Reuters: ‘Phó Tổng thống Mỹ sẽ thăm các đảo Phi Luật Tân nằm gần khu vực tranh chấp trên Biển Đông’

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES Chụp lại hình ảnh, Dự kiến chuyến đi của bà Harris sẽ diễn ra vào thứ Ba 22/11

Theo một thông tin độc quyền từ Reuters, Phó Tổng thống Mỹ, Kamala Harris sẽ có chuyến thăm các hòn đảo của tỉnh Palawan (Phi Luật Tân), nằm gần khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ thông tin với Reuters vào ngày thứ Ba 15/11.

Dự kiến chuyến đi của bà Harris sẽ diễn ra vào thứ Ba 22/11 tới, và bà Harris cũng sẽ trở thành quan chức cao nhất trong chính phủ Mỹ đến thăm chuỗi đảo nằm cạnh Spratly Islands mà phía Việt Nam gọi là quần đảo Trường Sa.

Trung cộng đã tiến hành đào lắp biển, xây dựng các cảng và đường băng sân bay tại quần đảo này, khu vực tranh chấp mà phía Brunei, Mã Lai, Phi Luật Tân, Đài Loan và Việt Nam cùng tuyên bố chủ quyền.

Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đối với một số vùng lãnh thổ ngoài khơi Palawan và phần lớn Biển Đông, viện dẫn những bản đồ lịch sử của nước này.

Vào năm 2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration – PCA) ở The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Trung cộng và Phi Luật Tân. Tuyên bố của tòa là “không có cơ sở pháp lý” cho việc Trung cộng đòi hỏi “quyền lịch sử” trên những tài nguyên tại các vùng biển nằm trong bản đồ “đường 9 đoạn” ở Biển Đông.

Thông tin về chuyến đi của bà Harris xuất hiện sau cuộc họp trực tiếp đầu tiên, kéo dài 3 giờ tại Thượng đỉnh G20, giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình nhằm hạ nhiệt căng thẳng.

Và chuyến đi này có thể khiến Bắc Kinh không mấy dễ chịu.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES Chụp lại hình ảnh, Tại Thượng đỉnh G20 vào ngày 14/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình đã có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên kéo dài 3 giờ, nhằm hạ nhiệt căng thẳng

Biển Đông, nơi chứa trữ lưỡng dầu và khí đốt khổng lồ, có nền thương mại hàng hải trị giá 5.000 tỷ USD mỗi năm, cũng là nơi diễn ra các hoạt động hải quân của Trung cộng và Mỹ.

Tại Palawan, bà Harris dự kiến sẽ gặp gỡ “các cư dân, lãnh đạo các xã hội dân sự và những người đại diện Lực lượng Tuần duyên Phi Luật Tân,” một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ nói với Reuters.

Reuters cũng dẫn lời thêm từ quan chức này cho thấy chuyến đi “sẽ cho thấy cam kết của Washington đứng cạnh đồng minh Phi Luật Tân trong việc tôn trọng trật tự hàng hải quốc tế dựa trên luật pháp trên Biển Đông, ủng hộ sinh kế trên biển và chống lại việc đánh bắt cá trái phép, không theo luật pháp và lén lút”.

Phi Luật Tân là một đồng minh quốc phòng của Mỹ, nhưng dưới thời của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte thì Manila đã tránh né việc chỉ trích Bắc Kinh, thay vào đó để mắt hơn đến các khoản đầu tư của Trung cộng.

Manila hôm qua 15/11 đã công bố Washington sẽ chi 66,5 triệu USD để xây dựng các căn cứ huấn luyện và nhà kho tại ba căn cứ quân sự của nước này, dựa theo một thỏa thuận an ninh chung năm 2014.

Đây sẽ là chuyến đi thứ hai đến châu Á của bà Harris trong vòng ba tháng qua, và theo sau chuyến đi kéo dài một tuần của ông Biden đến khu vực.

Cả hai chuyến công du đều nhằm mục tiêu tăng cường quốc phòng và đồng minh nhằm ngăn cản những động thái hung hãn từ phía Trung cộng, bao gồm cả hòn đảo tự trị Đài Loan.

Bà Harris cũng sẽ dừng chân tại Thái Lan để dự cuộc họp các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Trong chuyến đi gần nhất đến khu vực, bà Harris đã cáo buộc Trung cộng “cưỡng ép và dọa dẫm” những quốc gia láng giềng.

Chuyên gia về Biển Đông từ Center for Strategic and International Studies (CSIS) nói chuyến đi này có thể phát đi một thông điệp mạnh mẽ đến Phi Luật Tân mà không khiến Bắc Kinh giận dữ vì đây không phải là một chuyến đi đến một vùng lãnh thổ tranh chấp.

“Điều này sẽ tái đảm bảo với Phi Luật Tân bằng cách phát đi một tín hiệu rõ ràng rằng, khi Ukraine và Đài Loan đang là trung tâm của sự chú ý, thì Mỹ vẫn công nhận Biển Đông là trung tâm trong tương lai của mối quan hệ đồng minh Mỹ – Phi Luật Tân”, ông Poling, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á từ CSIS nói với Reuters.

Ông Poling cũng cho rằng bà Harris sẽ đến thăm một cơ sở được thiết lập dựa theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường Mỹ-Phi Luật Tân (U.S.-Phi Luật Tân Enhanced Defense Cooperation Agreement) tại căn cứ không quân Antonio Bautista ở thành phố Puerto Princesa, đây cũng nơi đóng quân của trụ sở Tổng Tư lệnh Quân sự Phi Luật Tân có nhiệm vụ phòng vệ và tuần tra Spratly Islands, mà phía Việt Nam gọi là quần đảo Trường Sa.

BBC (16.11.2022)

 

 

Tuyên bố chung Việt Nam-Trung cộng nói gì về việc tuân thủ Luật biển Quốc tế?

Ông Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh từ ngày 30/10 đến ngày 1/11/2022 chúc mừng ông Tập Cận Bình và ký Tuyên bố chung. Thông tấn xã Việt Nam

Ông Nguyễn Phú Trọng sang Trung cộng chúc mừng ông Tập Cận Bình tiếp tục nắm quyền ở nhiệm kỳ thứ 3. Như RFA đã đưa tin, bản Tuyên bố chung nhân chuyến thăm này có một điểm mới so với bản tuyên bố chung năm 2017 (và cả bản tuyên bố chung năm 2011), là nêu trực tiếp rằng hai bên sẽ tuân thủ công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS). 

