„Nếu như một cuộc đối đầu giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ & Đồng minh nổ ra tại biển Đông bằng một cuộc chiến tranh quy ước. Với phương tiện chiến tranh và vũ khí hiện đại của Hoa Kỳ thì thành phốThượng Hải, những đập thủy điện trên Dương Tử Giang và thượng nguồn sông Mekong sẽ là những TỬ HUYỆT, mục tiêu cố định VÔ PHƯƠNG BẢO VỆ.“
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
I. NHỮNG ĐẬP NƯỚC TRÊN THƯỢNG NGUỒN SÔNG MEKONG:
Con sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy dài trên 6.380 km qua 6 quốc gia: Trung Cộng, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là nguồn sống của cả 100 triệu người ở các quốc gia hạ nguồn như Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Sông Mekong có tới 1.245 loại cá, chỉ đứng sau sông Amazon ở Nam Mỹ. Hàng năm, có đến 2 triệu tấn cá được đánh bắt ở các quốc gia hạ nguồn. Riêng tại Biển Hồ (Tonle Sap) ở Camphuchia cũng đánh bắt được 400.000 tấn thủy sản để xuất cảng, có nhiều loại cá bông lau nặng tới 300 kg.
Việc Trung Cộng liên tục xây dựng nhiều đập thủy điện trên sông Mekong, bất chấp hậu quả vô cùng tai hại mà báo chí Thái Lan gọi là chính sách “THE WHITE COAL” nhằm thao túng và gây áp lực chính trị với các quốc gia dưới hạ nguồn. Thái Lan gọi đó “THE RAP OF A RIVER”. Còn phía Việt Nam cũng than phiền về việc các đập thủy điện của Trung Cộng làm giảm lưu lượng nước và vì thế nước biển tràn vào ĐBSCL nơi sản xuất lúa gạo chiếm một nửa của VN.
Phía tổ chúc RIVERS WATCH ESE qua đề tài “A RIVER OF CONTROVERSY” có nhận xét: “Về tổng quát, quốc gia ở thượng nguồn thường không cho các nước ở hạ nguồn hay về thời điểm và số lưu lượng nước được tháo ra, vì thế đã tạo ra tình trạng hạn hán hay ngập lụt gây ảnh hưởng tai hại đến mùa màng” (In general, governments upstream of a dam do not inform downstream communities about the quantities and timing of water releases. This has caused serious droughts, floods and overall agricultural losses in many cases).
Theo bản tin của AFP từ Bangkok vào ngày 16.11.04 với tiêu đề “ASIA’S MEKONG RIVER UNDER THREAT FROM CHINA: EXPERTS” cho biết: Phát ngôn viên của tổ chức bảo vệ sinh thái TERRY, qui tụ trên 200 chuyên viên quốc tế về môi trường họp tại Bangkok ngày 15/11/2004 đã lên tiếng báo động về một hiểm họa do Trung Cộng gây ra qua việc xây 8 đập ở thuợng nguồn, cũng như mìn phá các gềnh đá trên sông Mekong cho tàu bè di chuyển đã hủy hoại nguồn cá trên sông và làm ô nhiễm môi trường chứ không phải do thời tiết gây ra.
Phía tổ chức Phát triển LHQ / UNDP trong bản báo cáo “MEKONG RIVER DEVELOPMENT MAY TRIGGER CONFLICT” có đưa ra nhận định như sau: “Quốc gia ở hạ nguồn như Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp mỗi khi có sự tăng giảm mực nước. Mùa khô sẽ làm cho nước mặn tràn vào và như thế sẽ gây hư hại cho mùa màng canh tác dọc theo hai bờ sông.“
Ngoài ra, vào ngày 24/6/2004, 12 tổ chức và 30 khoa học gia và giáo sư đại học về các lãnh vực môi sinh trên toàn thế giới, cùng ký chung một lá thư gởi Ôn Gia Bảo yêu cầu các công ty Trung Cộng ngưng phá rừng lấy gỗ thuộc phạm vi Miến Điện, nơi giáp biên giới với Trung Cộng. Trong khi đó, Miến Điện được coi như là thuộc địa của Trung Cộng. Theo tờ Trung Báo số ra ngày14/12/2001, đã có trên 2,5 triệu người Hoa là dân nhập cư đang sinh sống tại Miến Điện (there are now about 2.5 million Chinese residents living in Myanmar) theo kế hoạch di dân và lấn chiếm của Trung Cộng, sách lược nầy đang được Trung Cộng áp dụng vô cùng hiệu quả tại Việt Nam.
