, các thông tin mà từ phía Trung cộng đưa ra cần phải được kiểm tra, thẩm định và đánh giá kỹ lưỡng mới có thể kết luận được.

Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung cộng Hoa Xuân Oánh và người phát ngôn Hải cảnh Trung cộng Trương Quân đều tuyên bố tàu cá Việt Nam QNG 90617 TS tự đâm vào mũi tàu hải cảnh 4301 của Trung cộng ở Hoàng Sa nên bị chìm.

Dù giọng điệu vô cùng quen thuộc qua các năm nhưng mức độ tráo trở đổi trắng thay đen, vừa ăn cướp vừa la làng của phía người có trách nhiệm nhà cầm quyền Trung cộng khiến nhiều người dân Việt Nam kinh hãi và phẫn nộ, trong đó có tôi.

Tàu gỗ của ngư dân Việt Nam sao có thể đâm vào tàu vỏ sắt của hải cảnh Trung cộng theo kiểu tự sát để rồi “tự chìm” và để phía Trung cộng “ nhân đạo” vớt lên?

Phía người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thì vẫn lặp lại những tuyên bố quen thuộc’ nhưng theo tôi lần này cần nhấn mạnh thêm việc Hải Cảnh Trung cộng vi phạm “Công ước phòng tránh nguy cơ va đụng trên biển” mà Trung cộng cũng là một quốc gia thành viên và việc Hải Cảnh Trung cộng xâm phạm lãnh hải và vùng tài phán của Việt Nam nhưng lại áp đặt luật của Trung cộng, yêu cầu và ép buộc ngư dân Việt Nam ký biên bản bằng tiếng Trung cộng, không mời phiên dịch giải thích rõ nội dung.

Với việc làm trái qui định này, Hải cảnh Trung cộng sai cả pháp luật của Trung cộng, luật Việt Nam lẫn thông lệ quốc tế, những biên bản vi phạm trái pháp luật như vậy hoàn toàn không có giá trị pháp lý .

Hành vi này khiến tôi nhớ đến câu chuyện do Trung cộng cố tình khiêu khích và bịa đặt Việt Nam xâm phạm lãnh thổ Trung cộng hàng nghìn lần lăm 1979 để tạo cớ gây chiến tranh biên giới, ‘dạy cho Việt Nam một bài học’.

Điều này nói lên thực chất mối quan hệ hai nước vẫn đang là vừa hợp tác vừa đấu tranh, tồn tại một số những khác biệt trong đó có những khác biệt động đến lợi ích cốt lõi của hai nước, đó chính là vấn đề lãnh hải và tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Mặc dù Tòa án trọng tài quốc tế đã ra phán quyết không công nhạn phần lãnh hải 12 hải lý gắn với các đảo trên Biển Đông, vùng biển ngư dân đánh bắt cá thuộc hải phận và quyền tài phán của Việt Nam theo luật Biển quốc tế nhưng Trung cộng vẫn cố ý vi phạm, cố ý tạo vùng xám biến vùng biển không tranh chấp thành tranh chấp, nhận vơ ngư trường truyền thống bao đời nay của ngư dân Việt Nam là lãnh hải của mình, cố tình quên ông cha của họ bao đời khẳng định “Chân trời góc bể”, “Thiên nhai hải giác” điểm cực nam lãnh thổ của Trung cộng nằm ở cực nam Đảo Hải Nam.

Có mâu thuẫn gì không?

BBCTrung cộng cùng lúc được cho là hỗ trợ, giúp đỡ, tặng trang thiết bị chống dịch Covid-19 cho Việt Nam, đây là khía cạnh và hoạt động bình thường về hợp tác, bang giao, nhân đạo, hay có mâu thuẫn gì không với các hành động của Trung cộng liên quan chủ quyền, quyền chủ quyền hay tranh chấp trên Biển với Việt Nam cùng lúc, như đề cập ở trên?

PGS. TS. Phạm Quý Thọ: Có thể quan sát thấy về ngoại giao chính Việt Nam cũng từng làm điều đó trước.