Tuy nhiên, mục số 9 của bản Tuyên bố chung này, ngay trước khi nhắc đến UNCLOS, đã rào trước nội dung sau đây: “Hai bên nhất trí tiếp tục (…) tích cực bàn bạc về các biện pháp giải quyết mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường, chủ trương của mỗi bên; tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.”

“Lập trường và chủ trương” của Việt Nam và Trung cộng đối với Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa vốn trái ngược nhau. Vậy những “biện pháp giải quyết mang tính quá độ, tạm thời” là những biện pháp nào để có thể “không ảnh hưởng” đến hai lập trường vốn loại trừ nhau?  

RFA phỏng vấn Thạc sỹ Phạm Ngọc Minh Trang, nhà nghiên cứu làm việc tại Viện Max Planck về Hòa bình quốc tế và Tinh thần pháp quyền về vấn đề này. 

RFA: Có thể nói câu văn trên sẽ vô hiệu hóa nội dung liên quan đến UNCLOS trong bản Tuyên bố chung hay không?

Phạm Ngọc Minh Trang: Các tuyên bố chung của hai nước Việt Nam và Trung cộng là các văn bản mang tính chất ngoại giao, chính trị; chúng không có giá trị pháp lý để có thể “loại bỏ” hay “vô hiệu hoá” các cam kết pháp lý của Việt Nam và Trung cộng trong Công ước luật biển 1982 mà cả 2 nước này đều là thành viên. 

Do đó, về mặt chính trị, đối với các vấn đề ở Biển Đông, Hà Nội và Bắc Kinh có thể tiếp tục bàn bạc, đàm phán hay tham vấn về các biện pháp để giải quyết các tranh chấp, bất đồng mà 2 bên chấp nhận được, như đã nêu trong Tuyên bố chung. 

Ngoài ra, các biện pháp pháp lý như Trọng tài, Toà án trong Công ước vẫn được sử dụng khi 1 hay 2 bên cảm thấy phù hợp với lợi ích của mình.

RFA: Xin bà cho một thống kê ngắn về những “lập trường và chủ trương” vi phạm UNCLOS của Trung cộng đối với các đảo, đá trên Biển Đông và Biển Đông. Việt Nam và các nước khác bị thiệt hại gì nếu “bàn bạc về các biện pháp giải quyết mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường, chủ trương” của Trung cộng? 

Phạm Ngọc Minh Trang: Hiện nay Trung cộng vẫn luôn khẳng định họ tôn trọng luật pháp quốc tế trên biển khi họ vẫn tôn trọng quyền tự do đi lại của tàu thuyền nước ngoài trong các vùng biển mà họ cho rằng đó là vùng biển cả. 

Tuy nhiên, họ lại không công nhận quyền đi lại vô hại của một số loại tàu thuyền trong lãnh hải (chưa kể yêu sách về lãnh hải của họ khó có thể nói là tuân theo Công ước luật biển). 

Ngoài ra, Trung cộng cho rằng họ có chủ quyền và quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, trong khi UNCLOS chỉ cho phép các quốc gia quyền khai thác kinh tế. Họ cho rằng họ có chủ quyền và quyền chủ quyền đối với các “đảo” ở Biển Đông, dựa vào Luật Biển 1992 của chính họ. 

Họ ngăn cản việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia ở Biển Đông trong phạm vi đường chín đoạn (mà đường này đã được chứng minh bởi Toà trọng tài quốc tế là không có giá trị pháp lý). Họ cũng không công nhận phán quyết của Toà trọng tài được thành lập hợp pháp theo Công ước. Đây là các hành vi xem thường Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển của Bắc Kinh. 

Và tất nhiên các hành vi này sẽ dẫn đến phản ứng của các nước liên quan, ví dụ như Phi Luật Tân và Mã Lai phản ứng trước lệnh cấm đánh bắt cá của Trung cộng trong các khu vực mà các nước này cũng yêu sách quyền chủ quyền, hay Mỹ phản ứng trước các hành vi của Trung cộng làm ảnh hưởng đến quyền tự do đi lại của các tàu chiến của Mỹ ở Biển Đông. Đây là mấu chốt dẫn đến các bất ổn cho an ninh và hoà bình của khu vực này.

RFA: Khi ký Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển, Trung cộng đã tuyên bố có “bảo lưu” những đòi hỏi của mình như Điều 298 của Công ước cho phép. Tuy nhiên, những bảo lưu của Trung cộng lại trái với chính UNCLOS. Xét từ lợi ích tổng thể của Trung cộng ở Đông Nam Á, bao gồm ảnh hưởng “quyền lực mềm” trong chính trị, kinh tế, văn hóa, nhận được sự thân thiện từ Đông Nam Á…, nước này chọn chiến lược nào trong hai chiến lược dưới đây thì đem lại lợi ích cho họ nhiều hơn? 

  1. Tuân thủ UNCLOS, tổn trọng lợi ích các nước xung quanh Biển Đông.
  2. Tiếp tục lập trường cứng rắn hiện nay: chiếm 80% Biển Đông, chiếm hai vùng đảo Hoàng Sa, Trường Sa, quân sự hóa các đảo này.

Rõ ràng cho đến nay họ vẫn đang chọn lập trường sau (b). Tại sao? 

Phạm Ngọc Minh Trang: Theo tôi, Trung cộng sẽ vẫn tiếp tục lập trường cứng rắn ở Biển Đông, vì lợi ích của họ có được từ các hành vi này là lớn hơn các tổn hại. 

Họ xây dựng và củng cố các căn cứ quân sự ở các Đảo trên Biển Đông, từ đó, kiểm soát tốt hơn việc đi lại và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đây. Thực tế, các hoạt động khai thác của các quốc gia trong khu vực đã bị gián đoạn hoặc ngừng hoạt động, và đây là mục tiêu mà Trung cộng hướng đến. 

Từ đó, họ có lợi hơn trong việc đàm phán COC. Phản ứng của các nước trong khu vực, những nước bị ảnh hưởng trực tiếp, là khá yếu ớt và dường như không có tác dụng lên hành vi của Trung cộng. 