Theo tài liệu chính thức của Tỉnh Ủy Vân Nam năm 1995 (mekongriver.org/mpchindam.jpg). Trung Cộng đã xây dựng hoàn tất một chuỗi 14 con đập thềm Vân Nam trên dòng chính sông Mekong, bắt đầu từ thượng nguồn: Liutongsiang, Jiabi,Wunenglong, Tuoba, Huangdeng, Tiemenkan, Guongguooio, Xiaowan, Manwan, Dachaoshan, Nuozhado, Jinghong, Gunlanba, Mongsong. Chính những con đập nầy đe dọa nghiêm trọng đời sống cả trăm triệu nông dân và ngư dân Đông Nam Á trong thập niên nầy.
Nhà nghiên cứu người Úc NEWTON OSBORE nhận định: hậu quả việc Trung Cộng chiếm đoạt nguồn nước bằng cách xây những đập sông nầy, làm nước sông Mekong xuống thấp kỷ lục trong mùa khô. Lượng đánh bắt cá ở Biển Hồ giảm phân nửa. Riêng tại vùng ĐBSCL nguồn nước và thủy sản đã giảm hẳn, cả lượng phù sa cũng vậy. Theo ông Osbore, sông Mekong đang đặt trong tình trạng hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam.
Cũng theo tư liệu của MEKONG RIVER COMMISION vào mùa khô, mực nước sông Mekong xuống thấp, lưu lượng trung bình giảm từ 50.000 m3/s. Nếu các đập thượng nguồn sông Mekong không chịu tháo nước lúc hạn hán, hậu quả sẽ vô cùng trầm trọng ở các quốc gia hạ nguồn. Vùng ĐBSCL đã và đang bị nhiễm mặn và nhiều cánh đồng bao la không canh tác được vì nguồn nước bị nhiễm mặn hoặc thiếu nước để trồng trọt vì các hồ chứa nước ở các đập thượng nguồn giữ lại phù sa.
Báo Bangkok Post cho biết mực nước sông Mekong chảy qua Thái Lan đang giảm nguy kịch, làm nhiều tàu hàng không lưu thông nổi và mắc cạn trên những doi cát dài từ 1 km đến 3 km phơi ra trên dòng sông. Nếu Trung Cộng không chịu xả nước ở thượng nguồn, ngành vận tải đường thủy của Thái Lan sẽ phải ngưng hoạt động hoàn toàn.
Theo báo THE AGE, cách đây 3 thập niên, Mekong còn là một trong những dòng sông chưa ai đụng tới. Nhưng, ngày nay đã trở thành một dòng sông có nhiều đập nước khổng lồ nhất thế giới với hơn 100 đập nước, kênh chuyển nước và các dự án thủy lợi.
Mạng lưới “QUỐC TẾ SÔNG NGÒI ĐÔNG NAM Á” (SEARIN), một tổ chức bảo vệ môi sinh, đã góp tiếng nói với các quốc gia vùng hạ lưu sông Mekong, đổ lỗi cho các đập thủy điện do Trung Cộng xây dựng bừa bãi ở thượng nguồn là nguyên nhân gây ra tình trạng nầy. Ông Jeerasak, một ngư phủ đến từ vùng Chang Rai nói rằng: “Lợi tức của ngư phủ vùng Chang Rai trung bình vào khoảng 40.000 bath / năm (4.000 USD), bây giờ chỉ còn khoảng 10.000 bath / năm; bởi vì, nguồn cá sông Mekong bắt đầu cạn kiệt thê thảm”.
Đặc phái viên của LE FIRAGO đã đến một làng chài ở Thái Lan tại Chiang Khong, dân làng bất lực nhìn dòng sông Mekong đang cạn dần. Chỉ còn một ngư dân già nua quăng lưới, trong thuyền của ông chỉ có mỗi con cá nhỏ. Ngư dân già 71 tuổi nầy bực tức nói: “Không có nước làm sao có cá! Hồi xưa, mực nước sông Mekong lên xuống tùy theo mùa, còn bây giờ thì tùy theo lượng nước mà người Trung Hoa cần.” Bài xã luận trên tờ Bangkok cũng khẳng định: “CÁC ĐẬP THỦY ĐIỆN TRUNG CỘNG GIẾT CHẾT DÒNG SÔNG MEKONG!” và triệt luôn cả nguồn sống cả trăm triệu người nghèo khổ sống nhờ vào sông Mekong phía dưới hạ nguồn.
