Quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ của chúng tôi, không bao giờ khuất dưới ánh mặt trời”.     

Phạm Bá Hoa

Với lá Thư này, tôi tổng lược 4 bảng tổng hợp với 74 trang về những công trình mà Cộng Đồng Việt Nam Chúng Tôi Tị Nạn Chính Trị Tại Hải Ngoại, đã thành công trong nỗ lực:

(1) Dựng Lại “Quốc Kỳ Việt Nam Nền Vàng Ba Sọc Đỏ”. 

(2) Dựng “Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa”. 

(3) Dựng “Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam Cộng Hòa”. 

 

Trước khi vào bài. 

Người Lính tên Sông Lô Lê Nam Sơn, tị nạn Việt Cộng tại Hanover, Đức quốc, tâm sự:

“…. Nếu ai đó, đã từng trong trường hợp là những người lính phải chiến đấu giành lại từng tất đất bằng máu xương, thậm chí bằng cả sinh mạng của mình, để cắ̀m cho bằng được lá cờ lên vùng đất mình đã sống chết giành được, trước khi hòa đàm Ba Lê kết thúc, để khằng định vùng đất có lá cờ của chúng ta tung bay, là vùng đất của chúng ta.

Nếu ai đó, đã từng cắm cho bằng được lá cờ trên những đổ nát của cổ thành Đinh Công Tráng ở mặt trận Quảng Trị, và nghe hát vang nhạc phẩm ”Cờ bay… cờ bay oai hùng  trên thành phố thân yêu…  vừa chiếm lại đêm qua bằng máu…” mới cảm nhận được giá trị của nó.

Tôi đã chiến đấu dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ để bảo vệ giá trị con người, mà tôi xem là biểu tượng của tự do và quyền làm người….” 

 

Vào bài.

Thời gian đang vào những ngày cuối tháng 4 thứ 48 kể từ tháng 4 năm 1975, tôi tổng lược về lá quốc kỳ truyền thống Việt Nam “nền vàng ba sọc đỏ”, được nhiều cơ quan hành chánh địa phương công nhận là di sản của Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tị nạn Việt Cộng tại hải ngoại.

Chúng tôi cũng được phép Dựng “Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa” để tưởng nhớ đến gần 300.000 Đồng Đội của chúng tôi đã hy sinh khi chiến đấu chống Việt Cộng, để bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa và Dân Tộc.

Và Dựng “Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam Cộng Hòa” để tưởng nhớ đến khoảng 450.000 người, trong hằng triệu người tìm cách chạy trốn chế độ độc tài độc ác của Việt Cộng, bằng cách vượt lên sự chết đi tìm sự sống trong Tự Do, nhưng, đã chết mất xác trong rừng sâu và trên biển cả! Theo thống kê của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc phổ biến hồi tháng 6/2000, thì từ năm 1976 đến năm 1995 -20 năm- có 839.200 người đến bến bờ tự do tị nạn Việt Cộng tại 91 quốc gia, và theo ước tính, cứ 2 người đến bến bờ tự do, có 1 người chết mất xác!

 

(1) Quốc Kỳ Việt Nam Nền Vàng Ba Sọc Đỏ Được Chánh Thức Công Nhận Tại Hải Ngoại.

Từ trưa ngày 30/4/1975, Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi không còn tên trên bản đồ thế giới, và quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ của chúng tôi, cũng không còn phất phới tung bay trên phần đất phía Nam của dãi đất có dạng hình cong chữ S.

Nhưng, lá cờ ấy, vẫn trong tim khoảng 3.000.000 người Việt Nam chọn Tự Do, và tị nạn cộng sản Việt Nam tại 91 quốc gia trên khắp Đông Tây Nam Bắc địa cầu.

Tôi tin chắc rằng, lá cờ ấy vẫn trong tim hằng chục triệu người Việt Nam ở trong nước -trong đó có người ngoài Bắc vào sống trong Nam sau năm 1975- vì người dân dưới lá cờ ấy được bảo vệ quyền con người, được tự do diễn đạt tư tưởng của mình trên trang giấy hay lời nói, được tiếp nhận nền giáo dục “nhân bản + dân tộc + khai phóng”, được sống trong một xã hội chân thành và nhân ái.