Các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, chưa có một lý do chính đáng để phản ứng mạnh mẽ hơn với Trung cộng. Do đó, Trung cộng vẫn đang thắng thế tại Biển Đông, chiến thuật của họ cho đến giờ là vẫn hiệu quả, và họ không có lý do gì để không duy trì và phát huy hơn nữa các hành vi này.

RFA xin trân trọng cảm ơn nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Minh Trang đã chia sẻ với khán thính giả chúng tôi những phân tích của mình. 

RFA (15.11.2022)

 

 

ASEAN – Trung cộng không có tiến triển về Bộ Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông

Bộ Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông (COC) tuy có được đề cập trong cuộc hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Cambodia nhưng “không có tiến triển.”

Tổng Thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr nói với báo ABS-CBN hôm Thứ Hai, 14 Tháng Mười Một, như vậy khi được hỏi về vụ đàm phán Bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC – Code of Conduct) tại Biển Đông được ASEAN và Trung cộng đàm phán ì ạch hơn chục năm qua hiện vẫn chưa đi tới đâu.

Lãnh đạo chín nước ASEAN chụp hình với thủ tướng Trung cộng tại thượng đỉnh ASEAN-Trung cộng ở Cambodia. (Hình: Tang Chhin Sothy/AFP/Getty Images)

 

Không thấy truyền thông Việt Nam đề cập gì về vấn đề này dù Việt Nam bị Trung cộng cướp biển đảo và chèn ép hiếp đáp suốt nhiều chục năm qua.

CSVN cho ông Thủ Tướng Phạm Minh Chính tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN và các hội nghị thượng đỉnh ASEAN với các đối tác khu vực, gồm cả Mỹ, Trung cộng, Nhật, Ấn Độ, Úc…

Báo chí tại Việt Nam chỉ đưa tin ông Chính tiếp xúc, gặp gỡ, chụp hình với 17 lãnh tụ của các nước trong hai ngày tham dự các cuộc họp và tiếp xúc bên lề ở thủ đô Cambodia, 11 và 12 Tháng Mười Một.

Theo ABS-CBN, tuy có nhiều nhà lãnh đạo nêu vấn đề cần phải kết thúc thương thảo cho một bộ COC nhưng “không có tiến bộ gì cả.”

Ông Marcos là một trong những lãnh đạo đặt vấn đề với phía Trung cộng tại cuộc họp ASEAN-Trung cộng. Thủ Tướng Lý Khắc Cường là người cầm đầu phái đoàn Trung cộng dự hội nghị thượng đỉnh kỳ này.

Theo nguồn tin trên, không những các lãnh đạo ASEAN mà ngay cả lãnh đạo Trung cộng “đều nói họ tuân thủ Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS) cũng như các luật lệ quốc tế.” Điều này hàm ngụ một điểm mấu chốt khác, nền tảng khó khăn để giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.

Trung cộng tuyên bố chủ quyền chiếm gần hết Biển Đông theo chín vạch nối lại giống hình “lưỡi bò” mà họ nhiều lần ngang ngược nói rằng do tổ tiên của họ để lại từ xa xưa. Nhiều khu vực lấn sâu vào các vùng biển đặc quyền kinh tế của nước khác (theo công ước UNCLOS mà Trung cộng cũng ký cam kết công nhận).

Khi bị chất vấn về các hoạt động phi pháp trên Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung cộng nhiều hơn một lần tuyên bố những vùng biển đảo đó thuộc chủ quyền lãnh thổ của họ, họ muốn làm gì thì làm, và họ không tranh chấp với ai. Nếu nước nào có hoạt động gì trong vùng biển đó là vi phạm chủ quyền lãnh thổ của họ. Đó là lý do họ cản trở các hoạt động dò tìm dầu khí của Việt Nam trong phạm vi “lưỡi bò” trên Biển Đông, thậm chí dọa đánh cướp luôn các vị trí mà Việt Nam đang trấn giữ.

Dù ký bản “Tuyên Bố Ứng Xử” (DOC – Declaration of Conduct) trên Biển Đông năm 2002 cam kết giữ nguyên trạng và đàm phán cho một Bộ COC hầu ngăn chặn xung đột võ trang, Trung cộng vẫn ngang nhiều bồi đắp bảy bãi đá ngầm tại Trường Sa cướp của Việt Nam năm 1988 thành bảy đảo nhân tạo.

Đồng thời cơi nới mở rộng các đảo tại quần đảo Hoàng Sa mà họ cướp của Việt Nam năm 1974. Những nơi này nay là các căn cứ quy mô trên biển giúp họ khống chế toàn bộ Biển Đông.

Không ảnh Đá Ba Đầu với những chấm nhỏ có vẻ là các tàu dân quân biển Trung cộng vẫn đậu lỳ ở khu vực cụm Sinh Tồn. (Hình: AMTI/CSIS)

 

Các cuộc đàm phán cho Bộ COC ì ạch khi có khi không chỉ vì Bắc Kinh cố ý cản trở, trì hoãn để xây dựng các căn cứ vừa kể dù vẫn tuyên bố cố gắng đàm phán để hoàn thành sớm COC. Không ảnh cho thấy các căn cứ đó quy mô, tân tiến như thế nào.

Bản tuyên bố chung giữa các nước hội viên ASEAN họp tại Phnom Penh, ngày 11 Tháng Mười Một, chỉ có một ít chữ viết bâng quơ rằng ASEAN “tôn trọng luật lệ quốc tế, chẳng hạn Hiến Chương LHQ, Công Ước 1982 LHQ về Luật Biển, và các thỏa hiệp liên quan khác và các công ước.”

Bản Tuyên Bố Chung ASEAN-Trung cộng sau cuộc họp thượng đỉnh ở Phnom Penh đề ngày 11 Tháng Mười Một không hề có một chữ nào dù chỉ là bóng gió về tranh chấp Biển Đông cũng như đàm phán về Bộ COC.