Nhà sinh thái học Montree Changtavong thuộc hiệp hội TERRA đưa ra biểu đồ chứng minh việc Trung Cộng bí mật điều chỉnh lưu lượng nước theo nhu cầu lợi ích kinh tế của các nhà máy thủy điện. Từ hai thập niên qua, ông đã theo dõi dao động của mực nước ở tỉnh Chiang Saen, một ngôi làng ở khu vực “Tam giác vàng”, nơi mà mực nước lệ thuộc vào Trung Cộng đến 95%. Ông đặt câu hỏi: “Làm thế nào giải thích được hiện tượng nầy ngay giữa mùa khô, chẳng có cơn mưa nào mà mực nước dâng cao, nếu không phải là do các đập thủy điện Trung Cộng xả nước?” Rõ ràng, Trung Cộng độc chiếm dòng sông Mekong, mặc tình thao túng chẳng cần tham khảo các nước láng giềng, bất chấp số phận của cả trăm triệu nông dân và ngư phủ sống dọc theo bờ sông Mekong dưới hạ nguồn.
Bác sỹ Ngô Thế Vinh, tác giả cuốn: “CỬU LONG CẠN DÒNG, BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG”, người nhiều năm nay luôn lên tiếng báo động ảnh hưởng vô cùng nguy hại việc Trung Cộng xây cất bừa bãi các đập khổng lồ tên đoạn sông Mekong chảy qua thượng nguồn tỉnh Vân Nam. Ông tiên đoán trong vòng 100 năm sau có còn vùng ĐBSCL nữa hay không? Thật vậy, ĐBSCL đang bị nước mặn xâm nhập hàng năm, ngày càng lấn sâu vào trong đất liền và độ mặn càng ngày càng tăng cao, đe dọa trầm trọng đến việc sản xuất lúa gạo và hoa màu, nó còn là vựa lúa hơn phân nữa sản lượng lúa gạo của Việt Nam. Hằng năm, tổng hợp các tin tức trong nước, hầu hết các con sông lớn như sông Tiền, sông Hậu…nước mặn từ ngoài biển đã tràn vào rất sâu đến khu vực gần biên giới với Campuchia.
Qua việc nhiều dân làng sống bên dòng sông Mekong đã quyết định biểu tình trước đại sứ quán Trung Cộng ở Bangkok, phản đối thái độ thiếu minh bạch và vô trách nhiệm của chính quyền Trung Cộng, cho dù Bắc Kinh vẫn từ chối tham gia “ỦY BAN SÔNG MEKONG”. Nhà hoạt động xã hội CARL MIDDLETON đưa ra kết luận rất chính xác: “VIỆC XÂY DỰNG TRÀN LAN CÁC ĐẬP THỦY ĐIỆN TRÊN DÒNG SÔNG MEKONG, CÓ THỂ DẪN ĐẾN CUỘC XUNG ĐỘT QUỐC TẾ”. Chính vì lý do nầy, khiến cho Hoa Kỳ phải lên tiếng cảnh báo việcTrung Cộng xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong.
Tờ Asia Times cho biết, Trung tâm STIMSON tại Washington – một cơ quan tham vấn của Hoa Kỳ về các vấn đề anh ninh toàn cầu – đã lên tiếng báo động: Trung Cộng với những kế hoạch xây đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong có nguy cơ trở thành “SÔNG TRUNG CỘNG”.
Giám đốc chương trình Stimson là ông RICHARD CRONIN đã tuyên bố trong một cuộc hội thảo tại trường Đại học Chulalongkorn ở Bangkok rằng: “Các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong sẽ tác hại đến vấn đề an ninh lương thực”. Giáo sư Ukrit Pathmanand cũng cảnh báo: các đập trên thượng nguồn sông Mekong sẽ dẫn đến bất ổn xã hội do việc người dân sống ở hạ nguồn sông Mekong mất nguồn thu nhập từ việc đánh bắt thủy sản và vì giảm diện tích đất đai canh tác. Chính những lý do nầy khiến Hoa Kỳ phải nhập cuộc.
