Việt Nam phản ứng về thư bảy Dân biểu Hoa Kỳ kêu gọi công lý cho nạn nhân Formosa
Người Việt làm việc tại Đài Loan biểu tình phản đối Tập đoàn Formosa Plastics tại trụ sở của tập đoàn này ở Đài Bắc hôm 10/8/2016. AFP
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng vào ngày 3/11 bị báo giới chất vấn về thư kêu gọi công lý cho nạn nhân thảm họa môi trường Formosa mà bảy Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ gửi cho phía Đài Loan vào cuối tuần qua.
Thông tấn xã Việt Nam loan tin dẫn trả lời một cách chung chung của bà Hằng tại cuộc họp báo thường kỳ vào chiều ngày 3/11 ở Hà Nội về bức thư liên quan rằng: “Quan điểm nhất quán của Việt Nam là luôn coi bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của nhân dân là mục tiêu hàng đầu, không đánh đổi môi trường, lấy tăng trưởng kinh tế.”
Bức thư đề ngày 27/10 do bảy Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ đồng ký tên gồm các ông Ro Khanna, Alan Lowenthal, Chris Smith, Luis Correa, Gerald Connolly và hai bà dân biểu Zoe Lofgren và Katie Porter.
Thư ngỏ gửi cho giới chức cấp cao Đài Loan yêu cầu chính quyền Đài Bắc quan tâm, hỗ trợ những người Việt từng là nạn nhân của thảm họa môi trường do Nhà máy Thép Hưng Nghiệp Formosa ở Vũng Áng gây nên hồi năm 2016. Nhà máy này thuộc Tập đoàn Formosa Plastics Đài Loan.
Theo nội dung thư, trách nhiệm về thảm họa được Nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng thừa nhận. Tuy nhiều từ năm 2016 đến nay, nhiều nạn nhân và gia đình chưa được bồi thường thỏa đáng.
Vào tháng 9, nhiều nạn nhân đến tòa án huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩn nộp đơn kiện; nhưng đơn của họ bị từ chối và khi đến tòa đòi hỏi quyền lợi họ lại bị bắt bớ, đánh đập tàn nhẫn, thậm chí có người bị án tù nặng từ năm đến 20 năm. Hiện có hơn 20 nạn nhân đang phải thi hành những án tù đó.
Tuy nhiên, vào tháng 6/2019 gần 7.900 nạn nhân tiếp tục khởi kiện Formosa tại tòa án Đài Loan. Lúc đầu đơn của họ bị bác tại hai tòa cấp dưới ở Đài Loan. Tuy nhiên, khi đơn dược chuyển đến Tối Cao Pháp viện lại nhận được phán quyết là các nạn nhân người nước ngoài vẫn có thể kiện công ty Đài Loan.
Một khó khăn hiện các nạn nhân gặp phải là hệ thống tư pháp Đài Loan đòi họ phải có Giấy Ủy quyền để đại diện nộp cho cơ quan Đài Loan liên quan. Giấy ủy quyền này phải được phía Công an và Ngoại giao Việt Nam chứng thực.
Các vị Dân biểu bày tỏ sự tôn trọng đối với sự độc lập của tư pháp Đài Loan. Tuy nhiên, theo họ, yêu cầu vừa nêu là khó có thể đạt được tại một thể chế toàn trị bất dung tiếng nói bất đồng và hoạt động đòi hỏi quyền lợi.
Do thực tế không hợp tác từ phía các cơ quan chức năng Việt Nam, các Dân biểu Hoa Kỳ kêu gọi phía tư pháp Đài Loan miễn trừ yêu cầu chứng thực vào Giấy Ủy quyền. Họ cũng kêu gọi chính phủ Đài Bắc cần thực hiện mọi biện pháp thích hợp và đúng luật để bảo đảm tòa án Đài Loan mang lại công lý cho những nạn nhân của thảm họa môi trưởng biển mà Formosa gây nên.
