Mỹ đưa tàu chiến yểm trợ Mã lai đối phó với Trung cộng
Hôm 08/05/2020, hai tàu chiến của Hải Quân Hoa Kỳ áp sát khu vực West Capella, trong vùng đặc quyền kinh tế của Mã lai, nơi hoạt động thăm dò của công ty dầu Mã lai đang bị tuần duyên Trung cộng đe dọa. Đây là lần thứ hai trong vòng một tháng, Hải Quân Mỹ đưa tàu hỗ trợ Kuala Lumpur.
Theo trang tin của Viện Hải Quân Mỹ (USNI), chiến hạm USS Montgomery (LCS-8) và tàu vận tải USNS Cesar Chavez (T-AKE-14) đã hiện diện gần khu vực dàn khoan của tập đoàn dẩu lửa Mã lai Petronas, để tiến hành hoạt động bảo vệ tự do hàng hải và an ninh trên biển.
Trong một tuyên bố được đưa ra hôm qua, 08/05, chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương, đô đốc John Aquilino, nhấn mạnh là sự hiện diện của Hải Quân Mỹ nhằm « bảo đảm trật tự dựa trên luật pháp quốc tế tại khu vực Biển Đông ».
Chỉ huy hải quân Mỹ cũng kêu gọi đích danh « Đảng Cộng Sản Trung Hoa… chấm dứt các hành động hù dọa các quốc gia Đông Nam Á, ngăn cản các nước này trong các hoạt động khai thác dầu khí và hải sản ».
Hiện tại Hoa Kỳ đang hỗ trợ chính quyền Mã lai tăng cường khả năng kiểm soát trên biển. Washington vừa viện trợ 12 hệ thống ScanEagle UAS cho phép Mã lai chuyển đổi một số máy bay vận tải quân sự thành phi cơ tuần thám trên biển.
Vẫn liên quan đến các căng thẳng giữa Trung cộng với các láng giềng Đông Nam Á tại Biển Đông, hôm qua, 08/05, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Việt Nam đã lên tiếng bác bỏ lệnh cấm đánh cả đơn phương của Trung cộng, được áp dụng từ ngày 01/05 đến 16/08. Tuyên bố được chính quyền Hà Nội đưa ra sau khi lệnh cấm đánh cá của Bắc Kinh bị Hiệp hội nghề cá Việt Nam phản đối. Lệnh đơn phương của Trung cộng cũng bị giới ngư dân Phi Luật Tân bác bỏ.
RFI (09.05.2020)
China Shocked: US Sends Massive warships to the South China Sea
(09.05.2020)
Hoa Kỳ điều hai tàu chiến đến khu vực Biển Đông
Hình minh hoạ. Tàu USS Montgomery của Hải quân Hoa Kỳ tham gia tập trận cùng hải quân các nước Đông Nam Á ở Vịnh Thái Lan hôm 4/9/2019 AFP
Hải quân Hoa Kỳ vừa điều hai tàu chiến đến tuần tra gần khu vực căng thẳng giữa Trung cộng và Mã lai ở Biển Đông. Trang tin của Học viện Hải quân Hoa Kỳ – USNI trích lời của giới chức Hải quân Hoa Kỳ cho biết như vậy hôm 8/5.
Đây là lần thứ hai trong vòng 1 tháng, Hoa Kỳ điều tàu chiến đến khu vực Biển Đông, thách thức Trung cộng.
Trong lần triển khai mới nhất, Hải quân Mỹ đã điều tàu USS Montgomery và USNS Cesar Chavez đến gần khu vực tàu khoan dầu West Capella đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Mã lai vào hôm 7 tháng 5. Hải quân Trung cộng trong nhiều tuần qua đã điều tàu chiến và hải cảnh đến gần khu vực này.
Vào cuối tháng 4 vừa qua, Hoa Kỳ cũng điều tàu tuần dương có hỏa tiễndẫn đường là USS Bunker Hill, tàu USS America và tàu USS Barry đến tập trận gần khu vực tàu Hải dương địa chất 8 của Trung cộng hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của Mã lai.
Hôm 8/5, Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ là Đô đốc John Aquilino đã ra tuyên bố khẳng định cam kết của Mỹ trong việc duy trì trật tự theo luật quốc tế ở Biển Đông, đảm bảo tự do hàng hải theo luật ở khu vực này.
“Đảng Cộng sản Trung Hoa cần chấm dứt việc bắt nạt các nước Đông Nam Á trong các hoạt động khai thác dầu khí và đánh bắt cá”, tuyên bố viết.
Hồi tháng 7 năm ngoái, Trung cộng cũng đã điều tàu Hải dương địa chất 8 và tàu hải cảnh đến quấy nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam ở gần khu vực Bãi Tư Chính. Vụ việc đã kéo dài trong nhiều tuần và Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo hành động bắt nạt của Trung cộng đối với Việt Nam.
RFA (09.05.2020)
Việt Nam có dùng lá bài chủ: cho Mỹ thuê Vịnh Cam Ranh?
Biển Đông gần đây lại dậy sóng vì những hành động khiêu khích của Trung cộng giữa mùa dịch Cúm Vũ Hán, và đang có nhiều tin đồn rằng Hà Nội đang cân nhắc giải pháp cho Hoa Kỳ thuê dài hạn Vịnh Cam Ranh hoặc một đảo nào đó ở Biển Đông để làm căn cứ, nhằm đối trọng với các hành động gây hấn dồn dập của Trung cộng gần đây. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc/Đại học New South Wales, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam, phân tích chính sách của Việt Nam và của Hoa Kỳ, xem liệu các diễn biến phức tạp ở Biển Đông có đủ nghiêm trọng để lãnh đạo VN phải sửa đổi chính sách quốc phòng và cân nhắc việc dùng “con bài chủ”, cho thuê cảng Cam Ranh?