II. CHIẾN LƯỢC CỦA HOA KỲ: HỢP TÁC VỚI CÁC QUỐC GIA HẠ NGUỒN SÔNG MEKONG ĐỂ TẠO THẾ.
- Theo một bản tường trình ấn hành vào Tháng 5 năm 2009 của Chương trình Liên Hiệp Quốc về Môi Trường (Programme des Nations Unies pour l’environment) và Học Viện Kỹ Thuật Á Châu (Institut Asiatique de Technologie) đã có nhận định các công trình của Trung Cộng rất nguy hại, làm hư hại dòng sông Mekong và sự phong phú thiên nhiên, làm tăng thêm nguy cơ cho các nước hạ nguồn.
- Ngày 23 tháng7 năm 2009, Bộ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ HILLARY CLINTON đã tham dự cuộc hợp lần thứ nhất với các Bộ Trưởng Ngoại Giao 4 nước hạ nguồn sông Mekong gồm: Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam được tổ chức bên lề HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ASEAN và các hội nghị liên quan tại Phuket.
Cuộc họp được tổ chức theo sáng kiến của Hoa Kỳ và được các Bộ Trưởng Ngoại Giao hoan nghinh về sự tăng cường hợp tác của Hoa Kỳ đối với các nước nầy trong các lĩnh vực mà Mỹ có nhiều kinh nghiệm như: công kỹ nghệ, môi trường, y tế, giáo dục và phát triễn cơ sở hạ tầng.
Bốn nước vùng hạ lưu Mekong vô cùng hoan nghênh sáng kiến kết nghĩa giữa ỦY HỘI MEKONG và ỦY HỘI MISSISSIPPI (Mỹ). Ngoại trưởng Lào THONGLOUN SISOULITH mong muốn cuộc họp sẽ phát triển thành cơ chế hợp tác giữa hai con so^ng lớn của thế giới: Mekong ở Đông Nam Á và Mississippi ở Mỹ.
- Tháng 7 năm 2009, tại Hội Nghị ASEAN ở Phukhet, bà Ngoại Trưởng Clinton đã loan báo ý định của Mỹ là cũng cố trở lại vai trò của mình trong khu vực. Trung tâm của chiến lược nầy là do sáng kiến LOWER MEKONG INITIATIVE đã được ký kết giữa Hoa Kỳ và 4 nước hạ nguồn sông Mekong gồm VN, Lào, Campuchia và Thái Lan. Tài liệu trên trang Web của bộ Ngoại Giao ngày 06/1/2010, đã xác định 4 lãnh vực hợp tác chủ yếu giữa Hoa Kỳ và 4 nước hạ nguồn sông Mekong: môi trường, y tế, giáo dục và hạ tầng cơ sở, nhằm nghiên cứu phương cách phát triển vùng lưu vực nầy được bền vững. Đồng thời thắt chặt quan hệ với Ủy Ban Sông Mekong MRC để hạn chế ảnh hưởng càng lúc càng tăng của Trung Cộng trong khu vực.
- Theo giáo sư Catherin Dalpino – chuyên gia về Đông Nam Á – nguyên phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ thì với hành động tích cực dấn thân vào vùng hạ nguồn sông Mekong bên cạnh 4 nước hạ nguồn có thể giúp tình hình trong vùng cân bằng trở lại. Tóm lại: Sự can dự cứng rắn của Hoa Kỳ vào biển Đông làm cho Trung Cộng khó chịu. Việc Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác với 4 nước hạ nguồn sông Mekong cũng khiến Bắc Kinh quan ngại.
- Theo nhà nghiên cứu chánh sách đối ngoại JOHN LEE thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Độc Lập (Centre for Independent Studies) có trụ sở tại Úc, lúc công tác tại Viện Hudson ở Washington cho rằng: việc Hoa Kỳ dấn thân vào vùng hạ lưu sông Mekong sẽ hiệu quả hơn trong việc giúp Hoa Kỳ khôi phục ảnh hưởng của mình trong vùng Đông Nam Á. Trong bài viết CHINA’S WATER GRAB (Trung Cộng vồ chộp nguồn nước) đăng trên tạp chí Foreign Policy số ra ngày 24/8/2010. John Lee đã phân tách tâm trạng bất bình cao độ của cư dân các nước hạ nguồn trước việc dòng sông Mekong nuôi sống họ bị Trung Cộng thao túng và lũng đoạn. Theo ông, nếu Hoa Kỳ quan tâm thực sự đến việc tăng cường sự hiện diện của mình tại Châu Á Thái Bình Dương. Hoa Kỳ nên tập trung sự hiện diện của mình vào sông Mekong sẽ gặt hái thành quả rõ ràng hơn.