Tháng Tám, năm 2021, Ngoại Trưởng Trung cộng Vương Nghị trong chuyến công du tới thủ đô Cambodia đã tuyên bố ở đây rằng hy vọng COC có thể được ký khi Trung cộng-ASEAN họp thượng đỉnh vào Tháng Mười Một, 2022. Nay cuộc họp đã xong, m

Người Việt (14.11.2022)

 

 

 

Trung cộng nói thẳng đang giúp Campuchia nâng cấp Căn cứ Hải quân Ream

Căn cứ hải quân Ream ở tỉnh Preah Sihanouk, Campuchia hôm 26/7/2019 AFP

 

Việc Trung cộng đang giúp Campuchia nâng cấp Căn cứ Hải quân Ream là một hoạt động giao lưu bình thường.

Đó là lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung cộng Mao Ninh đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 14/11.

Phát biểu được đưa ra sau khi có tin cho biết vào ngày 12/11 vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong cuộc gặp với Thủ tướng Campuchia tại Phnom Penh nêu ra quan ngại về hoạt động của Trung cộng tại Căn cứ Hải quân Ream.

Tin từ Tòa Bạch Ốc nói, ông Joe Biden nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phải minh bạch hoàn tòan về vấn đề đó.

Chỉ vài tháng trước đây, phía Mỹ cùng một số nước khác cũng bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về hoạt động của Trung cộng tại Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia.

Lý do được nêu ra vì hoạt động đó đe dọa an ninh khu vực, ảnh hưởng đến chủ quyền của Campuchia, tác động tiêu cực đến mối quan hệ Hoa Kỳ- Campuchia.

Quan ngại về căn cứ Ream có từ năm 2019 khi Tờ Wall Street Journal loan tin về một thỏa thuận bí mật cho phép Trung cộng cắt đặt nhân sự, tàng trữ vũ khí và cho chiến hạm trấn đóng ở đó.

Campuchia và Trung cộng luôn bác bỏ thông tin đó, nói rằng “việc cải tạo căn cứ chỉ nhằm tăng cường khả năng hải quân của Xứ Chùa Tháp trong công tác bảo vệ toàn vẹn vùng biển và chống tội ác trên biển.”

Washington từng than phiền “về sự thiếu minh bạch trong mục đích, bản chất và phạm vi của dự án này, cũng như vai trò mà quân đội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đóng trong công tác xây dựng và việc sử dụng hậu xây dựng cơ sở này.”

Căn cứ Hải quân Ream ở tỉnh Preah Sihanouk thuộc mạn tây nam Campuchia, bên Vịnh Thái Lan, chỉ cách Phú Quốc không đến 30 kilomet. Đảo này theo tiếng Khmer là Koh Tral.

Chính Hải quân Việt Nam hồi tháng 1/1979 đã chiếm căn cứ Ream từ quân Pol Pol rồi chuyển từ Khmer Đỏ cho tân chính phủ Campuchia.

Tuy vậy Hải quân Việt Nam sau đó chỉ được mời đến thăm Căn cứ Ream một đôi lần và gần đây tòa nhà ‘Hữu nghị Việt Nam’ được xây bởi phía Hà Nội đã bị dời khỏi căn cứ này mà theo báo cáo là nhằm tránh xung đột với các nhân sự Trung cộng.

RFA (14.11.2022)

 

 

Cách tiếp cận của Việt Nam với Trung cộng: Ngoại giao cây tre với các đặc điểm của chư hầu mới

Alexander L. Vuving (THE DIPLOMAT)

Chuyến thăm gần đây của Đảng trưởng Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh nhằm cam kết với Trung cộng, nhưng không báo hiệu bất kỳ sự thay đổi nào trong cách tiếp cận cơ bản của Hà Nội đối với nước láng giềng phương Bắc.

Tại hội nghị thường niên nhằm đưa ra hướng dẫn cho các nhà ngoại giao của Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái, TBT Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước, đã ví nền ngoại giao lý tưởng cho Việt Nam là như một cây tre. Tre là một loại cây mảnh mai, vì vậy nó bao hàm sự mềm yếu, nhưng nó không phải là yếu ớt – nó kiên cường hơn nhiều loài cây khác trước gió bão. Sử dụng cây tre như một hình ảnh ẩn dụ, Trọng ủng hộ một chính sách đối ngoại kết hợp giữa sự linh hoạt trong chiến thuật và sự kiên định trong nguyên tắc, do đó tạo ra khả năng mau hồi phục.

Ý tưởng về “ngoại giao cây tre” đã được lưu truyền ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ; thực ra, nó là cách thông thường mà người Việt Nam đã cá biệt hóa lối ứng xử trong đối ngoại của Thái Lan, chứ không phải của Việt Nam. Nhiều người Việt Nam đã bác bỏ chính sách ngoại giao cây tre vì bản chất thiếu nhất quán của nó. Tuy nhiên, những người khác thì lại phàn nàn rằng Việt Nam đã không hành xử được như tre, mặc dù cách đó là nên làm.

Nhưng chính sách ngoại giao cây tre của Trọng khác với của Thái Lan ở các khía cạnh quan trọng. Sự khác biệt chính là nó có “sự gắn bó với chế độ” – chính sách đối ngoại của Việt Nam là của Đảng Cộng sản, được đặt ra bởi Đảng Cộng sản và phục vụ Đảng Cộng sản. Vượt lên trên sự gắn bó với chế độ, còn có trong ngoại giao cây tre Việt Nam cái mà Carl Thayer đã gọi là “lời nguyền địa lý”. Hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác, Việt Nam vừa được hưởng lợi vừa bị thiệt hại nặng nề khi ở gần Trung cộng.

Trong nhiều thế kỷ, ngoại giao giữa Trung cộng và Việt Nam đã được điều khiển theo “hệ thống triều cống” ở dạng cổ điển hoặc biến thể của chư hầu mới. Hệ thống này bao gồm việc trao đổi những món quà mang tính cả vật chất và tượng trưng giữa những nhà cầm quyền của hai quốc gia, nhằm nghi thức hóa sự mất cân bằng quyền lực giữa hai nước và nhắc nhở họ về vị trí cũng như nhiệm vụ của mình trong mối quan hệ thứ bậc. Các nghi lễ là điều cần thiết đối với sự trao đổi này, điều này phản ánh sự bất cân xứng của quyền lực đồng thời lại giúp ổn định nó.