Đối ứng lại, Việt Nam cũng hoan nghênh sự hỗ trợ vì mục đích nhân đạo và theo truyền thống bang giao láng giềng.

Thạc sỹ Hoàng Việt: Chuyện hỗ trợ này theo tôi là bình thường. Khi Trung cộng bắt đầu đại dịch hồi tháng 1/2020, và ở trong đỉnh dịch, Việt Nam cùng nhiều quốc gia khác có viện trợ để giúp đỡ Trung cộng, thì nay Trung cộng viện trợ lại cũng là điều dễ hiểu.

Nó giống như quan hệ “có đi có lại mới toại lòng nhau”.

Đương nhiên trong mối quan hệ tương quan giữa hai nước Việt – Trung thì Việt Nam ở thế yếu hơn, khi muốn tỏ thái độ tốt với láng giềng của mình, nhưng ông láng giềng “to lớn” kia thì luôn chơi theo cách “trên cơ”, tức là muốn giành mối lợi riêng cho mình. Đặc biệt trong vấn đề biển Đông.

Chính vì vậy, Việt Nam luôn phải cẩn thận, dè chừng trước Trung cộng về vấn đề này.

Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng: Tôi nghĩ ở đây cần phân biệt người dân Trung cộng, các cấp chính quyền Trung cộng, cá nhân từng người chịu trách nhiệm tại các cơ quan hữu quan và chính phủ Trung cộng.

Trong khi Thủ tướng hai nước đang điện đàm nói chuyện về việc tương trợ giúp đỡ hữu nghị hợp tác thì Hải Cảnh và dân quân biển Trung cộng thuộc tỉnh Hải Nam làm những việc trái đạo lý, đổi trắng thay đen chẳng khác nào quân cướp biển, ỷ mạnh hiếp yếu, rõ là vỗ mặt, thiếu tôn trọng lãnh đạo hai nước hoặc là quá thiếu thông tin.

Cá nhân bà Hoa Xuân Oánh cũng cần rút kinh nghiệm, nên kiểm tra thấu đáo các nguồn tin và thận trọng hơn trong phát ngôn, tránh làm tổn hại đến uy tín, danh dự và lòng tin của các nước nói chung và người dân Việt Nam nói riêng đối với Trung cộng và Bộ Ngoại giao Trung cộng.

Bản quyền hình ảnhSMITH COLLECTION/GADO/GETTY IMAGESImage captionHàng không mẫu hạm Mỹ Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng

Có tạm quên Biển Đông và lợi ích ‘lõi’?

BBCCó ý kiến cho rằng Trung cộng không vì Covid-19 mà quên đi những mục tiêu chiến lược và lợi ích mà họ coi là cốt lõi, Biển Đông là một thí dụ, và Trung cộng sẽ tiếp tục làm mọi việc để duy trì, đạt được những mục tiêu đó, quý vị có đồng ý hay không và bình luận thế nào?

PGS. TS. Phạm Quý Thọ: Đúng! Trung cộng không khi nào từ bỏ Giấc mộng Trung Hoa, mà thực chất có thể coi là giấc mộng bá quyền và siêu cường, với các đại mục tiêu họ tự định ra cho giai đoạn một đến 2025 và giai đoạn hai đến 2049.

Chệch mục tiêu này ông Tập Cận Bình và chế độ của họ sẽ lung lay.

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Điều này hoàn toàn đúng.

Ngay khi Trung cộng khốn đốn nhất khi bị dịch, họ vẫn không quên các mục tiêu chiến lược của họ. Thậm chí, họ còn muốn “tiên thủ hạ vi cường” ra tay trước để giành lợi thế. Các tranh cãi về nguồn gốc virus, rồi chính sách “ngoại giao khẩu trang” chẳng hạn, cho thấy Trung cộng không hề giảm bớt các hành động hung hăng của họ.

Trên Biển Đông là rất rõ, các cuộc tập trận của Trung cộng gần đây, các hoạt động xuất hiện đe doạ Đài Loan, các chuyến xâm phạm của lực lượng dân quân biển Trung cộng cùng với sự kiện đâm chìm tàu cá Việt Nam gần đây, đã thể hiện rõ điều này.