Cam Ranh là một trong các cảng nước sâu tốt nhất trong vùng, có tầm quan trọng chiến lược đối với Đông Nam Á, và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương.
Một bài báo trên tờ National Interest từng nói rằng căn cứ Cam Ranh có thể thay đổi cục diện Biển Đông, và Việt Nam nắm trong tay con bài chiến lược, có thể quyết định chọn nước nào trong các đại cường đang nhòm ngó an ninh khu vực để cho thuê cảng Cam Ranh.
Trong một bài viết đăng trên báo The Diplomat hôm 6/5/2020, chuyên gia về các vấn đề Việt Nam, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc Phòng Úc, đặt câu hỏi liệu tin đồn vừa kể có cơ sở hay không?
Hiệp ước phòng thủ chung giữa Hoa Kỳ và Phi Luật Tân đã có từ năm 1951, cho phép quân đội Mỹ hiện diện tại các căn cứ chiến lược của Phi Luật Tân.
Tình hình Biển Đông có lẽ đã khác đi nếu người Mỹ không rút ra khỏi lãnh thổ Phi Luật Tân vào đầu thập niên 1990, vì những mâu thuẫn dẫn tới việc đàm phán lại Hiệp ước phòng thủ chung (MDT), khiến Mỹ rút ra khỏi Phi Luật Tân.
Sự vắng mặt của Mỹ trong khu vực từ đó, đã tạo chỗ trống cho phép Trung cộng bành trướng và mở rộng phạm vi ảnh hưởng, để cuối cùng trở thành một mối đe dọa đối với các nước nhỏ hơn trong khu vực.
Vì mối đe dọa này, Manila đề xuất một thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ “tạm thời” có mặt tại Phi Luật Tân, dẫn tới Hiệp Ước Thăm Viếng Quân Sự với Mỹ (VFA) năm 1998, và sau đó Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) giữa Manila và Washington năm 2014.
Ảnh: địa thế Vịnh Cam Ranh trên bản đồ google Maps
Tuy nhiên, loan báo của Tổng thống Phi Luật Tân Duterte sẽ chấm dứt Hiệp Ước Thăm Viếng Quân Sự với Mỹ sẽ tác động tới EDCA bởi vì khó có chuyện người Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động và hỗ trợ Phi Luật Tân nếu nhân sự của họ không được bảo vệ theo các điều khoản ghi trong thỏa thuận VFA.
Những khúc mắc trong quan hệ hai nước và chính sách bất nhất của TT Duterte đã buộc người Mỹ xoay sang các nước láng giềng, và trong bối cảnh đó, các cơ sở tại Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với Hoa Kỳ, dẫn tới nhiều đồn đoán cho rằng Hà Nội đang cân nhắc việc cho Hoa Kỳ thuê dài hạn Vịnh Cam Ranh hoặc một vài đảo ở Biển Đông.
Giáo sư Carlyle Thayer nói khả năng này bị hạn chế bởi chính sách « Ba Không » của Việt Nam, ngăn cấm việc cho thuê cảng Cam Ranh hay các đảo đá ở Biển Đông.
Chính sách đối ngoại và quốc phòng của VN dựa trên nguyên tắc Ba Không đã được ghi trong Sách trắng Quốc phòng đầu tiên của VN vào năm 1998. Nguyên tắc Ba Không gồm: “Không liên minh quân sự với nước nào, Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, và Không về phe nước nào chống lại một nước khác.”
Chính sách này được Hà Nội tái khẳng định nhiều lần. Sách trắng Quốc phòng mới nhất, công bố vào cuối năm 2019, đổi chính sách Ba không thành Bốn Không:
“Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”.
Giáo sư Thayer nói như vậy nếu chỉ dựa trên nguyên tắc Ba Không, thì chính sách quốc phòng của Việt Nam ngăn cấm việc cho Hoa Kỳ hoặc bất kỳ nước nào khác, thuê Vịnh Cam Ranh hay các đảo trên Biển Đông.
Ảnh: Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh giới thiệu Sách trắng Quốc phòng 2019
Nhưng GS Thayer lưu ý rằng Sách Trắng Quốc phòng năm 2019 gợi lên triển vọng Việt Nam có thể cứu xét sửa đổi chính sách Ba Không. Các đoạn sau đây đã thu hút nhiều chú ý:
“Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung”.
Và, “Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế.”
Việt Nam chiếm từ 49 đến 51 tiền đồn trên Biển Đông, trải rộng trên 27 thực thể tại quần đảo Trường Sa, theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế tại Washington.
Năm 2009, Thủ tướng Việt Nam thời đó, ông Nguyễn Tấn Dũng, loan báo các cơ sở thương mại bảo trì, sửa chữa tàu của Việt Nam tại Cảng Cam Ranh sẽ mở cửa đón các tàu hải quân của thế giới. Hoa Kỳ là nước đầu tiên nhận lời mời, đưa tàu USNS Safeguard tới cảng Sài Gòn vào tháng 9/2009.
Năm 2010, Hoa Kỳ và VN ký hợp đồng để sửa chữa và bảo trì các tàu hải quân Mỹ.
Theo GS Thayer, từ hơn một thập niên nay, số tầu chiến Mỹ cập cảng Việt Nam để viếng thăm chính thức, hoặc để bảo trì, sửa chữa ngày càng nhiều.
Cảng Cam Ranh gồm một cảng quân sự và một cảng dân sự. Cảng Quốc tế Cam Ranh, cảng dân sự, chính thức đi vào hoạt động vào tháng Ba năm 2016.
Tàu hải quân đầu tiên của Mỹ trở lại Cam Ranh là tàu tiếp liệu đạn dược của Hạm đội 7, chiếc USNS Richard E. Byrd, ghé Việt Nam vào tháng 8-2011.