Lá cờ ấy, vẫn phất phới tung bay trên hằng trăm cột cờ của các Tiểu Bang, Quận Hạt, và Thành Phố tại Hoa Kỳ, tại Australia, và tại Canada, sau khi được các cơ quan hành chánh địa phương chánh thức công nhận là di sản của Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tị nạn cộng sản Việt Nam.

Và lá cờ ấy, vẫn tung bay trên cột cờ tại các Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa và các Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam Cộng Hòa tại Bắc Mỹ Châu, tại Úc Châu, Tây Âu Châu, và Đông Nam Á Châu.

Vì vậy mà được ví von rằng: Quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ của chúng tôi, không bao giờ khuất dưới ánh mặt trời”.

 

Tại Hoa Kỳ

Ngày 19/2/2003, từ thành phố Westminster tiểu bang California, công nhận đầu tiên bằng Nghị Quyết số 3750. Từ đó đến ngày 26/3/2019, có 139 cơ quan hành chánh thuộc 32 tiểu bang của Hoa Kỳ chánh thức công nhận, gồm: 18 tiểu bang + 8 quận hạt + 1 khu học chánh + 112 thành phố.

Trong số 18 tiểu bang công nhận, có tiểu bang Louisiana công nhận bằng Luật số 839 ngày 15/7/2003, và tiểu bang Ohio công nhận bằng Luật số 163 ngày 14/5/2008. Mười sáu tiểu bang còn lại, công nhận bằng Nghị Quyết.

Dưới đây là 93 cơ quan hành chánh công nhận, gồm: 18 Tiểu Bang + 5 Quận Hạt + 1 khu học chánh + 69 Thành Phố (thuộc các tiểu bang này):

  1. Tiểu bang Alabama.
  2. Tiểu bang Arizona + 5 thành phố (TP).
  3. Tiểu bang California + 3 quận hạt (QH) + 19 thành phố + 1 khu học chánh .
  4. Tiểu bang Colorado + 1 TP.
  5. Tiểu bang Florida + 5 TP.
  6. Tiểu bang Georgia + 5 TP.
  7. Tiểu bang Louisiana.
  8. Tiểu bang Massachussetts + 8 TP.
  9. Tiểu bang Michigan + 2 TP.
  10. Tiểu bang Minnesota + 3 TP.
  11. Tiểu bang Nebraska + 1 TP.
  12. Tiểu bang New Jersey + 1 QH + 2 TP.
  13. Tiểu bang Oklahoma + 1 TP.
  14. Tiểu bang Ohio + 1 TP.
  15. Tiểu bang Oregon + 2 TP.
  16. Tiểu bang Texas + 11 TP.
  17. Tiểu bang Utah + 2 TP.
  18. Tiểu bang Virginia + 1 QH + 1 TP.

 

Và đây là 46 cơ quan hành chánh công nhận, gồm: 3 Quận Hạt + 43 thành phố thuộc 14 Tiểu Bang:

  1. Tiểu bang Connecticut 2 thành phố (TP).
  2. Tiểu bang Hawai có 1 TP.
  3. Tiểu bang Indiana có 2 TP.
  4. Tiểu bang Iowa có 1 TP.
  5. Tiểu bang Kansas có 3 TP.
  6. Kentucky có 1 TP.
  7. Mississippi có 1 TP.
  8. Missouri có 1 TP.
  9. New Mexico có 1 TP.
  10. New York có 1 TP.
  11. North Carolina có 2 TP.
  12. Pennsylvania có 1 QH và 3 TP.
  13. South Carolina có 2 TP.
  14. Tiểu bang Washington có 2 quận hạt và 22 thành phố.

Tại Australia

Từ ngày 20/10/2015 đến ngày 16/4/2017, bang Victoria có 4 thành phố, và bang NSW có 1 thành phố công nhận quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ chúng tôi.

Tại Canada

Với tư cách Dân Biểu kiêm Bộ Trưởng Bộ Công Dân Vụ & Di Trú & Đa Văn Hóa – Jason Kenney- tôi được vinh dự làm việc và hợp tác với Cộng Đồng Việt Nam tại Canada và các cộng đồng khác, tôi công nhận lá cờ vàng với ba sọc đỏ nằm ngang như một biểu tượng truyền thnốg của Cộng Đồng Việt Nam tại Canada.