Thậm chí, nhân các quốc gia ASEAN và Hoa Kỳ, châu Âu đang vất cả vì dịch bệnh, Trung cộng có thể nghĩ rằng đây là cơ hội tốt của họ để họ tiếp tục gia tăng các hành vi như vậy tại khu vực Biển Đông này.

Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng: Trung cộng sẽ không bao giờ quên các mục tiêu chiến lược và các lợi ích cốt lõi, hệ tư tưởng Nho gia chính thống của Trung cộng lúc nào cũng khắc cốt ghi tâm mục tiêu “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, từ người dân cho đến lãnh đạo Trung cộng lúc nào cũng mơ đến lý tưởng bình thiên hạ, vượt qua chính mình, vượt qua người khác, đổi mới mỗi ngày nên vừa thoát dịch bệnh Trung cộng đã lại hăm hở đe dọa “ giải phóng Đài Loan”, đâm tàu cảnh sát biển của Nhật Nản, đâm vỡ tàu cá của ngư dân Việt Nam như những gì vừa xảy ra.

Năm ngoái thì Trung cộng cũng sản xuất hàng loạt vũ khí điện từ trang bị cho các tàu cá, tàu hải cảnh, sẵn sàng chiếu lade làm hỏng mắt phi công Úc.

Giấc mơ “bình thiên hạ”, tự biến mình từ một quốc gia “ lục địa” ngàn đời thành một “cường quốc biển” bằng cách tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, cướp miếng cơm manh áo của các quốc gia hải đảo bao đời nay ăn nhờ biển, sống nhờ biển thì rõ là một cuồng vọng tham lam không chính đáng, phi đạo lý, không thể nào nhắm mắt ủng hộ được.

Trên đây là ý kiến được phát biểu trên quan điểm riêng của các nhà nghiên cứu đã trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt, với PGS. TS Phạm Quý Thọ là chuyên gia kinh tế và chính sách công, Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng là nhà nghiên cứu Trung cộng học từ Đại học Quốc gia Hà Nội và Thạc sỹ Hoàng Việt, nhà nghiên cứu Biển Đông, giảng viên Đại học Luật, Đai học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Theo BBC (07.04.2020)

Biển Đông: Mỹ cảnh cáo Trung cộng lợi dụng Covid-19 tranh đoạt chủ quyền bất chính

Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa không nên khai thác đại dịch Corona để lấn át láng giềng tại Biển Đông. Đây là lời cảnh cáo của Washington  sau vụ Trung cộng đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam trong vùng ngư trường truyền thống ở Hoàng Sa, vào tuần trước, theo bản tin của AFP.

Vài ngày sau khi Hà Nội tố cáo tàu hải cảnh Trung cộng “ngăn chận và đâm chìm” một tàu đánh cá Việt Nam, trên đó có 8 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đang kéo lưới trong vùng biển gần Hoàng Sa, đến lượt bộ Ngoại Giao Mỹ lên tiếng: thay vì uy hiếp láng giềng, Bắc kinh nên tham gia vào nỗ lực chống dịch xuất phát từ Trung cộng.

Phát ngôn viên Morgan Ortagus tuyên bố: “Vào lúc cả thế giới tập trung chống đại dịch Covid-19, thì Bắc Kinh lợi dụng thời cơ để thiết lập thêm cơ sở gọi là nghiên cứu tại Biển Đông và gia tăng các phi vụ quân sự “.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ kêu gọi Trung cộng chấm dứt thủ đoạn lợi dụng lúc thế giới đang bận tâm chống đại dịch, cũng như khai thác thế yếu của các nước Đông Nam Á, để gia tăng những đòi hỏi phi pháp tại Biển Đông.

Bà Morgan Ortagus cho biết thêm là Washington “quan ngại sâu sắc” về vụ Trung cộng ỷ mạnh uy hiếp, đánh chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, một vụ việc mà bộ Ngoại Giao Mỹ cho là “nằm trong loạt hành động của Bắc Kinh uy hiếp láng giềng để tranh đoạt chủ quyền bất chính “.