Chính sách ngoại giao cây tre của Việt Nam với các đặc điểm của chư hầu mới đã được thể hiện đầy đủ khi Trọng đến thăm Bắc Kinh từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 1 tháng 11. Khó có thể nhìn thấy những món quà vật chất được trao đổi; chúng sẽ đến sau, khi các thỏa thuận trong chuyến thăm này được hiện thực hóa. Nhưng những món quà mang tính biểu tượng đã có thể nhìn thấy và đóng góp sâu sắc vào chuyến thăm.

Món quà mang tính biểu tượng quan trọng nhất từ ​​Việt Nam là chuyến thăm của Trọng mang tính chất phá lệ. Nó đã phá vỡ quy tắc, đó là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của một người đứng đầu ĐCSVN sau khi ông ta đắc cử hoặc tái đắc cử thường là đến Lào, không phải đến Trung cộng. Cho nên, sau khi được bầu làm tổng bí thư ĐCSVN năm 1997, Lê Khả Phiêu đã đến thăm Lào vào năm 1998 trước khi sang Trung cộng vào năm 1999. Thay thế Phiêu tại Đại hội ĐCSVN lần thứ IX vào tháng 4 năm 2001, Nông Đức Mạnh đã đến Trung cộng vào tháng 11 sau khi thăm Lào vào tháng 7. Kế nhiệm Mạnh tại Đại hội ĐCSVN lần thứ 11 vào tháng 1 năm 2011, Trọng cũng đã đến Lào vào tháng 6 trước khi đến Trung cộng vào tháng 10. Tái đắc cử tại Đại hội ĐCSVN lần thứ 12 vào tháng 1 năm 2016, ông đã đến thăm Lào vào tháng 11 trước khi thăm Trung cộng vào tháng 1 năm 2017. Nhưng chuyến thăm Trung cộng của Trọng trong tháng này là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông sau Đại hội ĐCSVN lần thứ 13 vào đầu năm 2021. Như một món quà mang tính biểu tượng, nó đã phá vỡ một quy tắc quan trọng, mặc dù không chính thức, đã được tuân thủ cẩn thận trong nhiều thập kỷ.

Đúng như cách thức hoạt động của hệ thống triều cống, những món quà tặng từ Việt Nam đã nhận được sự đáp ứng bằng món quà tặng xa hoa từ Trung cộng. Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp Tập Cận Bình sau khi Tập được bầu lại làm lãnh đạo tối cao của Trung cộng tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung cộng. Ông thậm chí còn được sắp xếp trước cả Shehbaz Sharif, thủ tướng Pakistan, “đồng minh trong mọi thời tiết” của Trung cộng, người sẽ gặp Tập hai ngày sau đó. Thủ tướng Olaf Scholz của Đức, cường quốc hàng đầu của Liên minh châu Âu, được trao vị trí thứ tư nhỏ nhoi, sẽ gặp Tập hai ngày sau Sharif và một ngày sau Tổng thống Samia Suluhu Hassan của Tanzania, “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” mới nhất của Trung cộng. Tập cũng trao tặng cho Trọng Huân chương Hữu nghị, huân chương cao quý nhất của Trung cộng dành cho người nước ngoài, mà người nhận đầu tiên là Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Những nghi thức này là một phần trong chiến lược của Trung cộng nhằm đưa Việt Nam xích lại gần mình hơn so với giá trị của mối quan hệ Việt – Mỹ. Mặc dù Trung cộng đã theo đuổi mục tiêu này trong nhiều thập kỷ, nhưng nó trở nên quan trọng hơn bao giờ hết giữa lúc cuộc cạnh tranh Trung cộng-Hoa Kỳ ngày càng trở nên gay gắt. Hơn nữa, Việt Nam có một giá trị cao hơn trong cuộc cạnh tranh này do vị trí của nó dọc theo chiến tuyến trung tâm của cuộc đua tranh, chạy qua Biển Hoa Đông và Biển Đông. Với việc Nhật Bản, Đài Loan, Úc và Ấn Độ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, trong khi Nga, Bắc Triều Tiên, Campuchia và Pakistan hoàn toàn đồng thuận đứng trong phe của Trung cộng, thì Việt Nam – cùng với Nam Dương, Phi Luật Tân và Hàn Quốc – nổi bật như một dạng “quốc gia dao động” chính yếu trong cuộc đua tranh siêu cường này.

Trận chiến ngoại giao cho Việt Nam giữa hai cường quốc ngày càng gay gắt cùng với sự gia tăng của mối quan hệ đối đầu giữa họ. Trong khi chính quyền Biden nhắc lại một lời đề nghị đã kéo dài một thập kỷ của Hoa Kỳ nhằm nâng cấp quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam lên thành “đối tác chiến lược”, Trung cộng đã can thiệp và đề nghị Việt Nam tham gia “cộng đồng chiến lược với một tương lai chung”.

Điều đáng chú ý là lời đề nghị của Trung cộng được hỗ trợ bởi một mối đe dọa. Vào tháng 4 năm nay, khi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn gọi điện cho người đồng cấp Trung cộng Vương Nghị, để thông báo cho Trung cộng về quan điểm của Việt Nam trong cuộc chiến Nga-Ukraine, Vương đã tận dụng cơ hội để cảnh báo rằng “Chúng ta không thể để… thảm kịch của Ukraine sẽ được lặp lại đây đó quanh chúng ta.” Đối với một số người, đây là một lời cảnh báo về những hậu quả tiềm tàng nếu Hà Nội không đứng về phía Bắc Kinh chống lại Washington. Mối đe dọa đã được chú ý và chuyến đi phá vỡ quy tắc của Trọng tới Trung cộng là một phản ứng đối với nó.

Chuyến đi đã phá vỡ một quy tắc nhưng không phá vỡ một lối mòn; theo nghĩa này, nó cho thấy “cây tre” Việt Nam có sức đàn hồi như thế nào. Mặc dù Tập đã nhắc khéo Trọng để có được sự ủng hộ của ông cho “cộng đồng với một tương lai chung”, bằng cách nói rằng Trung cộng “cũng sẵn sàng làm việc với ASEAN để […] tích cực thúc đẩy việc xây dựng một cộng đồng với một tương lai chung cho nhân loại,” song cụm từ này không được xuất hiện trong Tuyên bố chung của họ.