RFA (03.11.2022)
***
THÔNG CÁO BÁO CHÍ: Liên minh quốc tế tìm kiếm công lý cho cộng đồng ngư dân Việt Nam và nạn nhân của vụ xả chất độc của Formosa
Houston, Texas…. Một liên minh quốc tế gồm các cộng đồng người Mỹ gốc Việt, ngư dân, các tổ chức môi trường và nhân quyền sẽ tổ chức một cuộc họp báo ngày 4 tháng 11 năm 2022 lúc 11 giờ sáng trước Văn phòng Kinh tế & Văn hóa Đài Loan tại số 11 Greenway Plaza, Houston TX 77046. Họ sẽ đọc lá thư can thiệp của 7 Dân biểu thuộc lưỡng đảng Quốc hội Hoa Kỳ đã gửi tới Bộ trưởng, Chủ tịch Hội Đồng Nhân Quyền và Đại diện các nhà Lập pháp của Đài Loan, và gửi thỉnh nguyện thư yêu cầu họ quan tâm đến các nạn nhân của vụ xả chất độc vào biển do công ty Formosa gây nên, khiến ngư dân Việt Nam, đang phải kiện đòi công lý tại tòa án Đài Loan.
Văn phòng Kinh tế & Văn hóa Đài Loan tại số 11 Greenway Plaza, Houston TX 77046
Sự việc xả chất độc vào biển của Formosa là thảm họa môi trường tồi tệ nhất xảy ra ở miền Trung Việt Nam năm 2016. Công ty cổ phần Thép Formosa Hà Tĩnh, một công ty con của Tập đoàn Formosa Plastic, đã thừa nhận trách nhiệm về việc xả chất độc hóa học nhưng đã không bồi thường một cách công bằng cho các nạn nhân và gia đình của họ . Khi các nạn nhân khởi kiện công ty Formosa Hưng Nghiệp Hà Tĩnh tại Việt Nam, đơn kiện của họ bị trả lại và khi họ kháng cáo, nhiều người trong số họ đã bị bắt, bị đánh đập dã man, thậm chí bị phạt tù với các mức án nặng từ 5 đến 20 năm. Hiện tại, hơn 20 nạn nhân đang phải ngồi tù vì đòi công lý. Với sự hỗ trợ từ cộng đồng người Mỹ gốc Việt và các tổ chức như Công lý Cho Nạn nhân Formosa tại Hoa Kỳ, 7.874 nạn nhân đã đệ đơn kiện Tập đoàn nhựa Formosa tại Tòa án Đài Loan vào tháng 6 năm 2019.
Bà Nancy Bùi, Phó Chủ tịch Hội Công Lý Cho Nạn nhân Formosa đặc trách ngoại giao, cho biết “Do bạo lực và đe dọa bỏ tù ở Việt Nam, các nạn nhân đã bị buộc phải đòi bồi thường thỏa đáng ở Đài Loan, nơi có trụ sở của công ty mẹ của Formosa. Với sự hỗ trợ của các tổ chức môi trường và nhân quyền tại Đài Loan, Việt Nam, Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Canada và các nước khác, đặc biệt là Diễn Đàn Thế Giới Của Ngư Dân, các nạn nhân của thảm họa biển Formosa Hà Tĩnh Corporation đã đệ đơn kiện Tập đoàn Nhựa Formosa và các nhà đầu tư đối tác, trong đó có Formosa USA.”
Hỗ trợ ngư dân Việt Nam trong vụ kiện Formosa, là các tổ chức môi trường đã thách thức Formosa Plastics về các vấn đề ô nhiễm của họ ở Hoa Kỳ như vụ phát triển dự án mở rộng sản xuất nhựa 9 tỷ đô la dự kiến đặt ở St. James, Louisiana. Và vào tháng 3 năm 2019, nhà máy Formosa Plastics, Point Comfort, Texas, đã bị tổ chức San Antonio Bay Estuarine Waterkeeper, và cựu ngư dân thương mại, Diane Wilson, kiện vì hàng nghìn vụ vi phạm xả nhựa vào Vịnh Lavaca và các tuyến đường thủy xung quanh. Waterkeepers và bà Wilson đã thắng kiện và Formosa phải dàn xếp để bồi thường với giá 50 triệu đô la và bị tòa cấm không cho thải bất cứ một viên nhựa nào vào đường nước . Đây là kết quả của vụ kiện của công dân nhằm bảo vệ nước sạch lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Một thẩm phán liên bang gọi Formosa là “kẻ gây ô nhiễm hàng loạt” với “những vi phạm rất lớn”.
