Một nhà kinh tế học người Đức cảnh báo: “Cuộc khủng hoảng kinh tế sắp tới sẽ còn tồi tệ hơn bất kỳ cuộc khủng hoảng nào mà thế giới từng thấy, vì tất cả các nước phương Tây sẽ đồng loạt trở nên nghèo khó và không thể giúp đỡ lẫn nhau”, nhưng thế giới có thể vượt qua tương lai u ám này nếu TT Trump tái đắc cử.

Hình minh họa từ Reuters.

Breibart dẫn tin từ Delingpole cho biết, Tiến sĩ người Đức Antony Mueller, Giảng viên Kinh tế tại Đại học Liên bang Sergipe ở Brazil, nói rằng đại dịch Viêm phổi Vũ Hán đang được giới tinh hoa toàn cầu sử dụng làm vỏ bọc để tiêu diệt các doanh nghiệp nhỏ và thúc đẩy một trật tự thế giới mới dựa trên “trình độ chuyên môn, sự tôn sùng khí hậu xanh và việc suy giảm dân số nghiêm trọng”.

Giới tinh hoa theo chủ nghĩa toàn cầu này được truyền cảm hứng từ chiến dịch “Tái thiết tốt hơn” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho “Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư”, và bởi Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc vốn đang giết chết các doanh nghiệp nhỏ, cùng với hàng nghìn việc làm, bằng cách giữ các nền kinh tế trên khắp Thế giới phương Tây trong chế độ đóng cửa gần như vĩnh viễn.

“Hầu hết mọi người vẫn chưa nhận ra vì hiện tại các chính phủ có đủ khả năng cung cấp cho họ các khoản trợ cấp và phúc lợi, nhưng vấn đề là: Sẽ như vậy trong bao lâu? Chúng tôi biết số tiền này sắp hết. Tiếp theo, bạn sẽ thấy tình trạng thất nghiệp lan rộng khắp châu Âu, từ quốc gia này sang quốc gia khác”.

Cuộc khủng hoảng kinh tế sắp tới sẽ còn tồi tệ hơn bất kỳ cuộc khủng hoảng nào mà thế giới từng thấy, vì tất cả các nước phương Tây sẽ đồng loạt trở nên nghèo khó và không thể giúp đỡ lẫn nhau.

“Chúng ta đang chứng kiến ​​sự tàn phá kinh tế – từ Mỹ, Canada đến New Zealand và Tây Âu. Năm 2020 là một năm thảm họa lớn về sản xuất. Nó sẽ tồi tệ hơn nhiều – hơn cả thời [nước] Weimar [chỉ một quốc gia thuộc Đức khoảng thời gian 1918-1933] suy tàn”.

Chính sự suy tàn của Cộng hòa Weimar ở Đức – thời kỳ thất nghiệp cao, thiếu thốn và siêu lạm phát – đã dẫn đến sự trỗi dậy của Hitler. Nhưng dù nó có ảm đạm đến đâu, tình trạng khủng hoảng sắp tới sẽ còn tồi tệ hơn nhiều vì xã hội ngày càng nghiêm khắc hơn và ít hướng về gia đình, tôn giáo hơn.

“Ở Weimar, bạn vẫn có một phần lớn dân số theo đạo, điều này mang lại cho họ cảm giác cộng đồng và sự giúp đỡ lẫn nhau. Họ cũng có gia đình là chỗ dựa bền vững. Giờ đây, từ Tây Ban Nha đến Ireland, bạn thấy những hộ gia đình đơn lẻ [ít có quan hệ với nhau], điều này sẽ khiến mọi người khó tồn tại hơn nhiều”.

Một yếu tố khác làm cho sự suy thoái trở nên khủng khiếp là tất cả các doanh nghiệp nhỏ đang bị xóa sổ một cách có chủ đích theo chính sách pháp luật của chính phủ, nên sẽ không có gì khiến một cuộc sống bình thường có thể tồn tại được.

“Ví dụ, chúng tôi biết rằng Argentina đã gặp phải khủng hoảng kinh tế. Nhưng họ tồn tại được vì luôn có những doanh nghiệp nhỏ – bạn có thể sửa xe, đi bán thịt, các quán bar và quán cà phê vẫn mở cửa. Trong thảm họa mới này, tất cả các quán bar và quán cà phê đều bị đóng”.

Giáo sư Mueller nói rằng điều này không liên quan gì đến virus, mọi thứ đều liên quan đến chính sách của chính phủ. “Chúng tôi đã có cảm giác trước vào năm 2008. Bạn có nhớ hình ảnh những dòng người chờ rút tiền từ ngân hàng không? Điều này cũng có thể xảy ra bởi vì tín dụng có nguy cơ sụp đổ … Thất nghiệp sẽ đến. Chính phủ sẽ không có quỹ. Sẽ xảy ra lạm phát lớn. Không phải virus đã làm điều này. Đó là do tình trạng phong tỏa”.

“Mọi người nói: ‘Ồ, tôi có lương hưu.’ Nhưng chính phủ sẽ không thể trả lương hưu cho bạn. ‘Ồ, tôi có một số tiền tiết kiệm.’ Nhưng bạn sẽ không có quyền truy cập vào tài khoản tiết kiệm của mình ”.

Mặc dù Mueller nói tiên lượng này là ảm đạm, nhưng viễn cảnh thảm hại có thể sẽ không xảy ra nếu các nền kinh tế phương Tây cảm nhận được điều đó.

Ông nói, hy vọng tốt nhất trước mắt sẽ là nếu Donald Trump tái đắc cử. “Điều này sẽ kết thúc việc đóng cửa. Sẽ có một sự phục hồi mạnh mẽ, nhanh chóng. Và những người châu Âu sẽ làm theo”.

Ông nói thật chẳng vui chút nào khi cảnh báo về thảm họa: “Tôi hy vọng nó sẽ không xảy ra. Tôi không đưa ra lời tiên tri. Tôi chỉ nhìn thấy hệ lụy của những gì đang xảy ra và nếu tình trạng đóng cửa kéo dài, tương lai sẽ như thế nào”.

Theo Đại Kỷ Nguyên (28.12.2020)