Theo cách nhìn của tôi, nhận xét của ông John Lee chính xác vì trên nguyên tắc đấu tranh chánh trị: cái lực vô địch là cái “LỰC” có “THE^’” đi kèm. Có “thế” thì “lực” hoạt động càng thêm mạnh, thành công càng nhanh chóng. Như vậy, có thể gọi PHÉP THỰC THẾ (phép trồng thế) là cái thế do trồng mà có, nuôi dưỡng và bồi đáp mà ngày càng lớn mạnh rồi mới đem thi hành thì cái LỰC đó sẽ trở thành sức mạnh vô địch. Không cấy thế – tất không có thế, không có thế – lấy gì để thừa thế xông lên, giống như một chiếc tàu buồm gió càng mạnh, chạy càng nhanh.
Trong luật chơi, tạo điều kiện cho đối thủ trồng “thế”, có nghĩa cái thế của đối thủ thành, còn cái thế của ta bị phá, tức là bị đối thủ CÔ LẬP. Đó là trường hợp Hoa Kỳ quyết tâm can dự vào khu vực hạ nguồn sông Mekong làm cho tên Đế quốc “dậy non” Bắc Kinh ngang ngược bi bối rối. Dùng những đập nước trên thượng nguồn sông Mekong để thao túng và gây áp lực với các hạ nguồn sẽ trở thành “gậy ông đập lưng ông”. Trung Cộng đã gặp phản ứng ngược.
III. NHỮNG TỬ HUYỆT CỦA TRUNG CỘNG:
TỬ HUYỆT 1 : NHỮNG ĐẬP NƯỚC TRÊN SÔNG MEKONG:
Những đập nước trên sông Mekong quan trọng như CỘT SỐNG của con rồng đỏ Trung Cộng, đánh gẫy cột sống nầy con rồng đỏ sẽ tê liệt, vùng vẫy trong biển nước. Chắc chắn nó sẽ không tồn tại vĩnh viễn để Trung Cộng tiếp tục gây thảm họa cho nhân loại nói chung và những quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong nói riêng, mà phần đông là những ngư dân và nông nhân nghèo khổ sống lam lũ nhờ vào nguồn tôm cá, nước ngọt phù sa để trồng lúa và hoa màu, số cư dân nầy sẽ tăng lên tới 100 triệu người. Những con đập khổng lồ nầy vỡ ra, nó gây ra đại thảm họa cho chính Trung Cộng vì những lý do sau đây:
- Trong lúc ruộng đồng ở hạ nguồn thiếu nước ngọt và phù sa thì ngược lại, các đập ở Vân Nam sẽ bị phù sa tràn ngập. Cường độ phù sa tấp vào đập Manwan đã tăng gấp đôi, gấp ba so với dự tính ban đầu. Đó là lý do mà Trung Cộng xây đập Xiaowan phía trên Manwan tưởng sẽ giảm mức độ phù sa trôi vào đập Manwan. Nhưng, đập Xiaowan và những đập khác cũng bị phù sa tràn ngập vào vài thập niên tới và các hồ chứa nước sẽ trở thành những bãi lầy vô cùng vĩ đại và vô dụng ! Trung Cộng ước tính ban đầu là các đập nầy sẽ được sử dụng trong vòng 70 năm, nhưng trên thực tế chỉ có thể hoạt động trong vòng 20 hoặc 30 năm mà thôi. Một khảo cứu của Ủy Hội Các Đập Nước Thế Giới (World Commission On Dams) phổ biến vào tháng 11 năm 2000 đã kết luận rằng: đa số các đập thủy điện lớn trên toàn thế giới đã không mang lại một lợi ích kinh tế nào nếu so sánh với phí tổn xây dựng như phải di dời cư dân và các hậu quả môi sinh…
- Đập thủy điện Zipingpu thuộc tỉnh Tứ Xuyên được đưa vào hoạt động từ năm 2006 cho đến khi xảy ra trận động đất ngày 12 tháng 5 năm 2008 với cường độ 8.0 ở Vấn Xuyên (Wenchen) gây tử vong cho 69.000 người và 11 triệu người vô gia cư. Các nhà tranh đấu và các chuyên gia về môi sinh nghi ngờ sự an toàn của các đập nước trong vùng phía Tây Nam Trung Cộng là nơi có tình trang địa chấn bất ổn và đặt câu hỏi với chánh phủ:
- Xây hồ chứa lớn và đập nước cao trong vùng cung “đại địa chấn” có thích hợp hay không? Đặc biệt là phía Đông đồng bằng Thanh Hải – Tây Tạng (Qinghai – Tibetan) và vùng núi đồi, khe đá Đông – Bắc tỉnh Vân Nam nơi có cấu trúc địa chất phức tạp và nằm trong vùng ảnh hưởng của lớp địa chất di chuyển. Vì thế, hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam là nơi thường xảy ra nhiều trận động đất nhất, có cường độ cao nhất Hoa Lục.