«Tháng 4/2008, chánh phủ chúng ta công nhận lá cờ này là một biểu tượng quan trọng của độc lập và sức mạnh của cộng đồng Việt Nam tại Canada, và của niềm tin vào sự đoàn kết quốc gia. Tất cả mưu  toan bôi nhọ nó, là một điều lăng nhục lớn đối với một trong những cộng đồng sắc tộc tại Canada và những tôn chỉ đa văn hóa. Cộng đồng Việt Nam tại Canada là một cộng đồng hùng mạnh, độc lập, và đoàn kết. Lá cờ di sản và tự do của Việt Nam, với ba sọc đỏ nằm ngang, tượng trưng cho những phẩm chất này, những phẩm chất mà tất cả người Canada tự hào công nhận ở những người gốc Việt ».

Ngày 1/2/2011 (Chữ ký)

Bộ Trưởng Jason Kenney, Đảng Bảo Thủ

Bộ Công Dân Vụ & Di Trú & Đa Văn Hóa

Nhìn lại lịch sử thế giới, hầu như chưa một quốc gia nào không tồn tại, mà quốc kỳ của quốc gia đó vẫn tồn tại một cách mạnh mẽ trên thế giới, như quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ của Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tị nạn Việt Cộng.

Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ của chúng tôi trong những trường hợp đặc biệt:

Tại Canada

Dọc theo công viên dẫn vào thị trấn Sundre, Calgary, Alberta, Canada, có một dãy 10 cột cờ với quốc kỳ của những quốc gia khác nhau trên đỉnh. Điều đặc biệt của thị trấn này là họ bán cho bất cứ Cộng Đồng di dân nào đang cư ngụ tại đây, và được treo vĩnh viễn lá quốc kỳ gốc của người mua.

Năm 1984, vợ chồng anh Trần Nam, một gia đình trong Cộng Đồng Việt Nam nhỏ bé tại thị trấn Sundre, tỉnh bang Alberta, Canada. Sau thời gian định cư ở đây đã nhận thấy ý nghĩa của dãy cột cờ, anh cố gắng vận động với Hội Đồng Nghị Viên thị trấn Sundre, bày tỏ ước muốn được mua 1 cột cờ để treo lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ của mình. Sau những lần vận động khác nhau, cuối cùng họ chấp nhận dựng lên cột cờ thứ 11, và bán cho anh Trần Nam với giá 125 đồng Canada.

Ngày 11/10/1984, Cộng Đồng Việt Nam từ Calgary và Edmonton cùng với bà con tại Sundre, trong buổi lễ thượng kỳ rất trang nghiêm và ý nghĩa. Cũng từ đó, quốc kỳ Việt Nam chúng tôi phất phới cùng quốc kỳ Canada và các quốc gia khác.

Vào ngày 1 tháng 7 hằng năm -ngày Quốc Khánh Canada- bà con trong các Cộng Đồng lân cận kéo về Sundre làm lễ chào quốc kỳ, cũng là lúc anh Trần Nam thay lá cờ mới. Trên thế giới, có lẽ anh Trần Nam là người Việt Nam tị nạn duy nhất làm chủ một cột cờ với lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ trên đỉnh trong một hàng 11 cột cờ quốc tế, và rất có thể Sundre là thành phố đầu tiên tại hải ngoại từ sau 30/4/1975, quốc kỳ Việt Nam chúng tôi chánh thức phất phới ngang hàng với các quốc gia khác.

Ngày 14/5/2007, “Việt Cộng nằm vùng” rỉ tai Nghị Viên thành phố là cờ vàng ba sọc đỏ không tiêu biểu cho Việt Cộng. Sự việc đưa vào thảo luận, và vì không tìm thấy văn kiện nào nói về quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ nên Hội Đồng thành phố quyết định hạ xuống.

Thật nhanh, Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi từ Sundre, Calgary, Edmonton thuộc tỉnh bang Alberta, và Liên Hội Người Việt từ thủ đô Ottawa, qui tụ lại cơ quan Hội Đồng thành phố Sundre khiếu nại, với số người đông đến nỗi đứng đầy ngoài hành lang. Trong buổi họp 16/7/2007 chưa xong. Buổi họp 23/7/2007, hình ảnh và ý nghĩa cao cả của bức ảnh “Vá Cờ” cùng với hỗ trợ của cư dân Canada đã đem lại hy vọng thành công, nhưng ông Thị Trưởng hẹn lại kỳ họp tới.

