Vạn Thịnh Phát: Số tiền các bị cáo đã ‘khắc phục hậu quả’ là bao nhiêu?
Với tổng số thiệt hại trong vụ án Vạn Thịnh Phát lên đến 498.000 tỷ đồng, câu hỏi đặt ra là các bị cáo đã khắc phục được bao nhiêu tiền và điều này có giúp họ được giảm nhẹ tội?Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, 86 người bị truy tố với tám tội danh gồm: tham ô tài sản, đưa hối lộ, nhận hối lộ, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (BLHS 1999), vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng (BLHS 2015), lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.Trong đó, tội tham ô tài sản và nhận hối lộ là hai nhóm tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình.Bà Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, và 11 người khác bị truy tố về tội tham ô tài sản. Bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II) thuộc NHNN, bị truy tố tội nhận hối lộ.Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc Công ty luật Thế Giới Luật Pháp, từng bình luận với BBC News Tiếng Việt rằng tuy tội tham ô tài sản có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình, “nhưng trong quá trình lượng hình, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể được hưởng mức án thấp hơn”.Tiết lộ số tiền mà các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát nộp lại để “khắc phục hậu quả”, dư luận không khỏi “choáng váng” vì mức độ “khủng” của nó. Theo hồ sơ vụ án, ngoài các tài sản đã bị kê biên, trong quá trình điều tra, các bị cáo đã khắc phục hơn 1.580 tỉ đồng, 8,6 triệu USD và 10,2 triệu cổ phần SCB.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cw0z4rje4z1o
Chủ tịch và phó chủ tịch tỉnh An Giang bị bãi nhiệm, sắp lãnh án tù
Ông Nguyễn Thanh Bình, chủ tịch tỉnh An Giang, và ông Trần Anh Thư, phó chủ tịch tỉnh này, vừa bị Hội Đồng Nhân Dân tỉnh bãi nhiệm chức vụ nhiệm kỳ 2021-2026, do sai phạm liên quan vụ khai thác cát lậu lớn nhất ở Việt Nam.Quyết định trên được các đại biểu Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh An Giang đưa ra tại tại kỳ họp thứ 18, hôm 4 Tháng Ba, theo báo Tuổi Trẻ.Việc bãi nhiệm chức vụ cho thấy hai ông Bình và Thư sắp bị truy tố lãnh án tù trong thời gian tới.Trước đó, cả hai ông này bị bắt và khai trừ đảng.Ông Bình, 59 tuổi, là tiến sĩ giáo dục, từng giữ chức giám đốc Sở Giáo Dục và Đào Tạo Tỉnh An Giang. Sau đó ông Bình được điều về làm bí thư Thị Ủy Tân Châu, rồi phó chủ tịch tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2011-2016. Và từ Tháng Năm, 2019, ông Bình lên nắm ghế chủ tịch tỉnh An Giang cho đến nay.Hôm 25 Tháng Mười Hai, 2023, ông Bình bị Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.”Vụ bắt giữ ông Bình được thực hiện khi Bộ Công An mở rộng điều tra các sai phạm “vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ,” xảy ra tại công ty Cổ Phần Đầu Tư Trung Hậu-Tổng 68, Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh An Giang và các đơn vị liên quan.Theo báo Pháp Luật TP.HCM, liên quan vụ án này, trước đó Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An đã khởi tố ông Trần Anh Thư, phó chủ tịch tỉnh An Giang, với cáo buộc nhận hối lộ 1.2 tỷ đồng ($49,495) để tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác cát vượt công suất.Tương tự, ông Nguyễn Việt Trí, giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh An Giang, cũng bị cáo buộc tội “nhận hối lộ.”