RFI (07.04.2020)

Thủy quân lục chiến Mỹ đối phó với Trung cộng trên biển

Tờ Sankei cho biết, mới đây Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) đã hoạch định kế hoạch tái cơ cấu toàn diện trong 10 năm tới, trong đó sẽ tập trung ưu tiên vào việc ngăn chặn các hành động bá quyền của Trung cộng trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Thủy quân lục chiến Mỹ trong một cuộc tập trận năm 2019. (Nguồn: US NAVY)


Đây là lần đầu tiên USMC hoạch định lại cơ cấu biên chế của lực lượng này. Tờ Sankei viết, theo kế hoạch mới mang tên Force Design 2030 (tái cơ cấu lực lượng) được Tư lệnh USMC David Berger công bố cuối tháng 3/2020, lực lượng này sẽ có bước chuyển mạnh từ ưu tiên chống khủng bố sang việc ngăn chặn Trung cộng chiếm đóng một số đảo trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Dựa trên Chiến lược quốc phòng quốc gia năm 2018 do Tổng thống Donald Trump công bố năm 2018, USMC sẽ chuyển trọng tâm nhiệm vụ từ tác chiến chống khủng bố trên đất liền sang đối phó với các nguy cơ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cụ thể là Trung cộng và Nga mà Mỹ cho là hai đối thủ cạnh tranh chiến lược. Đặc biệt, trước nguy cơ bành trướng trên biển từ Trung cộng, USMC sẽ được coi như đội quân tiền phương của lực lượng hải quân và hai lực lượng sẽ tăng cường phối hợp với nhau.

Kế hoạch này cũng cho biết, dựa trên các cuộc tập trận trên bản đồ, Mỹ xác định quân đội Trung cộng với sức mạnh của tên lửa và hải quân đang đe dọa ưu thế của Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tư lệnh USMC David Berger thừa nhận sức mạnh của quân đội Trung cộng đang dần tăng lên và nếu không làm gì để ngăn lại thì Trung cộng sẽ sớm đuổi kịp và vượt lên so với Mỹ.

Để đối phó với tầm bắn của tên lửa Trung cộng vào các căn cứ tập trung, thủy quân lục chiến Mỹ sẽ thiết lập nhiều căn cứ viễn chinh phía trước (EAB) có quy mô nhỏ (từ 50-100 binh lính) và phân tán ở nhiều đảo xa hay khu vực ven biển, trong khi đó sẽ áp dụng các hình thức tác chiến tấn công đối hạm, tấn công đối không và sử sụng máy bay không người lái để làm suy yếu các hoạt động tác chiến của quân đội Trung cộng.

Kế hoạch Force Design 2030 tuy không đề cập cụ thể tới các nội dung tác chiến nhưng cũng giả định việc bố trí phân tán hệ thống tên lửa hành trình phòng thủ ven biển (CDCM), tên lửa tấn công, hệ thống cảm biến, các căn cứ tàu trinh sát và căn cứ dự phòng tại một số đảo kéo dài từ phía Nam đảo Kyushu (Nhật Bản) tới Đông Bắc Đài Loan.

Kế hoạch mới cũng cho biết, USMC sẽ tiến hành các hoạt động tác chiến xung quanh đảo Senkaku (Trung cộng gọi là Điếu Ngư), quanh các đảo thuộc quần đảo Trường Sa để có thể giành chiến thắng trước hình thái tác chiến “vùng xám” mà Trung cộng hay thực hiện thông qua sử dụng tàu vũ trang số lượng lớn đổ bộ chiếm đảo hay ngụy trang tàu vũ trang dưới vỏ bọc tàu cá.