Buổi họp ngày 27/8/2007, kết quả bỏ phiếu 5 thuận và 1 chống với những tràng pháo tay kéo dài. Và ngày 30/8/2007, quốc kỳ Việt Nam chúng tôi đã phất phới trên đỉnh cột cờ như đã phất phới trên đó từ 23 năm qua. (trích bài của Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích. Và hoàn chỉnh lại sau khi tiếp xúc trực tiếp với anh chị Trần Nam ở Calgary, Canada).

Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ của chúng tôi trên đỉnh núi Everest. 

Ngày 17/5/2004, quốc kỳ Việt Nam chúng tôi được vinh dự cắm trên đỉnh  Everest dãy Hy Mã Lạp Sơn. Đây là đỉnh núi cao nhất thế giới -8.848 thước- cũng là nơi mà nhiều người trên thế giới mong muốn thực hiện cuộc hành trình gian khổ để chinh phục đỉnh núi nổi tiếng này.

Qua địa chỉ <luannguyen>, tóm lược bài viết trong tờ Thời Báo số 117 ngày 25/6/2004 ở Portland, Oregon: “Kiến trúc sư Huỳnh Lương Vinh quen biết với ông Craig Van Hoy, 46 tuổi. Ông có vợ người Lào tên Malysone. Có thể do tình cảm với quê hương bên vợ mà ông Craig dễ thông cảm với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương, cùng trong hoàn cảnh bị chế độ cộng sản độc tài cai trị.

Nhận ra tình cảm đó, ông Huỳnh Lương Vinh tâm sự với ông Craig về những thành công ngoạn mục của Cộng Đồng Việt Nam Chúng Tôi Tị Nạn tại Hoa Kỳ, về cuộc vận động các địa phương chánh thức công nhận quốc kỳ Việt Nam. Kiến trúc sư Vinh mong muốn ông Craig, với tư cách Trưởng Đoàn chinh phục đỉnh núi Everest, cắm lá quốc kỳ truyền thống Việt Nam trên đỉnh núi.

Ông Craig vui vẻ chấp nhận và ông nói thêm rằng: “Tôi cắm quốc kỳ này trên đỉnh Everest, không chỉ dành riêng cho ông Huỳnh Lương Vinh và Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn trên thế giới, mà tôi còn dành danh dự này cho hơn 80 triệu dân trên đất nước Việt Nam dưới sự cai trị độc tài của cộng sản nữa”.

Trong đoàn leo núi này, ngoài ông Craig Van Hoy, còn có 1 người Đài Loan và 4 người Hoa Kỳ. Ông Craig Van Hoy đã thực hiện lời ông đã hứa với Kiến trúc sư Huỳnh Lương Vinh, và ông mang về cho ông Vinh tấm hình ông chụp lá quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ trên đỉnh Everest để chứng minh lời hứa đó.

 

Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ của chúng tôi trong diễn hành văn hoá quốc tế tại Hoa Kỳ.    

Nhận lời kêu gọi của Ủy Ban Tổ Chức Ngày Văn Hoá Quốc Tế tổ chức hằng năm tại New York, Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi  tị nạn tại Hoa Kỳ bắt đầu tham gia Diễn Hành Ngày Văn Hoá Quốc Tế từ năm 2000, sau khi đánh bại sự khiếu nại của đại diện tòa đại sứ Việt Cộng tại Hoa Kỳ, giành quyền đại diện Việt Nam tại Cơ Quan Di Dân Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc. Đây là lần diễn hành năm thứ 22 trong khi Cộng Đồng Việt Nam tham dự lần thứ 8, tổ chức ngày 18/6/2007.

Phái đoàn Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tham dự hơn 2.000 người từ 44 Cộng Đồng qui tụ về đây, cũng là dịp chúng tôi biểu dương sức mạnh của Cộng Đồng tị nạn ngay trước mặt phái đoàn Việt Cộng do ông Nguyễn Minh Triết dẫn đầu đang có mặt tại đây.