Bà Wilson tuyên bố, “Những gì đã xảy ra với ngư dân Việt Nam và nghề cá của họ là những gì đã xảy ra với chúng tôi ở Texas. Cái sai này phải được làm đúng và không được phép để Formosa tàn phá một ngư trường khác”.
Bức thư sẽ được đọc tại cuộc họp báo được ký bởi 7 đại biểu thuộc lưỡng đảng Quốc hội Hoa Kỳ, kêu gọi các Bộ trưởng, Chủ tịch và Dân biểu Đài Loan bảo vệ Nhân quyền của công dân Việt Nam, những nạn nhân của vụ xả chất độc của Formosa, giúp họ tìm kiếm công lý ở tòa án Đài Loan tòa án, và buộc công ty, Formosa Plastics Group, phải chịu trách nhiệm trong vụ kiện công lý môi trường nghiêm trọng này. Xin trích một đoạn trong lá thư như sau:
“Đài Loan và Hoa Kỳ chia sẻ cam kết sâu sắc về dân chủ, nhân quyền và pháp quyền. Chúng tôi, với tư cách là thành viên của Quốc hội, cam kết hoàn toàn và dứt khoát đối với sự tồn tại của sự hưng thịnh của nền dân chủ của Đài Loan và điều bắt buộc là cơ quan tư pháp phải hoạt động một cách tự do và không có sự can thiệp chính trị. Do đó, chúng tôi yêu cầu rằng, trước sự bất hợp tác của các cơ quan chức năng Việt Nam, chính phủ Đài Loan thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp và hợp pháp để các tòa án Đài Loan đưa ra công lý cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ xả chất độc Formosa.“
Xin xem Bản tiếng Anh qua Link dưới đây:
Liên lạc: Nancy Bùi, 512-844-9417, nancy@vietnameseamerican.org
Diane Wilson, 361-218-2353, wilsonalamobay@aol.com
***
Thư của 7 Dân Biểu Hoa Kỳ Gửi Chính Phủ Đài Loan về Vụ Formosa tại Việt Nam
Kính gởi Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt tại Vùng Vịnh
California, Hoa Kỳ,
Kính gởi Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt trên toàn Thế
Giới,
Kính gởi các Cơ Quan Truyền Thông,
Hôm qua ngày 27 tháng 10 năm 2022, Dân Biểu Liên Bang Ro Khanna đồng ký tên cùng các Dân Biểu Alan Lowenthal, Christopher H. Smith, Zoe Lofgren, J. Luis Correa, Katie Porter, Gernald E. Connolly đã gởi bức thư cho các quan chức cao cấp cuả Đài Loan gồm Tổng Trưởng Kinh Tế, Tổng Trưởng Ngoại Giao, Quốc Vụ Khanh, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền, Dân Biểu… yêu cầu chính quyền Đài Loan quan tâm và hỗ trợ những người Việt từng là nạn nhân cuả thảm hoạ môi trường do công ty Thép Formosa gây nên tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế Việt Nam.
Tóm tắt sự kiện:
Vào tháng 4 năm 2016 Công Ty Thép Formosa đã thải chất độc trái phép ra vùng biển nói trên làm ô nhiễm trầm trọng suốt 125 dặm (200Km) vùng duyên hải khiến tôm cá trong vùng bị giết hại khoảng 115 tấn và khiến người dân không còn nguồn thu nhập, thất nghiệp, bệnh tật, nghèo đói tràn lan.
Đến cuối tháng 6 năm 2016 công ty Formosa đã nhận trách nhiệm về thảm hoạ này và đã đồng ý trả $500 triệu US đô la đền bù thiệt hại cho nhà cầm quyền Việt Nam. Tuy nhiên nhà cầm quyền Việt Nam không hề cho biết con số nạn nhân cuả thảm hoạ này là bao nhiêu người và ai đã nhận tiền bồi thường. Rất nhiều nạn nhân không hề nhận được một đồng xu tiền bồi thường nào.