Theo kế hoạch tái cơ cấu, thủy quân lục chiến Mỹ sẽ cắt giảm xuống còn quy mô 17.000 lính vào năm 2030, đồng thời giải tán 7 trung đội xe tăng – thiết giáp với quan điểm rằng số xe cơ giới này sẽ nhờ tới lục quân hỗ trợ khi cần thiết, giảm số đơn vị tấn công bằng trực thăng từ 7 xuống 5, số đơn vị vận tải trực thăng từ 8 xuống còn 5. Các trung đội pháo cũng được cắt giảm từ 16 xuống còn 5. Tuy nhiên, sẽ tăng biên chế các trung đội tên lửa, pháo tầm xa từ 7 lên 21 đội để gánh vác nhiệm vụ tác chiến tiền phương. Ngoài ra, cũng sẽ tăng thêm số đơn vị trinh sát, giám sát, tình báo (ISR) và đảm nhận nhiệm vụ tấn công đối hạm và đối đất bằng máy bay không người lái từ 3 đơn vị lên thành 6 đơn vị.

Theo VietBF (06.04.2020)

Trung cộng cáo buộc tàu cá Việt Nam đâm tàu hải cảnh nên bị chìm

Ảnh chụp màn hình. Tàu Hải cảnh 4301 của Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam

Ảnh chụp màn hình. Tàu Hải cảnh 4301 của Trung cộng đâm tàu cá Việt Nam  Weibo

Vào chiều tối ngày 3/4, Hải cảnh Trung cộng ra thông báo cho biết tàu cá của ngư dân Việt Nam đã đâm vào tàu hải cảnh 4301 của Trung cộng ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa hôm 2/4 nên bị chìm. Trang tin South China Morning Post loan tin này hôm 4/4.

Người phát ngôn của Hải cảnh Trung cộng Zhang Jun được South China Morning Post trích lời cho biết: “Tàu cá (Việt Nam) đã đâm vào tàu hải cảnh 4301 và chìm, 8 ngư dân trên tàu đã được cứu sống”.

Ông Zhang Jun đồng thời nói thêm là các ngư dân trên chiếc tàu cá Việt Nam được cứu đã thừa nhận sai khi vào vùng nước của Trung cộng và có hành động nguy hiểm.

Người phát ngôn Hải cảnh Trung cộng đồng thời cảnh báo phía Việt Nam: “ Chúng tôi thúc giục phía Việt Nam có các biện pháp để tránh những trường hợp tương tự xảy ra liên quan đến các hoạt động đánh cá trộm trong vùng nước thuộc quần đảo Tây Sa”.

Tây Sa là tên mà Trung cộng đặt cho quần đảo Hoàng Sa mà nước này đang chiếm đóng.

Những phát biểu của Hải cảnh Trung cộng trái ngược với những thông tin được phía truyền thông trong nước và Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 3/4 cho biết tàu cá QNg90617 của ngư dân Quảng Ngãi đã bị tàu hải cảnh Trung cộng ngăn cản và đâm chìm khi đang hoạt động bình thường tại vùng biển ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung cộng ở Hà Nội và trao công hàm phản đối yêu cầu phía Trung cộng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm nhân viên công vụ và tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam.

Theo truyền thông trong nước, tàu cá QNg90617 đã bị tàu hải cảnh 4301 cố tình đâm chìm vào khoảng 3 giờ sáng ngày 2/4.

3 tàu cá khác của ngư dân Quảng Ngãi sau dó đã đến để cứu tàu QNg90617. Tuy nhiên phía Trung cộng đã điều các tàu hải cảnh 4001 và 4002 đến để vay bắt hai tàu của ngư dân Quảng Ngãi, đưa về đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tại đó, hai tàu này bị lục soát, trang thiết bị trên tàu bị đập phá, tịch thu.

Chiếc tàu thứ ba của ngư dân bị Trung cộng dùng vòi rồng xua đuổi.

Đến chièu ngày 2/4, Trung cộng trao trả 8 ngư dân trên chiếc tàu bị chìm cho hai tàu cá bị bắt giữ và buộc các tàu này phải rời khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Quần đảo Hoàng Sa trước kia do chính quyền Việt Nam Cộng Hoà quản lý. Nhưng vào năm 1974, Trung cộng đã đưa quân đến đánh chiếm quần đảo.