Đội hình đoàn diễn hành với quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ và quốc kỳ Hoa Kỳ cùng với banner “International Immigrants Presents Vietnam” dẫn đầu. Tiếp đó là banner “Vietnamese American Community”, lần lượt theo sau là đại diện 44 Cộng Đồng, đoàn nữ giới với trang phục Hoàng Triều, đến đại kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ, đoàn Không Quân, xe hoa của hoa hậu Bích Trâm, đoàn nam giới mặc quốc phục cổ truyền, đến màu sắc rất đẹp của đoàn nữ giới với trang phục ba miền Nam Trung Bắc, xe hoa với ảnh Phù Đổng Thiên Vương + bản đồ Việt Nam + lá quốc kỳ Việt Nam và xướng ngôn viên Tố Uyên giới thiệu. Đoàn nữ giới với chiếc áo dài tha thướt và những chiếc nón lá duyên dáng.

Đoàn thanh thiếu niên nam nữ với chiếc áo tứ thân và khăn đóng áo dài, đến xe hoa của hoa hậu Bích Liên, đoàn nữ giới với những chiếc áo dài thời trang. Sau cùng của đoàn diễn hành là đông đảo bà con đồng hương. Từ đầu đến cuối đoàn diễn hành của Cộng Đồng là một rừng cờ vàng ba sọc đỏ phất phới suốt 8 block phố trên đại lộ số 6. Đoàn diễn hành của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn đã tạo được tình cảm của Ban Tổ Chức Liên Hiệp Quốc và tất cả mọi người có mặt. Đặc biệt là những đơn vị Cảnh Sát bảo vệ trật tự, khi đi ngang đoàn Việt Nam đều hoan hô “Việt Nam. Việt Nam”.

Đoàn diễn hành của Cộng Đồng Việt Nam Chúng Tôi tị nạn Việt Cộng đã thành công ngoạn mục.

 

Tấm đại kỳ VNCH được chuẩn bị để mọi người bắt đầu tham gia Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế hôm Thứ Bảy, 11 Tháng Sáu 2022. (Hình: Facebook Destiny Nguyễn)

 

Tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Australia.

“Ngày Giới Trẻ Quốc Tế lần thứ 23” tổ chức tại Sydney, Australia, từ ngày 15 – 20/7/2008. Trong tổng số giới trẻ tín đồ Thiên Chúa tham dự đại hội có 100.000 thuộc giới trẻ bản xứ, 125.000 người từ khắp nơi trên thế giới đến, trong số đó có 15.000 giới trẻ -gồm cả giới trẻ Mỹ gốc Việt- từ Hoa Kỳ đến, và khoảng 600 giới trẻ đến từ Việt Nam.

Ngày 17/7/2008, trong lúc trên du thuyền gần Cầu Hải Cảng và Nhà Hát Con Sò, thanh niên Phạm Vũ Anh Dũng đã kể chuyện với Đức Giáo Hoàng về cuộc sống của gia đình anh trong Cộng Đồng tị nạn cộng sản, nhân đó anh dâng dải quốc kỳ lên Đức Giáo Hoàng. Ngài liền ban phép lành và tự choàng lên cổ. Tấm hình lịch sử này được chiếu trên đài truyền hình Australia.

Ngày 20/7/2008, trong Thánh Lể bế mạc Đại Hội, Cộng Đồng tị nạn đã thành công cao hơn dự tưởng, vì không một lá cờ đỏ nào của cộng sản Việt Nam xuất hiện trong khi rừng cờ vàng rực rỡ giữa rừng người dự lễ mà cơ quan truyền thông Australia ước lượng khoảng 500.000 người.

Tuổi trẻ Việt Nam đến Sydney từ khắp nơi vào khoảng 3.000 người và Ban Tổ Chức sắp xếp ở chung nhau. Do dễ dàng tâm sự bên nhau nên được biết trước khi rời Việt Nam, mỗi người phải mang theo cờ của đảng cộng sản và được lệnh phải giương cao 400 lá cờ đỏ trong ngày thánh lễ bế mạc, nhưng các bạn này quyết định không thực hiện, một phần vì Ban Tổ Chức bảo cất nó trong cặp, phần khác vì biết tin ngày bế mạc có đến 5.000 người Việt Nam cùng giương cao cờ vàng ba sọc đỏ.