Trong năm 2016, có tới 3 tàu chiến Mỹ ghé Cảng dân sự Cam Ranh gồm: USS John McCain, USS Frank cable và chiếc USS Mustin.
Hoa Kỳ từ lâu chủ trương dàn xếp các “điểm tiếp nhận chứ không lập căn cứ” dựa trên lập luận rằng căn cứ có vị trí cố định, dễ là mục tiêu bị tấn công, trong khi điểm tiếp nhận cho phép Hoa Kỳ tiếp cận các cơ sở đó vào những thời khắc quan trọng như thảm họa thiên nhiên hay một cuộc khủng hoảng nào đó. Cho nên theo GS Thayer, có khả năng Hoa Kỳ sẽ điều đình với phía VN để cho phép các tầu chiến của Mỹ được thường xuyên cập cảng Việt Nam, hơn là thuê một cơ sở để thiết lập căn cứ.
Hoa Kỳ đã có nhiều căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương như Yokosuka ở Nhật Bản, đảo Guam hay như ở Hawai. Và nhất là các tầu chiến của Mỹ có khả năng nhận tiếp tế trên biển.
Gần đây, vì những động thái ngày càng gây hấn của Trung cộng, đe dọa chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông, VN và Mỹ đã có các cuộc đàm phán nhằm nâng mối quan hệ đối tác toàn diện lên thành thành quan hệ đối tác chiến lược.
Tuy nhiên, theo chuyên gia này, chính phủ Việt Nam sẽ vô cùng thận trọng trong việc áp dụng bất kỳ thay đổi nào đối với chính sách đối ngoại và quốc phòng dài hạn trong thời gian dẫn tới đại hội Đảng lần thứ 13, dự kiến diễn ra trong quý I năm 2021.
Ông nói căn cứ trên quá khứ, Việt Nam có nhiều khả năng tiếp tục chính sách “đa dạng hóa và đa phương hóa” trong các quan hệ với các cường quốc thế giới. Do đó, sẽ khó có chuyện Việt Nam liên kết với Mỹ để chống Trung cộng.
GS Thayer nói điều này giải thích vì sao ông đi đến kết luận là “khó xảy ra chuyện Việt Nam cho Hoa Kỳ thuê cảng Cam Ranh” hay một đảo nào đó ở Biển Đông để làm căn cứ.
Mặc dù Trung cộng ‘khó chịu’, sự xuất hiện của các tàu chiến, khu trục hạm, phi cơ oanh tạc chiến lược của Mỹ ở Biển Đông vẫn diễn ra như một tín hiệu mạnh.
Tin tức cho hay, Hoa Kỳ từ ngày 01/5 đã điều động bốn oanh tạc cơ B-1B cùng với 200 quân nhân từ căn cứ Không Quân Dyess ở Texas đến căn cứ Andersen, trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.
Trong đó, ba oanh tạc cơ chiến lược B-1B của Mỹ đã bay thẳng đến căn cứ Guam trên Thái Bình Dương, phi cơ còn lại bay đến Nhật Bản nhằm tập huấn với hải quân của Hoa Kỳ tại khu vực.
Không lâu trước đó, hôm 30/04, hai oanh tạc cơ B-1B Lancer, có khả năng mang theo nhiều vũ khí hơn B-52, bao gồm bom dẫn đường JDAM và hỏa tiễnhành trình chống hạm, xuất phát từ căn cứ Nam Dokota của Hoa Kỳ, đã có phi vụ bay diễn tập trong vòng 33 giờ với trọng tâm nhấn vào Biển Đông.
“Tôi nghĩ đây là một tín hiệu khá mạnh, so với trước đây Mỹ cũng có những hoạt động ấy, nhưng bây giờ tình hình hiện nay, đấy cũng thể hiện môt quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc sẵn sàng ngăn cản các hoạt động phi pháp của Trung cộng,” nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, TS. Trần Công Trục nói với BBC News Tiếng Việt hôm 04/5/2020.
Cũng từ Hà Nội, hôm thứ Hai, từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển, Viện trưởng Hoàng Ngọc Giao nói với BBC rằng diễn biến tàu hải quân và phi cơ Mỹ hoạt động ở Biển Đông vừa thể hiện ‘chính sách nhất quán’ của Mỹ, vừa là một tín hiệu ‘cảnh báo’:
“Việc mà Mỹ gần đây đã điều hai oanh tạc cơ chiến lược B1B Lancer đến vùng Biển Đông, bay từ lãnh thổ Mỹ với thời gian đến hơn 30 tiếng đồng hồ, thể hiện một chính sách nhất quán của Mỹ về việc đảm bảo tự do, an ninh, an toàn hàng hải, cũng như an ninh của chiến lược về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng mở và tự do.”
“Nó khẳng định sự nhất quán về chính sách, cũng như quyết tâm của chính phủ Mỹ với đảm bảo duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
“Thứ hai, đây cũng là một động thái có thể hiểu như một sự cảnh báo đối với những hành động có tính chất hung hăng và khiêu khích ngày càng mạnh mẽ hơn từ phía Trung cộng.”
Ảnh: hành trình của tàu khảo sát địa chất Hải dương 8 của Trung cộng kèm theo một tàu Hải giám bảo vệ, ở vùng đặc quyền kinh tế của Mã lai và vùng chồng lấn với Việt nam trên Biển Đông cho đến tối ngày 5-5-2020
“Trung cộng muốn thực hiện được cái gọi là lợi ích cốt lõi, tức là độc chiếm Biển Đông, cũng như đồng thời đe dọa độc lập của Đài Loan, đe dọa quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông đối với các quốc gia.”
“Theo tôi, họ sẽ vẫn có thể tiếp tục những hành vi khiêu khích, bắt nạt và thậm chí sử dụng quân sự, hoặc dưới vỏ bọc, hay ‘mặt nạ’ gọi là dân sự, để thực hiện những hành vi vũ trang, cũng như đe dọa sử dụng vũ lực đối với các nước trong khu vực.”