Quá uất ức những nạn nhân đâm đơn kiện. Nhưng khi người dân đi kiện công ty Formosa tại Việt Nam, toà án Việt Nam đã bác đơn kiện. Lúc người dân kháng án, họ lại bị nhà cầm quyền Việt Nam đánh đập dã man, bắt bớ, và thậm chí bỏ tù từ 5 đến 20 năm! Hiện nay hơn 20 nạn nhân vẫn còn bị cầm tù tại Việt Nam.
Nhờ sự giúp đỡ cuả Hội Công Lý cho Nạn Nhân Formosa tại Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2019, 7.875 nạn nhân Việt đã khởi kiện công ty Formosa ngay tại toà án Đài Loan nhằm đòi công ty này phải bồi thường xứng đáng cho những thiệt hại lớn lao mà họ phải gánh chịu.
Lúc đầu đơn kiện bị 2 toà cấp dưới tại Đài Loan bác bỏ. Tuy nhiên khi đơn kiện lên Tối Cao Pháp Viện cuả Đài Loan thì Tối Cao Pháp Viện phán quyết rằng các nạn nhân người ngoại quốc vẫn có quyền kiện công ty cuả Đài Loan. Đây là bước thắng lợi lớn cho nạn nhân Formosa.
Việc khó khăn còn lại là hệ thống tư pháp Đài Loan buộc người kiện phải có Giấy Ủy Quyền và phải được thị thực bởi các viên chức thuộc Bộ Công An và Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Đây là một trở ngại lớn mà người kiện phải cố khắc phục. Tất nhiên, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ không làm việc này.
Trong nỗ lực giúp các nạn nhân Việt có thể tiến hành vụ kiện này, bà Nancy Bùi (ký giả Triều Giang) Phó chủ Tịch Hội Công Lý cho Nạn Nhân Formosa, và ông Michael Phương Minh Nguyễn đã liên lạc với văn phòng Dân Biểu Alan Lowenthal để yêu cầu có lá thư gửi chính quyền Đài Loan kêu gọi hỗ trợ các nạn nhân Formosa. Các Dân Biểu Hoa Kỳ nói trên đã viết thư cho chính qyền Đài Loan yêu cầu họ can thiệp vào vụ kiện nhằm đem lại công lý và bồi thường xứng đáng cho các nạn nhân.
Lưu ý: Vào năm 2019 tại Texas, Hoa Kỳ, Công Ty Formosa Plastics Group (công ty mẹ cuả Công Ty The Formosa Steel Corporation tại Việt Nam) đã bị người dân kiện vì làm ô nhiễm nước đền bù $50 triệu US đô la. Tháng 9 năm 2021 lại bị chính quyền Hoa Kỳ phạt $2.9 triệu đô la vì thải hoá chất ô nhiễm từ nhà máy cuả công ty này.
Kèm đây là bức thư các Dân Biểu Hoa Kỳ gởi cho chính quyền Đài Loan.
Mong các anh chị ngành truyền thông cho phổ biến rộng rãi.
Kính mến,
Nguyễn Xuân Hiệp
Hiep Xuan Nguyen
(he/him/his)
Senior Congressional Advisor
CONGRESSMAN RO KHANNA (CA-17)
3150 De La Cruz Blvd, #240, Santa Clara, CA 95054
Office: 408-436-2720
Cell: 408-307-668
October 27, 2022
Minister Lo Ping-Cheng
Minister without Portfolio, Executive Yuan No. 1, Sec. 1,
Zhongxiao E. Rd. Zhongzheng Dist., Taipei City 100009
Taiwan (R.O.C.)
Minister Jaushieh Joseph Wu
Ministry of Foreign Affairs
2, Ketagalan Blvd.
Zhongzheng Dist., Taipei City 100202 Taiwan (R.O.C.)
Minister Mei-Hua Wang
Minister of Economic Affairs
No.15, Fuzhou St.,
Zhongzheng Dist., Taipei City 100210 Taiwan (R.O.C.)
Chairperson Chen Chu
National Human Rights Commission No.2, Sec. 1,
Zhongxiao E. Rd. Taipei City 100216 Taiwan (R.O.C.)
Representative Bi-khim Hsiao TECRO in the USA
4201 Wisconsin Ave., N.W. Washington, D.C. 20016 USA
Dear Ministers, Chairperson, and Representative,
We write to request your attention to the victims of the Formosa toxic spill, who are Vietnamese nationals, seeking justice in Taiwan’s courts.