Việt Nam cũng nói không với Sáng kiến ​​An ninh Toàn cầu (GSI), kế hoạch mới nhất của Tập về an ninh quốc tế trong thời đại cạnh tranh giữa các cường quốc ngày càng gia tăng. Theo Tuyên bố chung, “Việt Nam ghi nhận tích cực Sáng kiến ​​An ninh Toàn cầu của Trung cộng trên cơ sở các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc” – nhưng không cam kết tham gia. Để minh họa cách Việt Nam “ghi nhận” GSI trong các bối cảnh khác, vào tháng 4, một cơ quan ngôn luận của ĐCSVN đã đăng một bài báo dịch từ Nikkei Asia, trong đó mô tả GSI dưới góc độ tiêu cực, như một miếng mồi để dụ các nước khác vào bẫy của Trung cộng và một cấu trúc an ninh nhằm ngăn chặn Hoa Kỳ.

Bản Tuyên bố chung cho biết Việt Nam “ủng hộ và sẵn sàng tham gia Sáng kiến ​​Phát triển Toàn cầu [GDI] với những nội dung và cách thức phù hợp.” Các điều kiện kèm theo cho thấy tại Việt Nam, GDI sẽ cùng chung số phận với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI). Việt Nam nói lời đãi bôi với BRI, như một cách để tỏ ra tôn trọng đối với Bắc Kinh, nhưng sự giám sát của công chúng và nỗi lo về “bẫy nợ” đã ngăn cản Việt Nam tham gia đáng kể vào nó. Gần như tất cả các dự án cơ sở hạ tầng lớn ở Việt Nam sử dụng tiền của Trung cộng từ trước năm 2016. Việt Nam cũng là một trong bốn quốc gia châu Á loại bỏ Huawei của Trung cộng khỏi mạng 5G của mình, ba quốc gia còn lại là Nhật Bản, Đài Loan và Ấn Độ.

Có lẽ để đổi lại việc Việt Nam tham gia GDI, lần đầu tiên Trung cộng đã tán thành một Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung cộng, liên quan Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Tuyên bố chung bày tỏ rằng Trung cộng và Việt Nam “nhất trí […] sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử thực chất và hiệu quả ở Biển Đông (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Nhưng cũng giống như việc Việt Nam nói lời đãi bôi về BRI và bây giờ là GDI, thì việc Trung cộng thừa nhận UNCLOS cũng chỉ mang tính khoa trương hơn là thực tế. Không có dấu hiệu nào cho thấy Trung cộng sẽ từ bỏ yêu sách “đường chín đoạn”, vốn đã bị tòa án quốc tế bác bỏ vì vi phạm UNCLOS. Trên thực tế, một Tuyên bố chung nghe có vẻ tương tự như tuyên bố vừa rồi, được đưa ra trong chuyến thăm Việt Nam của  Tập vào tháng 11/2017, đã không ngăn được Bắc Kinh quấy rối và làm gián đoạn hoạt động khoan dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông, buộc Hà Nội phải hủy bỏ các dự án lớn và phải bồi thường một khoản tiền ước tính 1 tỷ USD do phá vỡ hợp đồng.

Bất chấp những nghi thức và lời lẽ trong chuyến thăm của Trọng, Việt Nam không đi ngược lại đáng kể so với định hướng chung của chính sách đối với Trung cộng kể từ năm 2014, khi Trung cộng hạ đặt giàn khoan khổng lồ HYSY-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và gây ra cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong quan hệ song phương kể từ khi nó được bình thường hóa vào năm 1991. Tốt nhất, chuyến thăm đã đánh dấu một thỏa ước trước khi lại có cuộc tranh đấu tiếp theo giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Việt Nam đã quyết định rằng lợi ích tốt nhất của mình là không đứng về phía Trung cộng hoặc Hoa Kỳ. Kết quả là, nước này đang ở thế như đu trên dây giữa các siêu cường. Nhưng khi sự cạnh tranh giữa các nước ngày càng căng thẳng, sợi dây mà Việt Nam đang đu đó sẽ trở nên mỏng manh hơn. Có thể sẽ có lúc nó trở nên quá mỏng manh khó mà đu lên được.

Alexander L. Vuving (THE DIPLOMAT, 12.11.2022)

Ba Sàm lược dịch

 

(Tiến sĩ Alexander L. Vuving là giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái Bình Dương). (*)

 

 

 

Việt Nam : Ngoại giao cây tre với Trung cộng mang đặc tính « tân triều cống »

Ảnh minh họa: Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng (P) tiếp lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình nhân chuyến thăm Hà Nội ngày 12/11/2017. AP – Hoang Dinh Nam

Chuyến thăm Trung cộng gần đây của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) là nhắm trấn an Bắc Kinh, nhưng không báo hiệu một thay đổi nào về cách tiếp cận cơ bản của Hà Nội đối với láng giềng phương Bắc. Trên đây là nhận định của Alexander L. Vuving, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương Daniel K. Inouye. RFI Tiếng Việt xin giới thiệu.

Tại hội nghị thường niên định hướng cho các nhà ngoại giao Việt Nam tháng 12/2021, tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo cao nhất của đất nước, đã ví nền ngoại giao lý tưởng cho Việt Nam với hình ảnh một cây tre. Thân cây mảnh mai, đôi khi bị xem như là yếu đuối, nhưng cây tre lại không yếu ớt, thậm chí còn kiên cường hơn nhiều loại cây khác khi đối mặt với gió mạnh. Sử dụng cây tre như là một hình ảnh ẩn dụ, ông Trọng ủng hộ một nền ngoại giao kết hợp sự linh hoạt trong chiến thuật và kiên định trong nguyên tắc, nhằm tạo ra một sự kháng cự dẻo dai bền bỉ.

Ý tưởng về « một nền ngoại giao cây tre » đã thịnh hành tại Việt Nam từ nhiều thập niên qua ; thực sự, đây là cách ứng xử đối ngoại của Thái Lan, chứ không của Việt Nam và đã bị « biến tấu » theo cách thông thường của người Việt Nam. Nhiều người Việt Nam đã bác bỏ nền ngoại giao cây tre vì tính thiếu nhất quán của chính sách này. Nhưng những người khác thì phàn nàn rằng Việt Nam không hành động như tre, mặc dù điều đó nên làm.