Quả thật, ngày bế mạc cả rừng cờ vàng giữa rừng người đến nửa triệu, lúc ấy nhận thấy quyết định không giương cờ đỏ lá đúng, dù biết rằng sẽ gặp khó khăn khi về nước. Rất nhiều bạn trẻ chụp hình kỷ niệm, dù chụp từ góc cạnh nào cũng có cờ vàng ba sọc đỏ trong hình nhưng các bạn cho biết không sợ, cứ tới đâu hay đó. Các bạn cũng cho biết, có vài bạn bị phóng viên báo Thanh Niên kéo ra một góc kẹt, căng cờ đỏ lên để họ chụp hình về VN làm báo cáo.

Tờ Sydney Morning Herald phát hành ngày 21/7/2008, trong bài viết ngắn “A Flag For Freedom” (Lá Cờ Cho Tự Do) được ông Trần Hưng Việt tại Brisbane, Queensland, Australia, dịch từ Anh ngữ như sau: “Cuộc chiến có thể đã chấm dứt, nhưng đối với nhiều người trong Cộng Đồng người Việt ở Sydney thì không. Quốc kỳ của Nam Việt Nam là biểu tượng được trông thấy rõ ràng nhất giữa rừng quốc kỳ và các biểu ngữ về tôn giáo trong buổi Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng, mặc dù đó là một biểu tượng không có quốc gia và bị cấm ở nơi chốn nguyên thủy của nó. Đây là quốc kỳ của nước Việt Nam Tự Do. Một người hành hương trong nhóm người Việt đang đứng dưới lá đại kỳ màu vàng ba sọc đỏ: Hôm nay, chúng tôi mang lá cờ này để nhắc nhớ mọi người rằng, có những nhà cầm quyền vẫn đàn áp quyền tự do tôn giáo”.    

(2) Đài Tưởng Niệm và Bia Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh

Sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đánh chiếm nước Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 4/1975, quân nhân, cán bộ, và viên chức hành chánh chúng tôi, bị lãnh đạo Việt Cộng đẩy vào “250 trại tập trung” trên toàn cõi Việt Nam, và nhiều trăm ngàn dân chúng bị đẩy vào “những khu kinh tế mới” hoang vu rậm rạp, và báo chí thế giới ước lượng số ngườI chết như sau:

– Khoảng 85.000 tù chính trị Việt Nam Cộng Hòa đã chết trong hệ thống trai tập trung.

– Khoảng 10.000 người bị hành quyết khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa cũ.

– Khoảng 9.500 người chết tại các khu kinh tế mới.

Vì vậy mà Cộng Đồng Tị Nạn chúng tôi vận động các địa phương trên những quê hương thứ hai, để được  Dựng Đài Tưởng Niệm. Bắt đầu với Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Úc Đại Lợi khánh thành ngày 31/8/1991, từ đó đến ngày 27/2/2021, chúng tôi dựng được 17 Đài Tưởng Niệm và 5 Bia Tưởng Niệm:

 

Tại Hoa Kỳ

Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ tại thành phố Westminster, California + Thành phố Houston, Texas + Thành phố Saint Clord, Minnesota + Thành phố West Valley, Utah + Thành phố Orlando, Florida + Thành phố Wichita, Kansas + Thành phố Arlington, Dallas + Đài Tưởng Niệm tại Westminster thu nhỏ trong Viện Bảo Tàng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ + Thành phố Oklahoma, tiểu bang Oklahoma + Thành phố Morrow, Georgia (10).

Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ tại Westminster, Hoa Kỳ

Đài tưởng niệm Tháng Tư Đen 1975 tại thành phố Westminster, California

Bia Tưởng Niệm trong khuôn viên  “Nghĩa Trang Quốc Gia Thái Bình Dương” (National Memorial Cemetery of the Pacific = NMCP) tại Honolulu, Hawaii + Thành phố Fayetteville, North Carolina + Vùng núi Gunnison, Colorado + Thành phố San Jose, California + Thành phố Barnegat, New Jersey. (5)  

Tượng đài tưởng niệm nạn nhân Cộng Sản tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ

Tại Úc Đại Lợi (Australia)

Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Úc Đại Lợi tại thành phố Fairfield, ven ngoại ô thủ đô kinh tế Sydney + Thành phố Perth, bang Tây Australia + Thành Phố Dandenong, bang Victoria + Thành phố Brisbane, bang Queensland + Thành phố Adelaide, bang Nam Australia + Thành Phố Melbourne, bang Victoria (6) 

 

Tại Gia Nã Đại (Canada)

Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Gia Nã Đại, tại thành phố Montreal (1).  

