Hội Nghị Thượng Đỉnh Thế giới về Tự Do Tôn Giáo và Niềm Tin năm nay sẽ tổ chức trong hai ngày 31 tháng Giêng đến 1 tháng 2/2023 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, trùng ngày và địa điểm với những buổi National Prayer Breakfast hàng năm.

Hội nghị #IRFSummit thúc đẩy hành động của những  người, tổ chức, tập thể và chính phủ trên toàn thế giới  hướng tới tự do tôn giáo cho tất cả mọi người. Hội nghị thảo luận về những nỗ lực trong việc giải quyết những sự vụ đàn áp tôn giáo trên toàn thế giới, và chia sẻ các nguồn lực để hỗ trợ các nhóm bị đàn áp trên toàn cầu.

Hội nghị lần này có sự tham gia của 41 quốc gia và khoảng 80 diễn giả gồm những chính khách, những người nổi tiếng tôn trọng và bênh vực quyền tự do tôn giáo, quyền căn bản của con người như  Zubayra Shamseden Phó Chủ tịch Đại hội Uyghur Thế giới, Nadine Maenza Chủ tịch Ban Thư ký Tổ chức Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRF), Đại sứ Callista Gingrich Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa thánh Vatican(2017-2021) và Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Gingrich 360,

Haleemah Oladamade Ahmad Cố vấn về Giới và Xây dựng Hòa bình cho Sáng kiến ​​Phát triển của Tây Phi, 

James Chen Phó chủ tịch điều hành toàn cầu tại Viện gắn kết toàn cầu (IGE), Nuri Kino Người sáng lập và Chủ tịch của A Request For Action, Tiến sĩ Paul Coyer Phó Chủ tịch Liên minh và Phát triển Quốc tế tại Common Sense Society ở Washington, D.C. Giám Mục Joseph D’souza Người ủng hộ Nhân quyền nổi tiếng quốc tế và Cơ đốc nhân, Daniel L. Mode Tuyên úy Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ, Enes Kanter Freedom Vận động bóng rổ chuyên nghiệp Mỹ. Rashad Hussain Cố vấn cho Tổng thống về Điều kiện và Chính sách Tự do Tôn giáo; họ là những người luôn chú tâm theo dõi, bênh vực quyền tự do tôn giáo ở mọi nơi và xem trọng việc một chính quyền tôn trọng quyền tự do tôn giáo như tiền đề cho bảo đảm cho mọi quyền con người khác.

Đoàn Việt Nam tham dự khoảng từ 30-40 người, trong đó có hai vị tham gia diễn đàn gồm Hòa Thượng Thích Trí Tuệ, Linh Mục Nguyễn Văn Khải, Muc sư A Ga. Nhiều chức sắc của một số chính phủ, đại học, và tổ chức nhân quyền nổi tiếng trên thế giới đã ghi tên nghe linh mục Khải phát biểu.

Ngoài tham dự các buổi khoáng đại của hội nghị, đoàn VN có những buổi họp riêng về các vấn đề như Làm thế nào để thu hút giới trẻ bảo vệ Tự Do Tôn Giáo và Niềm Tin FORB. Đầu tư cho một tương lai tốt đẹp hơn: Thu hút giới trẻ để thúc đẩy FORB. Đối thoại đa tôn giáo về vấn đề FORB tại Việt Nam. Lời nói căm thù và kích động bạo lực. Hội nghị bàn tròn VNFORB liên quan đến Vị trí của VN trong SWL (Danh sách đặc biệt quan tâm)

Ngày 2/12/2022, Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá thực chất vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và đã đưa Việt Nam vào “Danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo”. Lý do, Việt Nam trong năm 2022 đã “can dự vào hay dung thứ cho những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo”. Đồng thời với Bộ Ngoại giao Mỹ, tổ chức Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo quốc tế (USCIRF) cũng công bố báo cáo mới về “Danh sách nạn nhân tự do tôn giáo hay niềm tin”, theo đó cáo buộc Việt Nam chưa tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các cá nhân, tổ chức tôn giáo, đặc biệt tổ chức tôn giáo chưa được công nhận tư cách pháp nhân.

Báo chí Việt Nam gọi Hội nghị Thượng đỉnh về tự do tôn giáo quốc tế  là một diễn đàn mở để các tổ chức có thể tham gia, miễn là có tiền, để tuyên truyền, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam nhằm đánh bóng tên tuổi cho tổ chức và tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.

 

Việt Nam Thời Báo

VNTB (19.01.2023)