Khi được hỏi, Việt Nam cần có hành động chính sách gì để tự vệ hoặc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình ở Biển Đông và khu vực trong hiện nay và tới đây, PGS. Hoàng Ngọc Giao đề cập chính sách ba không của Việt Nam.
“Việt Nam có chính sách ba không công bố như một chính sách chính thức trong Sách Trắng Quốc phòng của chính phủ Việt Nam, nhưng nếu hỏi là chính sách này có được nhân dân hưởng ứng và tán thành không, thì tôi nghĩ rằng là khó có chuyện đó.
“Bởi vì người dân rất là mong muốn, có thể là chưa liên minh ngay với Hoa Kỳ rồi các nước trong khu vực như là Úc, Nhật Bản, hay Ấn Độ, nhưng ít nhất cũng phải tăng cường hữu hiệu sự hợp tác về an ninh, quốc phòng.
“Thế nhưng chính sách ba không, Sách Trắng Quốc phòng của Việt Nam rõ ràng gây ra những thất vọng đối với rất nhiều người ở Việt Nam.”
“Động thái hợp tác về mặt quân sự đến nay còn rất lỏng lẻo, rời rạc, không phù hợp với tình hình nước sôi, lửa bỏng hiện nay là chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đang bị Trung cộng đe dọa một cách nghiêm trọng.” PGS. Hoàng Ngọc Giao đưa ra nhận định.
Nhà nước Việt Nam hiện nay đang nằm ở thế kẹt giữa một bên là ĐCS VN vẫn sử dụng ý thức hệ theo CNCS đầy lạc hậu, phụ thuộc và tương đồng với nhà nước Cộng sản Trung cộng , mặt khác Chính phủ lại muốn mở rộng quan hệ đa phương, đặc biệt là với Mỹ , châu Âu và các nước Dân chủ, Tự do trên thế giới.
Không còn con đường nào khác, đảng cộng sản phải thay đổi và chuẩn bị một lộ trình nhằm sớm chuyển đổi sang thể chế dân chủ như các nước văn minh, trả lại quyền làm chủ đất nước cho Nhân dân VN.
VietBF (09.05.2020)
Mỹ “trở lại mạnh mẽ” với kế hoạch bóp nghẹt hải quân Trung cộng
Trong lúc Mỹ và Trung cộng đang tranh cãi về đại dịch Covid-19, cuộc đối đầu lâu dài giữa 2 nước này đang ở bước ngoặt khi Washington phát triển vũ khí và chiến lược mới, chú trọng đến tên lửa.
Hỏa tiễnhành trình Tomahawk được phóng từ một tàu chiến Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ
Trong những thập kỷ qua, Mỹ gần như đứng ngoài cuộc khi Trung cộng phát triển hỏa lực quân sự. Giờ đây, sau khi thoát khỏi các ràng buộc của một hiệp ước kiểm soát vũ khí từ thời Chiến tranh lạnh, chính quyền Tổng thống Trump đang lên kế hoạch triển khai hỏa tiễnhành trình tầm xa phóng từ mặt đất ở châu Á-Thái Bình Dương.
Ngũ Giác Đài hiện có ý định trang bị cho lực lượng lính thủy đánh bộ phiên bản hỏa tiễnhành trình Tomahawk đang xuất hiện trên tàu chiến Mỹ, theo các yêu cầu ngân sách của Nhà Trắng cho năm 2021 và thông tin từ các cuộc điều trần trước quốc hội của các chỉ huy quân sự cấp cao của Mỹ hồi tháng 3.
Ngoài ra, Washington còn đẩy nhanh việc giao các các hỏa tiễnchống tàu tầm xa mới đầu tiên trong nhiều thập kỷ cho quân đội Mỹ.
Động thái của Mỹ nhằm đối phó lợi thế của hỏa tiễnđạn đạo và hỏa tiễnmặt đất Trung cộng. Theo các tư lệnh và cố vấn chiến lược Ngũ Giác Đài, Quân giải phóng nhân dân Trung cộng (PLA) đã xây dựng một lực lượng hỏa tiễncó tầm bắn xa hơn Mỹ và các đồng minh ở khu vực.
Ngoài ra, trong nỗ lực thay đổi mạnh mẽ về chiến thuật, Lực lượng thủy quân lục chiến sẽ hợp tác với Hải quân Mỹ tấn công tàu chiến của đối phương. Các đơn vị di động nhỏ của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ được trang bị hỏa tiễnchống hạm sẽ trở thành sát thủ tàu thuyền.
Lực lượng này được trang bị các hỏa tiễnchính xác có thể chỗ trợ Hải quân Mỹ giành quyền kiểm soát trên biển, đặc biệt ở Tây Thái Bình Dương.
“Hỏa tiễnTomahawk là một trong số những công cụ cho phép chúng ta làm được điều đó” – một chỉ huy quân sự Mỹ cho biết.
Hỏa tiễnTomahawk được trang bị trên tàu chiến của Mỹ và sử dụng tấn công các mục tiêu trên mặt đất trong các thập kỷ qua. Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ tiến hành thử nghiệm phóng hỏa tiễn hành trình vào năm 2022 với mục tiêu đưa nó vào hoạt động trong năm sau đó.
Hỏa tiễnđạn đạo DF-21D của Trung cộng. Ảnh: Reuters
Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ tham gia tập trận chung với binh sĩ Phi Luật Tân tại tỉnh Zambales hồi tháng 4-2019. Ảnh: Reuters
Ban đầu, số lượng nhỏ hỏa tiễnhành trình trên mặt đất sẽ không thay đổi cán cân sức mạnh. Tuy nhiên, động thái trên của Mỹ có thể phát đi tính hiệu mạnh mẽ rằng nước này chuẩn bị cạnh tranh với kho vũ khí của Trung cộng, theo các nhà chiến lược cao cấp của Mỹ và phương Tây.