The Formosa toxic spill was a major environmental disaster that occurred in central Vietnam in 2016 in Vung Ang Economic Zone. The Formosa Ha Tinh Steel Corporation, a part of the Formosa Plastics Group, admitted responsibility for the release of toxic chemicals.
Since 2016, the victims and their families have yet to be compensated fairly. When these victims sued Formosa Ha Tinh Steel Corporation in Vietnamese courts, their lawsuits were returned and when they appealed, many of them were arrested, brutally beaten, and even imprisoned with heavy sentences ranging from 5 to 20 years. Currently, more than 20 victims are in prison for seeking justice. With assistance from Vietnamese Americans and organizations such as the Justice For Formosa’s Victims Association in the United States, 7,874 victims filed a lawsuit in Taiwanese Court in June of 2019.
Their case was initially denied in two lower courts until Taiwan’s Supreme Court intervened on October 18, 2020.
We strongly commend the Supreme Court’s ruling, which stated that the victims have jurisdiction to sue in Taiwan due to the 20th amendment of the Civil Code allowing foreigners to sue in Taiwan in cases where they cannot sue at the place of origin. However, this was followed by a second ruling of Taiwan’s Supreme Court, which requires Vietnamese nationals to obtain Power of Attorney by going through a notarization process. The process requires Vietnamese nationals to obtain certification from local to central authorities in Vietnam, including from the ward/commune officials, Security Bureau of the Ministry of Public Security, and the Ministry of Foreign Affairs, before their power of attorney petition can be submitted to the Taipei Economic and Cultural Office in Hanoi or HCM City.
While we deeply respect the independence of Taiwan’s democratic and legal institutions, we wish to highlight the fact that this ruling creates insurmountable obstacles for plaintiffs seeking justice through the Taiwanese legal system. Vietnam is a one-party authoritarian regime that does not tolerate activism and dissent. The Vietnamese government has been mistreating the legitimate grievance of Formosa toxic spill victims as social activism, arresting justice seekers and labeling them activists. The Vietnamese authorities have failed to address the country’s largest environmental disaster in history; therefore they cannot be trusted to uphold the rights of Vietnamese citizens seeking justice. Many victims and their families would face harassment, retaliation, and persecution from the Vietnamese authorities if they submit petition for power of attorney to pursue legal remedies in Taiwanese courts.
In light of these challenges, attorneys from Taiwan representing the victims had courageously traveled to Vietnam to meet, receive, and video record the power of attorney directly form the victims. However, we understand that this effort has fallen short of Taiwanese Supreme Court’s requirement. We request the Taiwanese Ministry of Foreign Affairs and the Taiwanese government to do all it can within Taiwanese law to waive the notarization process or to accept the alternative notarization process obtained by Taiwanese attorneys who have worked tirelessly to give the victims access to Taiwanese courts in seek of justice.
Once again, we respectfully urge your intervention to uphold the human rights of Vietnamese nationals who are victims of the Formosa toxic spill, to help them seek justice in Taiwanese courts, and to hold the Taiwanese company, Formosa Plastics Group, accountable in this major environmental justice case. Giving these victims a chance at justice is to give them hope to rebuild their livelihood and their future.
Taiwan and the United States share a deep commitment to democracy, human rights and to the rule of law. We, as members of Congress, are fully and unequivocally committed to the survival of flourishing of Taiwan’s democracy, and it is absolutely imperative that a judiciary function freely and without political interference. We therefore ask that, in light of the non-cooperation of Vietnamese authorities, the government of Taiwan take all appropriate and lawful measures to enable Taiwanese courts to provide justice to those impacted by the Formosa toxic spill.
Thank you for your time an attention to this important matter. We look forward to your response.
Sincerely,
Christopher H. Smith Member of Congress Co-Chair, Congressional Vietnam Caucus
Katie Porter Member of Congress
Zoe Lofgren Member of Congress Co-Chair, Congressional Vietnam Caucus
Alan Lowenthal Member of Congress Co-Chair, Congressional Vietnam Caucus
Gerald E. Connolly Member of Congress
Luis Correa Member of Congress
Ro Khanna Member of Congress