Nhưng chính sách ngoại giao của ông Trọng khác với Thái Lan ở nhiều khía cạnh. Sự khác biệt chính yếu nằm ở điểm nó có « sự gắn bó với chế độ » – chính sách ngoại giao của Việt Nam là của đảng Cộng Sản Việt Nam, do đảng Cộng Sản và cho đảng Cộng Sản. Vượt lên trên sự dính kết với chế độ, còn có trong cây tre Việt Nam điều mà ông Carl Thayer từng gọi là « sự chuyên chế bạo tàn của địa lý ». Hơn cả bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác, Việt Nam vừa được hưởng lợi, vừa bị thiệt hại nặng nề khi ở gần Trung cộng.

 

Phá lệ

Trong nhiều thế kỷ, quan hệ ngoại giao giữa Trung cộng và Việt Nam đã được tiến hành theo « hệ thống triều cống » ở dạng cổ điển và trong biến thể « tân triều cống ». Hệ thống này bao gồm việc trao đổi các « tặng phẩm » cả vật chất lẫn biểu tượng giữa các nhà cầm quyền của hai nước và sự trao đổi tặng phẩm này là nghi thức thể hiện sự mất cân bằng về quyền lực giữa hai nước và nhắc nhở hai bên về vị trí cũng như nghĩa vụ trong mối quan hệ theo thứ bậc. Các nghi lễ này có vai trò chủ chốt trong sự trao đổi, phản ánh thế bất cân xứng về quyền lực, nhưng đồng thời, giúp tạo sự ổn định.

Ngoại giao cây tre của Việt Nam với những đặc tính « tân triều cống » đã được thể hiện đầy đủ khi ông Trọng đến thăm Bắc Kinh từ ngày 30/10 đến ngày 01/11/2022. Những tặng phẩm vật chất được trao đổi thì khó thể nhìn thấy ; chúng sẽ được thấy sau khi những thỏa thuận ký kết trong chuyến thăm này được thực hiện. Nhưng tặng phẩm biểu tượng đã có thể thấy rõ và chúng đóng góp sâu sắc cho chuyến thăm này.

Món quà biểu tượng quan trọng nhất từ Việt Nam là chuyến thăm của ông Trọng mang tính phá lệ. Quy tắc bị phá vỡ đó là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của người đứng đầu ĐCSVN ngay sau khi đắc cử hay tái đắc cử thông thường là đến Lào, chứ không phải đến Trung cộng. Chẳng hạn, sau khi được bầu làm tổng bí thư ĐCSVN năm 1997, ông Lê Khả Phiêu đã đến thăm Lào năm 1998 trước khi sang Trung cộng năm 1999. Thay thế ông Phiêu tại Đại Hội 9 ĐCSVN tháng 4/2001, ông Nông Đức Mạnh đã đến Trung cộng vào tháng Mười Một cùng năm sau khi đã sang thăm Lào vào tháng Sáu.

Kế nhiệm ông Mạnh tại Đại Hội 11 ĐCSVN vào tháng Giêng năm 2011, ông Trọng cũng đã công du Lào vào tháng Sáu cùng năm trước khi đến Trung cộng vào tháng Mười. Tái đắc cử nhiệm kỳ hai tại Đại Hội 12 ĐCSVN diễn ra vào tháng Giêng năm 2016, ông Trọng cũng đến thăm Lào trước vào tháng 11/2016 rồi mới đi Trung cộng trong tháng Giêng năm 2017. Nhưng chuyến thăm Trung cộng của ông Trọng trong tháng này là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông sau kỳ Đại Hội 13 ĐCSVN diễn ra đầu năm 2021. Như một món quà mang tính biểu tượng, chuyến đi này đã phá vỡ một quy tắc quan trọng đã được tuân thủ cẩn trọng trong nhiều thập kỷ.

 

Tặng phẩm xa hoa và một lời dọa dẫm

Đúng như cách thức hoạt động của hệ thống triều cống, cống phẩm từ Việt Nam gặp phải tặng phẩm xa hoa từ Trung cộng. Ông Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp Tập Cận Bình sau khi ông Tập được bầu lại làm lãnh đạo tối cao của Trung cộng tại Đại Hội 20 ĐCSTQ. Ông thậm chí còn được xếp trước Shehbaz Sharif, thủ tướng Pakistan, « đồng minh muôn thuở » của Trung cộng. Vị lãnh đạo này chỉ gặp ông Tập Cận Bình hai ngày sau đó.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz, cường quốc hàng đầu của Liên Hiệp Châu Âu, được trao cho vị trí thứ tư « nhỏ xíu », hai ngày sau cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Sharif, và một ngày sau khi tiếp tổng thống Tanzania Samia Suluhu Hassan, đối tác « hợp tác chiến lược toàn diện » mới nhất của Trung cộng. Ông Tập còn trao tặng cho ông Trọng Huân chương Hữu nghị, huân chương cao quý nhất của Trung cộng dành cho người nước ngoài, mà người nhận đầu tiên à tổng thống Nga Vladimir Putin vào năm 2018.

Những nghi thức này là một phần trong chiến lược của Trung cộng nhằm giữ Việt Nam gần với Trung cộng hơn gây bất lợi cho mối quan hệ Việt – Mỹ. Mặc dù Trung cộng đã theo đuổi mục tiêu này trong nhiều thập kỷ, nhưng chúng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi sự cạnh tranh Mỹ – Trung ngày càng gay gắt.

Hơn nữa, Việt Nam có một giá trị ngày càng lớn trong cuộc đọ sức này do vị trí của nước này nằm dọc theo chiến tuyến trung tâm của cuộc đua, băng qua biển Hoa Đông và Biển Đông. Với việc Nhật Bản, Đài Loan, Úc và Ấn Độ rõ ràng gần gũi hơn với Mỹ, trong khi Nga, Bắc Triều Tiên, Cam Bốt và Pakistan, chắc chắn nằm trong phe Trung cộng, thì Việt Nam cùng với Nam Dương, Phi Luật Tân, và Hàn Quốc, nổi lên như là một « quốc gia chiến trường » quan trọng trong cuộc đọ sức giữa hai siêu cường.