Về lâu dài, số lượng lớn các hỏa tiễncủa Mỹ có thể là mối đe dọa với quân đội Trung cộng. Mối đe dọa tức thì lớn nhất đến từ loạt hỏa tiễnchống hạm tầm xa mới được trang bị trong các máy bay tấn công của Hải quân và Không quân Mỹ.
“Người Mỹ đang trở lại mạnh mẽ” – ông Ross Babbage, chuyên gia của Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (Mỹ) nhận định.
Một nhóm 3 tàu chiến Mỹ và 1 tàu chiến Úc tại biển Đông hôm 18-4-2020. Ảnh: Reuters
Trung cộng có được lợi thế vì không tham gia hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), trong đó cấm Mỹ và Nga sở hữu hỏa tiễnđạn đạo và hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500km đến 5500 km. Vì không bị ràng buộc bởi INF, theo ước tính của Mỹ và phương Tây, Trung cộng đã triển khai khoảng 2000 loại vũ khí này.
Tuy nhiên, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi hiệp ước INF vào năm ngoái giúp Mỹ tập trung đối phó với lực lượng hỏa tiễnTrung cộng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper khi đó cho biết ông muốn các hỏa tiễnphóng từ mặt đất được triển khai đến châu Á trong vòng vài tháng nhưng thừa nhận kế hoạch này có thể tốn nhiều thời gian hơn.
Cuối tháng 8-2019, Ngũ Giác Đài thử nghiệm hỏa tiễnTomawahk phóng từ mặt đất. Đến tháng 12-2019, Bộ Quốc phòng Mỹ cho phóng thử một hỏa tiễnđạn đạo từ mặt đất. Nếu còn tham gia hiệp ước INF, Mỹ sẽ bị cấm tiến hành những vụ thử như thế.
Tài liệu ngân sách cho thấy lực lượng lính thủy đánh bộ đã yêu cầu khoản tiền 125 triệu USD để mua 48 hỏa tiễnTomahawk (có tầm bắn khoảng 1.600 km) từ năm tới.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đang cho tiến hành nghiên cứu về vũ khí tấn công tầm xa mới, trong đó yêu cần khoảng ngân sách 3,2 tỉ USD cho công nghệ siêu thành chủ yếu dùng cho tên lửa.
Một hỏa tiễnphóng từ tàu chiến Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ
Máy bay ném bom B1-B Lancer phóng hỏa tiễnLRASM hồi tháng 8-2013. Ảnh: Hải quân Mỹ
Vụ thử hỏa tiễnhành trình của Mỹ tại tiểu bang California hôm 18-8-2019. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Chưa hết, các máy bay phản lực F/A 18 Super Hornet và máy bay ném bom B-1 của Không quân Mỹ hiện đang được trang bị loại hỏa tiễnchống hạm tầm xa (LRASM) mới của hãng Lockheed Martin. Hỏa tiễnmới này đang được triển khai để đáp ứng “nhu cầu hoạt động khẩn cấp” của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, theo tài liệu ngân sách.
LRASM mang đầu đạn nặng 450 kg và có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách lớn hơn 800 km. Các tài liệu ngân sách cho thấy Bộ Quốc phòng Mỹ đang tìm kiếm 224 triệu USD để đặt mua thêm 53 hỏa tiễnLRASM vào năm 2021. Hải quân và Không quân Mỹ dự kiến sẽ có hơn 400 LRASM vào năm 2025.
LRASM được phát triển từ loại hỏa tiễntấn công mặt đất tầm xa gọi tắt là JASSM. Bộ Quốc phòng Mỹ đang yêu cầu chi 577 triệu USD vào năm tới để đặt mua thêm 400 hỏa tiễnJASSM.
“Sự tập trung của Mỹ và đồng minh vào các hỏa tiễnhành trình tấn công mặt đất và chống hạm tầm xa là cách nhanh nhất để tái thiết sức mạnh hỏa lực tầm xa ở Tây Thái Bình Dương” – ông Robert Haddick, chuyên gia tại Viện Mitchell về nghiên cứu hàng không vũ trụ (Mỹ) nhận định.
Các sĩ quan hải quân Mỹ hiện tại và đã nghỉ hưu đang thúc giục Bộ Quốc phòng Mỹ trang bị cho các tàu chiến Mỹ các hỏa tiễnchống hạm tầm xa, cho phép chúng cạnh tranh với các tàu tuần dương, khu trục hạm và tàu khu trục mới nhất của Trung cộng.
(09.05.2020)
Mỹ dọa “đánh đòn” Trung cộng nếu tiếp tục ‘bắt nạt’ các nước trong khu vực ở Biển Đông
Hải quân Mỹ điều hai tàu chiến duy trì hiện diện ở Biển Đông, cảnh báo rắn đồng thời yêu cầu Trung cộng ngừng hành vi “bắt nạt” nước khác trong khu vực.
Hải quân Mỹ hôm 7/5 điều tàu chiến Montgomery (LCS-8) và tàu hậu cần Cesar Chavez (T-AKE-14) đi vào vùng biển có sự hiện diện của tàu khoan West Capella do công ty dầu khí nhà nước Mã lai Petronas vận hành trên Biển Đông.
Các tàu chiến của hải quân Trung cộng và tàu hải cảnh Trung cộng cũng hoạt động gần West Capella. Hoạt động của tàu hải quân Mỹ được cho là “thể hiện sự ủng hộ rõ ràng với tàu khoan Mã lai”.