- Đã có sai lầm khi thẩm định cường độ địa chấn khi soạn thảo các phương án xây dựng các đập thủy điện trên vùng địa chấn bất ổn phía Tây Nam hay không? Sau trận động đất ở Wenchen chứng tỏ đã có những tính toán sai lầm trong việc nghiên cứu thẩm định nguy cơ của địa chấn khi xây những đập nước trong vùng nầy. Đập Zipingpu lớn nhất trên thượng du sông Mân Giang nằm 9 km trên thượng nguồn Dujiangian, dung tích chứa 1,1 tỷ m3 nước và mực nước cao 156 thước và chỉ nằm cách tâm điểm địa chấn 17 km. Đây là một dự án khổng lồ, hồ chứa nước nầy giống như một vạc nước khổng lồ đã treo trên đầu hàng triệu dân cư Chengdu (Thành Đô) và vùng phụ cận. Có thể, sau khi xây hồ xong và lúc mực nước hồ lên cao đỉnh, rất có thể là nguyên nhân đã gây ra trận động đất đó.
TỬ HUYỆT 2 : ĐẬP THỦY ĐIỆN TAM HIỆP TRÊN SÔNG DƯƠNG TỬ:
Dương tử Giang (Yangtze River) là con so^ng dài nhất nước Tàu, đứng vào hàng thứ Ba trên thế giới chiều dài khoảng 6.380 km, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy ngang qua các tỉnh lớn như Vân Nam, Tứ xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy, Giang Tô rồi đổ ra biển Đông. Ngoài những di tích lịch sử xa xưa có ảnh hưởng sâu xa đến lịch sử và văn hóa Trung Hoa, sông Dương Tử có tầm ảnh hưởng to lớn về kinh tế và đời sống xã hội và nó còn là con sông huyết mạch nối liền nội địa với miền viễn đông mà thành phố trọng yếu nhất phía hạ nguồn chính là thủ phủ kinh tế và kỷ nghệ Thượng Hải. Dương Tử Giang là con đường thủy mà người Tàu dùng để chuyên chở hàng hóa, lương thực, thực phẩm cung cấp cho cư dân sống dọc theo bờ biển phía Đông nước Tàu và Thượng Hải.
Dương Tử Giang quan trọng và to lớn như vậy nhưng vẫn thường gây ra thiên tai lũ lụt, tàn phá mùa màng. Trong thế kỷ XX đã xảy ra nhiều trận lụt vào mùa mưa gây nhiều thiệt hại kinh tế và nhân mạng: năm 1954: 30.000 người, năm 1935: 142.000 người, năm 1931: 145.000 người, năm 1911: 100.000 người.
Vì vậy, ý tưởng xây đập chia dòng Dương Tử Giang không phải là đề tài mới lạ. Một con đập được thiết kế đúng cách có thể giúp điều tiết được triều cường để cho nông dân sống dọc hai bờ sông Dương Tử tránh được cảnh lụt lội hoặc hạn hán mỗi năm, giúp tàu bè xuôi ngược dòng sông được thuận buồm xuôi gió, giúp nền kinh tế Hoa Lục phát triển thêm nữa, tạo nhiều công ăn việc làm cho dân chúng. Ngay từ đầu năm 1932, Tưởng Giới Thạch đã có bước chuẩn bị khảo sát địa thế xây dựng đập.
Xây dựng dự án nhà máy thủy điện Tam Hiệp lớn nhất thế giới nầy, Trung Cộng muốn trị thủy, chấm dứt tình trang lụt lội dọc theo lưu vực sông Dương Tử, đồng thời cung cấp năng lượng cho nền kinh tế đang bùng nổ. Tuy nhiên, Trung Cộng đang đau đầu với tác hại môi trường của đập thủy điện khổng lồ Tam Hiệp với hồ chứa nước dài đến 660 km, trị giá 23 tỷ USD và đã di dời hơn 1,4 triệu cư dân.