Cuộc chiến ngoại giao tranh giành Việt Nam giữa hai đại cường đã gia tăng cùng với sự đối đầu ngày một lớn giữa Mỹ và Trung cộng. Khi chính quyền Biden đưa ra đề nghị nâng cấp mối quan hệ Việt – Mỹ lên thành « đối tác chiến lược » trong 10 năm tới, Trung cộng đã can thiệp vào và đề nghị Việt Nam tham gia vào « cộng đồng chiến lược chia sẻ tương lai ».

Điều đáng chú ý ở đây là đề nghị của Trung cộng được hậu thuẫn bằng một sự dọa dẫm. Vào tháng 4/2022, khi ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn gọi điện cho đồng nhiệm Vương Nghị để thông báo cho phía Trung cộng về lập trường của Việt Nam trong cuộc chiến tranh Nga – Ukraina, ông Vương đã tận dụng cơ hội để cảnh cáo rằng « chúng ta không thể để … thảm kịch Ukraina sẽ bị lặp lại xung quanh chúng ta ». Đối với một số người, đây là một lời cảnh báo về những hậu quả tiềm tàng nếu Hà Nội không đứng về phía Bắc Kinh chống Washington. Lời đe dọa này đã được chú ý và chuyến đi phá vỡ quy tắc của ông Trọng tới Trung cộng là một phản ứng đối với lời dọa dẫm này.

 

GSI, GDI, BRI… những miếng mồi nhử của Trung cộng

Chuyến đi này phá vỡ quy tắc nhưng không phá vỡ lối mòn; theo nghĩa này, sự việc cho thấy « cây tre » của Việt Nam kiên cường đến như thế nào. Mặc dù Tập Cận Bình đã tinh vi khuyến khích Nguyễn Phú Trọng ký xác nhận « cộng đồng cùng chung vận mệnh » khi nói rằng Trung cộng « sẵn sàng hợp tác với ASEAN để […] tích cực thúc đẩy việc xây dựng một cộng đồng cùng vận mệnh của nhân loại », nhưng câu nói này đã không thấy xuất hiện trong Tuyên bố chung của hai bên.

Cũng theo kiểu cây tre, Việt Nam nói Không với Sáng kiến An ninh Toàn cầu (Global Security Initiative – GSI), kế hoạch mới nhất của ông Tập về an ninh quốc tế trong thời đại cạnh tranh giữa các cường quốc. Theo Tuyên bố chung, « Việt Nam tích cực ghi nhận Sáng kiến An ninh Toàn cầu của Trung cộng trên cơ sở các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc » – nhưng không cam kết tham gia. Để minh họa cho cách Việt Nam « ghi nhận » đề xuất GSI của Trung cộng trong nhiều bối cảnh khác: Vào tháng 4/2022, một cơ quan ngôn luận của ĐCSVN đã đăng một bài báo dịch từ Nikkei Asia mô tả GSI dưới góc độ tiêu cực, như là một miếng mồi để nhử các nước khác vào chiếc bẫy của Trung cộng và một cấu trúc an ninh mà không có Hoa Kỳ.

Tuyên bố chung còn nói rằng Việt Nam « ủng hộ và sẵn sàng tham gia Sáng kiến Phát triển Toàn cầu (Global Development Initiative – GDI) với những nội dung và cách thức phù hợp ». Các điều kiện kèm theo cho thấy tại Việt Nam, GDI sẽ có cùng số phận với Sáng kiến Một vành đai Một con đường (Belt and Road Initiative – BRI). Việt Nam trả phí dịch vụ môi giới cho BRI như một cách thể hiện sự tôn trọng đối với Bắc Kinh, nhưng sự giám sát của công luận và nỗi lo « bẫy nợ » đã ngăn cản Việt Nam tham gia đáng kể vào những dự án đó. Hầu hết các dự án cơ sở hạ tầng có sử dụng đầu tư của Trung cộng đều có trước năm 2016. Việt Nam cũng là một trong số bốn quốc gia châu Á gạt Hoa Vi của Trung cộng ra khỏi mạng 5G, ba nước còn lại là Nhật Bản, Đài Loan và Ấn Độ.

Có lẽ để đổi lại việc Việt Nam tham gia GDI, Trung cộng lần đầu tiên trong Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung cộng, đã tán thành Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Tuyên bố chung nói rằng Trung cộng và Việt Nam « nhất trí […] sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử thực chất và hiệu quả ở Biển Đông (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) ».

 

Cạnh tranh Mỹ – Trung và sợi dây mỏng cho Việt Nam

Nhưng cũng giống như việc Việt Nam hoan nghênh BRI và bây giờ là GDI, thì việc Trung cộng chấp thuận UNCLOS cũng chỉ là những phát biểu hơn là hành động thực tế. Không có dấu hiệu nào cho thấy Trung cộng sẽ từ bỏ yêu sách « đường chín đoạn », vốn đã bị tòa án quốc tế bác bỏ, cho đấy là vi phạm UNCLOS.

Trên thực tế, một Tuyên bố chung tương tự đã được đưa ra trong chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình vào tháng 11/2017, đã không ngăn chặn được Bắc Kinh có hành vi quấy rối và làm gián đoạn hoạt động khoan thăm dò dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông, buộc Hà Nội phải hủy bỏ các dự án lớn và trả một khoản tiền bồi thường ước tính một tỷ đô la cho việc phá vỡ hợp đồng.

Bất chấp những nghi thức và những lời lẽ trong chuyến thăm của ông Trọng, Việt Nam không đi ngược lại đáng kể so với định hướng chung trong chính sách đối với Trung cộng kể từ năm 2014. Đó cũng là năm Bắc Kinh cho hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây ra một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong quan hệ song phương kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1991. Trong điều kiện tốt nhất, chuyến thăm này đánh dấu một sự hưu chiến trước một cuộc đấu tranh tiếp theo giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Việt Nam đã quyết định rằng lợi ích tốt nhất của mình là không đứng cả phía Trung cộng lẫn Hoa Kỳ. Kết quả là, Việt Nam đang đi dây giữa hai siêu cường. Nhưng vì cuộc đọ sức giữa hai nước này sẽ còn dữ dội hơn, sợi dây căng của Việt Nam sẽ mỏng dần. Đến lúc một lúc nào đó, sợi dây có nguy cơ trở nên quá mảnh để mà đi !

RFI (15.11.2022)