Trong một tuyên bố cùng ngày, Đô đốc John Aquilino, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, khẳng định Mỹ “cam kết duy trì một trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ tự do trên biển và thượng tôn pháp luật”, ông Aquilino nói. “Trung cộng phải chấm dứt kiểu bắt nạt người Đông Nam Á trong hoạt động khai thác dầu mỏ, khí đốt và đánh bắt cá ngoài khơi. Hàng triệu người dân trong khu vực này phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên đó để kiếm sống”.
Tàu chiến Montgomery (LCS-8) của Hải quân Mỹ hoạt động gần tàu khoan West Capella của Mã lai trên Biển Đông hôm 7/5. Ảnh: US Navy.
Reuters ngày 17/4 dẫn ba nguồn tin an ninh cho biết tàu Địa chất Hải dương 8 của Trung cộng bám theo tàu khoan West Capella trên Biển Đông. Tàu Địa chất Hải Dương 8 có lúc được 10 tàu Trung cộng hộ tống, gồm các tàu hải cảnh và tàu của lực lượng dân binh.
Theo các nguồn tin, hai chiến hạm Mỹ USS America cùng USS Bunker Hill hôm 21/4 di chuyển gần nơi tàu Địa chất Hải dương 8 bám theo West Capella. Trung cộng bác cáo buộc Địa chất Hải dương 8 quấy rối West Capella và cho biết tàu khảo sát triển khai “các hoạt động thông thường”.
Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế báo cáo rằng các tàu Trung cộng cũng nhắm vào các tàu tiếp tế hỗ trợ cho tàu khoan Mã lai khi nó hoạt động ngoài khơi Mã lai. Mã lai bày tỏ hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết một cách hòa bình.
Bộ Ngoại giao Mỹ tháng trước chỉ trích Trung cộng, yêu cầu Bắc Kinh “nên chấm dứt hành vi bắt nạt và kiềm chế tham gia loại hoạt động khiêu khích và gây bất ổn này”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tuần này cho biết “chúng ta tiếp tục chứng kiến hành vi gây hấn của quân đội Trung cộng ở Biển Đông”, bao gồm “đe dọa tàu hải quân Phi Luật Tân”, “đánh chìm tàu cá Việt Nam” và “đe dọa các quốc gia khác tham gia phát triển dầu mỏ ngoài khơi”.
Mỹ gần đây liên tục cáo buộc Trung cộng lợi dụng đại dịch Covid-19 để thúc đẩy sự hiện diện ở Biển Đông. Trước khi đến gần tàu khoan Mã lai, Địa chất Hải dương 8 xuất hiện cách bờ biển Việt Nam 158 km, trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Tàu Địa chất Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống của Trung cộng cũng từng xâm phạm EEZ và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông hồi đầu tháng 7/2019, sau đó rời đi vào cuối tháng 10/2019. Việt Nam đã nhiều lần phản đối hoạt động của nhóm tàu Trung cộng nói trên, khẳng định vùng ở nam Biển Đông không thuộc khu vực tranh chấp.
VietBF (08.05.2020)
Biển Đông : Việt Nam có thể sắp kiện Trung cộng ra tòa quốc tế
Ảnh tư liệu : Biểu tình tại Hà Nội ngày 12/06/2011 chống các hành động gây hấn của Trung cộng trên Biển Đông. Reuters / Kham
Theo tác giả David Hutt trên Asia Times ngày 07/05/2020, Hà Nội đang cân nhắc việc kiện Bắc Kinh trước một tòa án trọng tài quốc tế về vấn đề Biển Đông.
Việt Nam được cho là đang chuẩn bị hồ sơ kiện lên tòa trọng tài quốc tế chống lại yêu sách chủ quyền Biển Đông phi lý của Trung cộng. Đây có thể là đáp trả về pháp lý trước việc Trung cộng ngày càng gia tăng đe dọa và quấy nhiễu trên tuyến đường hàng hải tranh chấp.
Nhiều tiếng nói trong chính quyền đòi kiện Trung cộng
Các nhà phân tích đang theo dõi tình hình tin rằng, Hà Nội có thể nộp đơn kiện – tương tự như Phi Luật Tân đã tiến hành trước đây, và đã chiến thắng Trung cộng tại Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hồi tháng 7/2016. Phán quyết của tòa khẳng định Trung cộng « không có quyền lịch sử » về đường lưỡi bò 9 đoạn mà Bắc Kinh sử dụng để đòi hỏi chủ quyền gần 90% Biển Đông. Trung cộng từ chối tham gia vụ kiện và tuyên bố không chấp nhận phán quyết, vốn không có cơ chế buộc phải thực thi.
Ông Alexandre Vuving, giáo sư của Trung tâm nghiên cứu an ninh Daniel K Inouye ở Honolulu, Hawai cho biết từ năm ngoái « đã có thêm rất nhiều tiếng nói trong giới cầm quyền ở Hà Nội, kêu gọi đưa Trung cộng ra tòa ».
Nhà phân tích Derek Grossman thuộc think tank RAND Corporation ở Washington nói rằng ông không có thông tin nào về việc Hà Nội đang chuẩn bị kiện lên tòa quốc tế, nhưng nghe được từ các nguồn tin chính phủ rằng đề xuất này đang được xem xét một cách nghiêm túc.
Một nguồn tin ngoại giao giấu tên nói với Asia Times, các cuộc thảo luận tại Hà Nội về một vụ kiện quốc tế nay đang căng thẳng hơn trước. Trong một hội nghị thường niên về Biển Đông do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức tháng 11 năm ngoái, thứ trưởng ngoại giao Lê Hoài Trung đã công khai nêu ra vấn đề này. Đây là lần đầu tiên kể từ gần 5 năm qua, một quan chức cao cấp đề cập đến. Ông Trung nói : « Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 đã dự trù đầy đủ các cơ chế để áp dụng biện pháp này ».