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/04/VN-3-tau-hai-canhTQ-TN-040620-1.jpg

Ba tàu Hải Cảnh Trung cộng tham gia đâm chìm, uy hiếp và tấn công các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam sáng sớm 2 Tháng Tư, 2020. (Hình: Thanh Niên do ngư dân cung cấp)

RFA (05.04.2020)

Mỹ ‘hết sức quan ngại’ vụ Trung cộng đâm chìm tàu cá Việt Nam

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus trong một cuộc phỏng vấn với VOA

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus trong một cuộc phỏng vấn với VOA

Mỹ “hết sức quan ngại” về các báo cáo cho hay Trung cộng đâm chìm một tàu cá Việt Nam ở gần quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói trong một tuyên bố hôm 6/4.

Như VOA đã đưa tin, tối 2/4, giới hữu trách tại Quảng Ngãi cho báo chí biết một tàu cá của ngư dân Trần Hồng Thọ, người của tỉnh, đã bị tàu Trung cộng đâm chìm ở gần đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền song trên thực tế nằm dưới quyền kiểm soát của Trung cộng từ năm 1974.

Một ngày sau vụ việc, vào tối 3/4, Trung cộng trao trả 8 ngư dân Việt Nam là thuyền viên của tàu cá bị đâm chìm.

Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Morgan Ortagus, gọi vụ đâm tàu vừa qua là động thái mới nhất “trong một chuỗi dài các hành động” của Trung cộng nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền trên biển “bất hợp pháp và gây bất lợi” cho các nước láng giềng Đông Nam Á quanh Biển Đông.

Trong bản tuyên bố hôm 6/4, bà Ortagus liệt kê một số hành động được xem như là Trung cộng lợi dụng đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu để khẳng định các tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp ở Biển Đông, bao gồm việc Bắc Kinh “công bố các trạm nghiên cứu mới” đặt trên các căn cứ quân sự được xây dựng trên Đá Chữ Thập và Đá Subi, và việc cho “máy bay quân sự đặc biệt” hạ cánh trên Đá Chữ Thập.

Vẫn theo lời nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Trung cộng cũng đã tiếp tục triển khai lực lượng dân quân biển quanh quần đảo Trường Sa.

Bà Ortagus lưu ý trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ rằng đường 9 đoạn mà Trung cộng vẽ trên bản đồ Biển Đông đã bị tuyên là “một tuyên bố chủ quyền trên biển bất hợp pháp” trong phán quyết hồi tháng 7/2016 của một tòa trọng tài được lập ra theo Công ước Luật Biển 1982, và quan điểm này được chính phủ Hoa Kỳ “chia sẻ”, nữ phát ngôn viên khẳng định.

“Chúng tôi kêu gọi Trung cộng tiếp tục tập trung vào việc hỗ trợ các nỗ lực quốc tế để chống lại đại dịch toàn cầu và ngừng khai thác việc các quốc gia khác bị phân tán tư tưởng hoặc trong trạng thái bấp bênh để bành trướng các tuyên bố phi pháp của Trung cộng ở Biển Đông”, tuyên bố của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói.

VOA (06.04.2020)

Mỹ lên tiếng về vụ hải cảnh Trung cộng đâm tàu cá Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng về vụ hải cảnh Trung cộng vô cớ ngăn cản, đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản và đe dọa an toàn ngư dân VN.

“Chúng tôi quan ngại sâu sắc với thông tin Trung cộng đâm chìm tàu cá Việt Nam ở khu vực quanh quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói trong thông cáo ngày 6/4.

“Đây là sự việc mới nhất trong chuỗi các hành động của Trung cộng nhằm thúc đẩy các tuyên bố hàng hải phi pháp và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á trên Biển Đông”.

Tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung cộng ngăn cản và đâm chìm.

Ngày 3/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết Bộ Ngoại giao đã trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung cộng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm vụ nhân viên công vụ và tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus. Ảnh: CNN.


“Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Hành động trên của tàu công vụ Trung cộng đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe doạ an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung cộng, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hoà bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”, bà Hằng nói.

Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, 8 ngư dân Việt Nam trên tàu QNg 90617 TS đã được tiếp nhận an toàn vào ngày 3/4.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu, Bắc Kinh cũng đã tuyên bố về “những trạm nghiên cứu” mới trên các căn cứ quân sự ở Đá Chữ Thập và Đá Subi, và đã hạ cánh máy bay quân sự ở Đá Chữ Thập. Trung cộng cũng triển khai dân quân biển quanh quần đảo Trường Sa.

Đá Chữ Thập và Đá Subi là hai bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng bị Trung cộng chiếm đóng, bồi đắp và xây dựng căn cứ phi pháp tại đây.

Trong tuyên bố ngày 6/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc lại rằng Đường 9 Đoạn của Trung cộng đã bị Toà Trọng tài – thành lập theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) – coi là yêu sách hàng hải bất hợp pháp vào tháng 7/2016. Bà nhắc lại rằng đây là “một lập trường mà chính phủ Mỹ chia sẻ”.

“Chúng tôi kêu gọi Trung cộng tập trung vào việc ủng hộ các nỗ lực quốc tế để chống lại đại dịch toàn cầu, và ngừng lợi dụng sự xao nhãng hoặc tình trạng dễ tổn thương của các nước khác để mở rộng các tuyên bố phi pháp trên Biển Đông”, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ.

Theo VietBF

Biển Đông: Hà Nội phản đối Trung cộng đâm chìm tàu cá Việt Nam

Đảo Phú Lâm (Woody Island), quần đảo Hoàng Sa, hiện Trung cộng kiểm soát, Việt Nam đòi hỏi chủ quyền. Ảnh chụp ngày 27/07/2012. STR / AFP

Ngày 03/04/2020, chính phủ Việt Nam đã chính thức phản đối Bắc Kinh về vụ tàu hải cảnh Trung cộng đâm chìm tàu cá Việt Nam ở khu vực Hoàng Sa.

Cổng Thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam hôm nay đăng lại tuyên bố của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo hôm qua, cho biết là một tàu tàu cá của Quảng Ngãi, trên đó có 8 ngư dân Việt Nam, đang hoạt động tại khu vực đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, quần đảo mà hai nước đang tranh chấp, thì bị tàu hải cảnh Trung cộng ngăn cản và đâm chìm ngày 02/04.

Theo thông cáo của hội Nghề Cá Việt Nam, sau khi đâm chìm tàu cá Việt Nam, tàu Trung cộng đã vớt 8 ngư dân của tàu đưa về đảo Phú Lâm. Sáng cùng ngày hôm đó, khi nhận được tin báo, ba tàu cá khác của Quảng Ngãi đã chạy đến ứng cứu và đã bị tàu Trung cộng truy đuổi, hai tàu cá bị bắt và bị đưa vào đảo Phú Lâm. Đến chiều tối 02/04, phía Trung cộng giao trả 8 ngư dân và 2 tàu cá bị bắt. Hội Nghề Cá Việt Nam kịch liệt lên án và phản đối hành động « vô nhân đạo » nói trên của phía Trung cộng.  

Trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lê Thi Thu Hằng cũng cho rằng hành động trên của tàu công vụ Trung cộng « đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe doạ an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam ».

Theo lời bà Lê Thị Thu Hằng, hôm qua, đại diện bộ Ngoại Giao đã trao công hàm phản đối cho đại diện Đại sứ quán Trung cộng và yêu cầu phía Trung cộng « điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung cộng nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam. »

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao nhắc lại  Việt Nam « có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý » để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Theo Reuters, hôm qua, lực lượng hải cảnh Trung cộng lại cho rằng tàu cá Việt Nam đã xâm nhập « trái phép » vào khu vực Hoàng Sa để đánh cá và đã không tuân lệnh rời khỏi khu vực này. Họ khẳng định tàu cá Việt Nam đã bị chìm khi đâm vào tàu hải cảnh Trung cộng.

Reuters nhắc lại đây là lần thứ hai trong vòng chưa tới một năm Hà Nội tố cáo tàu cá Việt Nam bị tàu Trung cộng đâm chìm.

RFI (04.04.2020)