Con đập trữ nước vào ngày 15/9/2009 sẽ đạt mức cao nhất 175m và đến đầu tháng 11 có đủ khả năng phát điện ở mức cao nhất. Nhưng, đến đầu tháng 11, mực nước cao nhất chỉ đạt được 171m rồi phải dừng lại, vì lý do: lưu lượng nước từ thượng nguồn sông Dương Tử, ít hơn năm trước đến 34% và do những báo cáo khẩn cấp báo nguy cơ cao sạt lở đất. Những vệt nứt cũ sẽ nứt lại khi đất xung quanh con đẫp nước thì thành hồ nuoc’ sẽ yếu đi, đất sẽ dịch chuyển. Trước kia, trên thượng nguồn sông Dương Tử chỉ có 150 vụ sạt lở đất, ngày nay có tới 1.200 tai nạn, nhiều hơn gắp 10 lần. Những vấn nạn nầy làm hàng trăm cây số đất đai dọc bờ sông chờ sụp đổ, ngày càng nhiều nông dân phải bỏ ra đi, gây xáo trộn xã hội.
Theo RFI, gần 20 năm sau ngày khởi công xây dựng đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử, chính quyền Trung Cộng ngày càng đau đầu trong việc giải quyết tác hại của con đập nầy. Tháng 7 năm 2010, các đợt mưa to gió lớn trên khắp Hoa Lục đã gây nhiều khốn đốn cho dân chúng dọc sông Dương Tử, số người thiệt mạng và mất tích lên đến hàng ngàn người trong cơn bảo lũ tràn qua gần 30 địa phương. Thiên tai tàn phá khoảng 670.000 căn nhà, khiến 120 triệu người phải chạy lánh nạn, mức thiệt hại lên hàng tỷ USD.
Tình trạng phù sa và bùn lắng đọng giống như các đập thủy điện trên sông Mekong là một vấn nạn khác. Ngày nay với đập Tam Hiệp, hàng triệu tấn phù sa dồn ứ trong lòng đập, gây hậu quả là các vùng duyên hải càng ngày càng chìm lún, bị nhiễm phèn nặng do nước biển lấn vào. Nếu tiếp tục đà nầy, sẽ đến lúc dòng sông cạn kiệt không còn chảy kịp ra biển.
Đập Tam Hiệp làm lưu lượng dòng sông Dương Tử chảy chậm lại thành một cái hồ khổng lồ chứa các loại rác rưởi lớp chìm dưới đáy sông, lớp nổi trên mặt nước, lớp thấm vào mạch nước ngầm. Dọc bờ sông Dương Tử, nhiều thành phố, có nhiều cơ xưởng công kỹ nghệ, làm gia công các mặt hàng cho tư bản Nhật, Hàn và các quốc gia Tây Phương cũng vô tư đua nhau thải hóa chất và đủ các loại rác độc hại xuống dòng sông, ước tính khoảng 25 tỷ tấn mỗi năm, đe dọa cuộc sống hằng trăm triệu người.
Các nhà khoa học đã cảnh báo, tình trạng ô nhiễm đã trở nên rất nghiêm trọng, nếu chánh quyền không tiến hành những biện pháp cần thiết để làm sạch con sông nầy thì trong vòng 5 đến 10 năm nữa, 70% lượng nước của sông Dương Tử sẽ bị xếp loại dưới cấp 3, tức là phần lớn thực vật và động vật sẽ chết và có thể làm cho 186 thành phố dọc theo sông Dương Tử sẽ đối mặt với nạn khan hiếm nguồn nước sạch.
TỬ HUYỆT 3: THÀNH PHỐ THƯỢNG HẢI.
Thành phố Thượng Hải – trung tâm kinh tế của Trung Cộng – một New York của Hoa Lục – sắp phải đối phó với thách thức về một nguồn nước sạch để cung cấp cho 20 triệu dân. Ngoài ra,thành phố còn phải đối mặt thường xuyên 452 hỏa tiển Tomahawk, đó là loại bom biết bay với tầm bắn hơn 1.500 km có khả năng tự điều khiển, tầm bay thấp tránh hỏa tiển địch phá hủy. Mỗi chiếc Tomahawk trị giá khoảng 600.000 USD được 3 tàu ngầm thuộc loại USS Ohio – Class của Hoa Kỳ mang đến phối trí tại ba hải cảng vùng Á Châu trong kế hoạch tăng cường Hạm đội 7 Hoa Kỳ đang hoạt động tại Thái Bình Dương: Vịnh Subic ở Phi Luật Tân, Pusan ở Nam Hàn và đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương.