Bắc Kinh tăng cường quấy nhiễu Biển Đông
Việt Nam ngày càng có thêm động lực để đưa Trung cộng ra tòa. Chiếc tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 đã dành hầu như cả năm 2019 để quấy rối một liên doanh khai thác năng lượng với Nga tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở Biển Đông. Việc quấy nhiễu này năm nay lại tiếp tục, bất chấp đại dịch virus corona.
Ngày 03/04, một tàu đánh cá Việt Nam bị một tàu tuần duyên Trung cộng đánh đắm ở gần quần đảo Hoàng Sa. Đến ngày 13/04, chiếc Hải Dương Địa Chất 8 lại tái xuất hiện tại EEZ của Việt Nam. Vài ngày sau, chính quyền Trung cộng loan báo thành lập hai quận « Tây Sa » và « Nam Sa » tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền.
Không chỉ đe dọa Việt Nam, mà tháng trước tàu hải cảnh Trung cộng còn tuần tra ở khu vực thuộc EEZ của Mã lai trên Biển Đông, kể cả một khu vực đang khai thác dầu khí.
Không còn cách nào khác ngoài kiện lên tòa quốc tế
Theo các nhà phân tích, tuy việc đưa vấn đề ra tòa án quốc tế có thể mang lại cho Hà Nội một chiến thắng mang tính biểu tượng, nhưng khó có khả năng Bắc Kinh tuân thủ bất kỳ một phán quyết nào có lợi cho Việt Nam. Động thái này có thể làm gia tăng căng thẳng, tiến gần đến xung đột.
Tuy nhiên dường như Việt Nam không còn bao nhiêu lựa chọn. Chuyên gia về Biển Đông Bill Hayton của think tank Chatham House hồi tháng 11 nói với Reuters, một vụ kiện quốc tế có lẽ là « điều duy nhất mà Việt Nam còn có thể làm được ».
Trả lời Asia Times, nhà phân tích Vuving nhận định « Hà Nội có thể nghĩ rằng không có chọn lựa nào khác ngoài việc đưa Trung cộng ra trước tòa án quốc tế ».
Mỗi lần có va chạm với Trung cộng tại Biển Đông, chính phủ Việt Nam cơ bản có hai khả năng : hoặc công khai chỉ trích Trung cộng, hoặc cố gắng làm giảm căng thẳng thông qua các cuộc họp giữa hai đảng. Khi Bắc Kinh loan báo lập hai « quận » mới vào tháng trước, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố : « Việt Nam yêu cầu Trung cộng tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và hủy bỏ các quyết định sai trái ».
Tháng Tám năm ngoái, nhà phân tích Việt Nam Lê Hồng Hiệp viết trên một tờ báo khu vực là « ngoại giao chừng như là tuyến phòng thủ đầu tiên và cuối cùng (của Việt Nam) để chống lại sự quyết đoán của Trung cộng trên Biển Đông ».
Tâm lý chống Trung cộng dâng cao trên toàn cầu
Tuy nhiên Hà Nội có thể cảm thấy rằng thời điểm đã chín muồi cho một động thái pháp lý mới, có thể làm dư luận quốc tế thiên về hướng có lợi cho Việt Nam.
Thật vậy, nếu có khi nào người dân Việt Nam có thể tập hợp xung quanh đảng cầm quyền, còn Bắc Kinh yếu ớt, dễ tổn thương hơn bao giờ hết, thì đó chính là lúc này.
Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung cộng, một think tank thuộc bộ An ninh Quốc gia, cơ quan lãnh đạo tình báo cao nhất, dường như trong một báo cáo mới đây đã nhận định « tình cảm chống Trung cộng trên toàn cầu đang ở mức cao nhất, kể từ sau vụ đàn áp quảng trường Thiên An Môn năm 1989 cho đến nay » – theo Reuters.
Đồng thời đảng cộng sản Trung cộng bị yếu đi trong nước, do tăng trưởng kinh tế – mà nhờ đó đảng có được tính chính danh suốt một thời gian dài – bị sụt giảm trong năm 2020, lần đầu tiên kể từ hơn bốn chục năm.
Sự bất mãn đối với Trung cộng trên toàn cầu, chủ yếu do việc xử lý khủng hoảng virus corona và chiến dịch bóp méo thông tin sau đó, chưa bao giờ mạnh mẽ như thế kể từ nhiều thập niên qua.
Tận dụng thế mạnh của Việt Nam hiện nay
Trong khi đó, đảng cộng sản Việt Nam lại được trong và ngoài nước khen ngợi vì khả năng và sự minh bạch bất ngờ trong việc xử lý nạn dịch Covid-19. Việt Nam còn có thể được hưởng lợi lớn khi Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước châu Âu tìm cách tách rời khỏi nền kinh tế Trung cộng và dịch chuyển các chuỗi cung ứng khỏi Hoa lục.
Bên cạnh đó, Hà Nội có thể tận dụng vị thế quốc tế mạnh mẽ hiện nay để tiến hành vụ kiện chống lại Trung cộng.
Năm nay Việt Nam là chủ tịch luân phiên ASEAN, một vị trí có thể cố vận dụng để tạo nên một mặt trận đoàn kết hơn với các nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó có những nước cũng tranh chấp trên biển với Trung cộng.
Việt Nam còn giữ chiếc ghế thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2021-2022. Theo giáo sư Carl Thayer, đại học New South Wales, Úc, vai trò này giúp Việt Nam có thể tố cáo sự hung hăng của Bắc Kinh với các thành viên khác của Hội đồng Bảo an.
Nhưng ông Thayer lưu ý, vấn đề là « Trung cộng có quyền phủ quyết » ; và « Việt Nam vẫn còn mơ hồ về hành động pháp lý sẽ tiến hành và những vấn đề nêu ra ».
Thay vì khiếu nại ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Hà Nội có thể áp dụng « kiểu Phi Luật Tân » : kiện theo UNCLOS, tức Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, quy định về chủ quyền ranh giới trên biển.