(3) Đài Tưởng Niệm và Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân.

Năm dòng chữ dưới do trích trong bài viết “Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân, Lịch Sử Của Một Dân Tộc” của tác giả Cấn Thị Bích Ngọc ngày 25/12/2020: 

“Biểu tượng của khát vọng Tự Do Dân Chủ của dân tộc Việt Nam.

Biểu tượng cho sự can đảm và hy sinh của các bậc cha mẹ.

Biểu tượng cho sự hội nhập thành công của các thế hệ kế thừa.

Biểu tượng  cho sự trưởng thành và vững mạnh của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn

Biểu tượng cho ý chí bảo vệ sự thật về lịch sử của người Việt Tị Nạn Cộng sản, nhất là ý chí bảo vệ lý tưởng Quốc Gia và vinh danh lá cờ vàng dân tộc”. 

Theo thống kê của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc phổ biến hồi tháng 6/2000, thì từ năm 1976 đến năm 1995 -20 năm- có 839.200 người đến bến bờ tự do tị nạn cộng sản Việt Nam tại 91 quốc gia, và theo ước tính, cứ 2 người đến bến bờ tự do, có 1 người chết mất xác!

Bắt đầu với Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân tại Ottawa, Canada khánh thành ngày 30/4/1995, từ đó đến ngày 4/9/2021, chúng tôi dựng được 12 Đài Tưởng Niệm  và 6 Bia Tưởng Niệm:

 

Tại Hoa Kỳ. Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân tại thành phố Westminster, California (1).

Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân tại thành phố Westminster, California 

Bia Tưởng Niệm trong khuôn viên nghĩa trang của thành phố San Jose. 

Tại Gia Nã Đại (Canada). Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân tại Ottawa + thành phố  Montreal.+ thành phố Mississauga + thành phố Mont Royal (4). 

Tượng đài tưởng niệm Thuyền nhân Việt Nam tại Ottawa, Canada

Tại Úc Đại Lợi (Australia). Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân tại thành phố Melbourne + thành phố Brisbane, Queensland (2).

Brisbane, Queensland, Úc

Tại Đức quốc. Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân tại thành phố Hamburg (1).  

Tượng đài tưởng niệm Thuyền nhân Việt Nam tại Hamburg, Đức.

 

Bia Tưởng Niệm trong nghĩa trang Oejendorf thành phố Hamburg,

Bussy Saint Georges, Pháp

 

Tại Pháp quốc. Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân tại thành phố Bussy Saint Georges (1).

Tại Na Uy (Norway). Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân đặt trên chân đế giàn khoan dầu trên mặt biển, thuộc khuôn viên Viện Bảo Tàng Hàng Hải Na Uy + thành phố Lorenskog (2).

Tượng đài tưởng niệm Thuyền nhân Việt Nam tại Na Uy

Tại Hòa Lan. Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân tại thành phố Almere (1). 

Tượng đài tưởng niệm Thuyền nhân Việt Nam tại Geneve, Thụy Sĩ

Tại Thụy Sĩ. Bia Tưởng Niệm tại thành phố Grand Saconnex.

Tại Bỉ (Brusselle). Bia Tưởng Niệm trong Công Viên D’Avroy, thành phố Liège.

Tượng đài tưởng niệm Thuyền nhân Việt Nam tại Bỉ.

Tại Malaysia. Bia Tưởng Niệm trên đảo Bidong.

 

Tại Indonesia. Bia Tưởng Niệm trên đảo Galang.

 

 

Kết luận

Các Anh hãy nhớ lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng đã nói rằng: “Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sinh sôi nẩy nở trên rác rưởi của cuộc đời”. 

Phạm Bá Hoa

 VNTB (22.04.2023)

 

(*)Trích “Thư số 138b gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.”