Báo Mainichi của Nhật đưa tin: HKMH George Washington đã rời căn cứ ở Yokosuka lên đường tham gia một cuộc tuần tra “đa quốc gia” vùng Tây Thái Bình Dương và kéo dài trong nhiều tháng, bao gồm việc hợp tác với các quốc gia đồng minh trong khu vực, tuần tra vùng lãnh hải trong đó có biển Đông.
Theo tạp chí Kỹ Thuật Quốc Phòng (Defence Technology) của Đài Loan cho biết: Năm 2011, Đài Loan sẽ hoàn tất việc trang bị một hệ thống phi đạn mang tên “Vạn Kiếm” có khả năng tấn công phá hủy toàn bộ phi trường và hải cảng của Hoa Lục. Mỗi phi đạn “Vạn kiếm” mang theo 100 quả bom bi, đủ sức công phá một phi đạo làm cho các chiến đấu cơ của Trung Cộng không cất cánh được. BQP Đài Loan đã đầu tư 500 triệu USD để sản xuất hàng loạt, trang bị cho máy bay oanh tạc IDF do Đài Loan tự sản xuất.
IV. KẾT LUẬN:
Năm 1982, Liu Huaqing – Tổng Tư Lệnh QĐND Trung Cộng – (1982 -1988) đặt 3 giai đoạn bành trướng cho Tân Đế Quốc Trung Cộng:
- Giai đoạn I (2000 – 2010): Kiểm soát vùng biển đảo và chuổi đảo nối từ vùng Okinawa xuống Đài Loan và quần đảo Phi Luật Tân. Hiện Bắc Kinh đang gấp rút thực hiện giai đoạn nầy.
- Giai đoạn II (2010 – 2020): Thiết lập kiểm soát vùng biển và các chuỗi đảo từ vùng Ogasawara tới đảo Guam và Nam Dương. Giai đoạn nầy, một HKMH được đóng hoàn tất.
- Giai đoạn III (2020 – 2040): sẽ là giai đoạn cuối cùng chấm dứt sự thống trị toàn thể Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương của Hoa Kỳ.
Đây là một THAM VỌNG TỰ SÁT, bọn hiếu chiến Bắc Kinh sẽ lâm vào cái thế QUAN DĨNH TỰ CẦU KHẨU THỰC có nghĩa hãy đo miệng mà nuốt mồi, hãy tự lượng sức mình mà tung hoành. Cái đường lưỡi bò quá lớn nuốt không nỗi đâu. Nội tình Trung Cộng còn quá nhiều nan đề chưa giải quyết như: tệ nạn tham nhũng, ô nhiễm môi sinh, đấu đá nội bộ, xã hội bất ổn, khoảng cách giữa người giàu và nghèo quá lớn…Bọn Trung Nam Hải hãy nhìn thất bại chua cay của Hitler, chính là những thắng lợi quá nhanh của ông ta để suy ngẫm. Trung Cộng có thể ví như một con rồng “dậy non” đã vội vã cuộn mình bay cao, vượt quá sức của nó:
-Cái ĐẦU của con rồng đỏ là THƯỢNG HẢI.
-Những đập nước trên sông MEKONG và DƯƠNG TỬ GIANG là cột sống.
Nếu như một cuộc đối đầu giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ & Đồng minh nổ ra tại biển Đông bằng một cuộc chiến tranh quy ước. Với phương tiện chiến tranh và vũ khí hiện đại của Hoa Kỳ thì thành phốThượng Hải, những đập thủy điện trên Dương Tử Giang và thượng nguồn sông Mekong sẽ là những TỬ HUYỆT, mục tiêu cố định VÔ PHƯƠNG BẢO VỆ.
Muốn đập chết một con rắn độc thì trước hết phải đập đầu, rồi đập gẫy cột sống của nó sau là nó sẽ bị tê liệt, hết phương vùng vẫy… sóng nước Dương Tử Giang và dòng sông thiêng Mekong sẽ cuốn trôi tham vọng bành trướng bá quyền của bọn Trung Nam Hải ra biển Thái Bình Dương…
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
Người lính thủ QUỐC KỲ VNCH
KBC 3402
http://vnqvn.blogspot.com/2021/03/nhung-tu-huyet-cua-con-rong-o-trung-cong.html#more