Nếu theo con đường này, Hà Nội cần phải quyết định sẽ kiện ở đâu : Tòa án Quốc tế về Luật Biển, Tòa án Công lý Quốc tế, Tòa Trọng tài hay một Tòa Trọng tài Đặc biệt.
Ông Thayer giải thích : « Tất cả các quốc gia thành viên UNCLOS đều được tự do chỉ định một trong bốn cơ chế mình thích. Nếu không, thì cơ chế mặc định là Tòa Trọng tài. Đó là điều đã diễn ra giữa Phi Luật Tân và Trung cộng ».
Nếu Tòa Trọng tài ra phán quyết có lợi cho Việt Nam, sau khi Hà Nội chứng minh được nhiều vấn đề gây tranh cãi về yêu sách lịch sử, thì « Việt Nam sẽ có lợi nhờ được quảng bá trong dịp này, và áp lực chính trị đè lên Trung cộng ».
Cũng theo giáo sư Thayer, sự kiện này còn mang lại cho Việt Nam « cơ sở để chống lại các hành động của Trung cộng, và cộng đồng quốc tế có thể căn cứ vào đó để ủng hộ Việt Nam ». Nhưng Việt Nam khó thể làm được gì nhiều nếu Trung cộng làm ngơ trước phán quyết, như đã xử sự với Phi Luật Tân.
Rủi ro cần cân nhắc
Thật vậy, có những rủi ro khi đưa Trung cộng ra tòa. Nhà phân tích Lê Hồng Hiệp hồi tháng Tám viết rằng các quan chức cao cấp Việt Nam nghi ngại về việc đưa ra tòa trọng tài vì « ngay cả nếu Hà Nội thắng kiện, thì cũng không ngăn cản được Trung cộng lấn chiếm vùng biển Việt Nam trong tương lai ».
Và « Thậm chí lại còn tệ hơn, vì có thể làm Trung cộng càng thêm hung hăng, gây bất ổn thêm quan hệ Việt-Trung, đe dọa viễn cảnh kinh tế Việt Nam và đẩy đất nước vào một thế chiến lược bấp bênh ».
Nhà phân tích Grossman năm ngoái khẳng định nếu Bắc Kinh tìm kiếm xung đột, Việt Nam có thể là mục tiêu ưu tiên để khởi động. Qua đó quân đội Trung cộng sẽ có được kinh nghiệm chiến đấu cần thiết trên không, trên biển mà không sợ bị Hoa Kỳ can thiệp, và trong tình huống có thể chiến thắng.
Khó thể biết được Việt Nam có bị áp lực của các đồng minh quốc tế hay không, cụ thể là Mỹ, để kiện Trung cộng lên tòa trọng tài, với hy vọng tạo ra một án lệ thứ hai chống lại tham vọng trên biển của Bắc Kinh. Một bản án như thế, theo các nhà phân tích, sẽ giúp cho Hoa Kỳ thêm cơ sở vững chắc để tăng cường các hoạt động vì tự do hàng hải trên Biển Đông.
« Điều quan trọng cần nhấn mạnh là đảng cộng sản Trung cộng lợi dụng việc cả thế giới tập trung vào đại dịch virus corona để tiếp tục thái độ khiêu khích như thế nào » – Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói với các đồng nhiệm ASEAN trong một hội nghị truyền hình vào tháng trước. « Hoa Kỳ cực lực phản đối hành động đe dọa của Trung cộng, chúng tôi hy vọng các quốc gia khác cũng buộc Bắc Kinh phải trả giá ».
Việt Nam đang trong tình huống đầy nghịch lý. Những nỗ lực ngoại giao và phản đối công khai đã không thành công trong việc ngăn chận Trung cộng, mà các trò đe dọa mới đây đã chứng tỏ. Nhưng quốc tế hóa tình hình có thể đẩy Việt Nam và Trung cộng – nói rộng ra là Hoa Kỳ và Trung cộng – tiến gần đến điểm xung đột vũ trang, mà Hà Nội biết rằng không có cơ hội thắng nếu không có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ bên ngoài.
RFI (08.05.2020)
Căng thẳng vì Trung cộng cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng (Twitter MoFAVietNam Spokesperson)
Dự kiến căng thẳng sẽ tăng ở Biển Đông sau khi Bắc Kinh ra lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè, gây bất bình cho các bên tranh chấp. Trung cộng loan báo sẽ cấm hoạt động đánh bắt cá ở vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ quyền sở huu họ trên vĩ tuyến 12 – bao gồm các khu vực gần bãi cạn Scarborough, quần đảo Hoàng Sa và Vịnh Bắc Bộ – để bảo tồn các kho dự trữ.
Lệnh cấm có hiệu lực từ trưa ngày 1/5 cho đến ngày 16/8 và lực lượng hải cảnh Trung cộng đã tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nhất để ngăn chặn ‘mọi hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp’.
Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam và Phi Luật Tân hối thúc chính phủ nước họ phải có lập trường mạnh mẽ chống lại lệnh cấm.
Hôm thứ Sáu 8/5, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, nòi Hà Nội bác bỏ quyết định đơn phương cấm đánh bắt cá của Trung cộng .
Người phát ngôn của Bộ ngoại giao Việt nam nói:
“Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, Việt Nam đề nghị phía Trung cộng không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông“.
Bà Lê Thị Thu Hằng ngư dân Việt Nam “hoàn toàn có quyền đánh bắt cá trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Báo Tuổi Trẻ cho biết là hồi đầu tuần này, Hội Nghề cá Việt Nam đã gửi công văn tới Văn phòng Chính phủ, và nhiều bộ sở khác, “kịch liệt phản đối hành động hết sức phi lý của phía Trung cộng.”
VOA (08.05.2020)