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/an-giang-cung-luc-bai-nhiem-chu-tich-va-pho-chu-tich-tinh/
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi và chủ tịch UBND bị bắt
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi- Đặng Văn Minh và cựu Chủ tịch UBND tỉnh này- Cao Khoa bị khởi tố và bị bắt giam theo cáo buộc “nhận hối lộ”. Ông Cao Khoa bị khởi tố và bị bắt giam ngày 7/3; sang ngày 8/3 Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh bị bắt.Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Tham nhũng, Kinh tế,Buôn lậu (C03) thuộc Bộ Công an Việt Nam ngày 7/3 ra những quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Cao Khoa như vừa nêu theo Điều 354 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017). Những quyết định của C03 đã được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phê chuẩn.Sang trưa ngày 8/3, truyền thông Nhà nước loan tin, tại khu vực nhà ông Cao Khoa ở đường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi, xuất hiện nhiều xe công vụ mang biển xanh cùng công an. Một số cán bộ công an được ghi nhận đi vào bên trong tư gia ông Cao Khoa.Ông Cao Khoa sinh năm 1954 từng giữ các chức vụ Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Khóa XI, nhiệm kỳ 2011-2016. Vào ngày 22/7/2014 ông này bị miễn nhiệm chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi và được nghỉ hưu theo chế độ.Vào ngày 25/2 vừa qua, CO3 gửi công văn cho UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị cung cấp và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cung cấp các thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan quá trình phê duyệt chủ trương đầu tư; lựa chọn nhà đầu tư; thực hiện đầu tư, xây dựng, kê khai, thực hiện nghĩa vụ thuế, thanh tra, kiểm tra… các dự án, công trình do Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các công ty thành viên làm chủ đầu tư, thi công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, ông Nguyễn Văn Hậu, vào ngày 26/2 bị bắt giam theo cáo buộc tội “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Hoàng Thị Thúy Lan, bí thư Vĩnh Phúc, bị bắt giữ vì vụ Phúc Sơn
Theo bản tin, Cục Cảnh Sát Điều Tra Tội Phạm Về Tham Nhũng, Kinh Tế và Buôn Lậu, Bộ Công An Việt Nam, đang củng cố tài liệu, chứng cứ đối với sai phạm của bà Lan và mở rộng điều tra, làm rõ các sai phạm của tập đoàn Phúc Sơn tại các địa phương.Cùng với vụ bắt bà Lan, Bộ Công An được cho là “áp dụng các biện pháp để thu hồi triệt để tài sản cho nhà nước.”Biện pháp này đồng nghĩa với việc bà Lan sẽ phải nộp tiền “khắc phục hậu quả” hoặc bị phong tỏa tài sản.Cáo buộc ban đầu của Bộ Công An cho rằng, trong hai dự án triển khai ở tỉnh Vĩnh Phúc, tập đoàn Phúc Sơn đã bỏ ngoài sổ sách, không kê khai tài chính, trốn thuế. Bên cạnh đó, một số dự án bất động sản của doanh nghiệp này tại tỉnh Vĩnh Phúc được xác định là “chưa đủ điều kiện bàn giao” nhưng đã bán và thu tiền, không giao đất cho nhà đầu tư, gây thiệt hại cho người dân.Mỉa mai là ba tháng trước khi bị bắt, theo ghi nhận của báo Nhân Dân, bà Hoàng Thị Thúy Lan là quan chức đứng đầu về số phiếu “tín nhiệm cao” của tỉnh Vĩnh Phúc.Hồi năm 2021, bà Lan gây bàn tán khi sắp ghế con gái ruột, Trần Huyền Trang, thời điểm đó 31 tuổi, làm phó giám đốc Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Vĩnh Phúc.
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/hoang-thi-thuy-lan-bi-thu-vinh-phuc-bi-bat-giu-vi-vu-phuc-son/
Bắt cóc và ép nhận tội: Thủ đoạn của CSVN hiện nay
Khoảng hơn chục năm trước, khi thực hiện một cuộc bắt bớ nhằm vào một nhân vật bất đồng chính kiến, một nhà hoạt động nhân quyền, phía công an chí ít còn muốn ra vẻ nhà nước pháp quyền. Họ lùa một lực lượng hùng hậu mặc sắc phục, đeo lon, đeo cấp số hiệu, mang xe thùng đùng đùng xông vào nhà dân để bắt. Cho ra vẻ đúng luật, người bị bắt sẽ được giao các quyết định liên quan đến mình như lệnh bắt, lệnh khám xét, lệnh tạm giam…, dù thường là sau đó gia đình nạn nhân không nhận được mảnh giấy nào. Nhưng tối thiểu vào lúc đó, người bị bắt cũng được hưởng cái “đặc ân” là biết mình bị cáo buộc vi phạm điều luật nào trong (cái gọi là) “Bộ luật hình sự” của (cái gọi là) Nhà nước CHXHCN Việt Nam.Những năm gần đây, đặc biệt là sau sự kiện Formosa (năm 2017,) dường như vở kịch “thực thi pháp luật” vừa rườm rà, không đủ sức giới thiệu sự khủng bố, nên nhà nước công an trị đã chuyển sang sử dụng phương thức “bắt cóc,” cho tiện.Có thể liệt kê một số vụ bắt cóc điển hình nhắm vào những nhà hoạt động về môi trường hay nhân quyền như Nguyễn Văn Hóa, Hoàng Đức Bình, Trần Hoàng Phúc, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Nguyễn Đức Hùng, Ngô Văn Dũng, các thành viên Nhóm Phổ Biến Hiến Pháp,… Những người này đều bị bắt cóc ở ngoài đường bởi những kẻ mặc thường phục (mật vụ.)
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/bat-coc-va-ep-nhan-toi-thu-doan-cua-csvn-hien-nay/
Việt Nam liệt hai tổ chức hỗ trợ người Thượng hoạt động ở Mỹ là ‘khủng bố’
Bộ Công an Việt Nam hôm 6/3 tuyên bố rằng họ đã xác định hai nhóm chính trị hoạt động ở Mỹ ủng hộ người Thượng vào danh sách các “tổ chức khủng bố”, cáo buộc hai nhóm này dàn dựng các cuộc tấn công cũng như thúc đẩy việc ly khai khỏi nhà nước Việt Nam.Tuyên bố của Bộ Công an được Báo Chính phủ và các trang tin tức trong nước đăng tải nói rằng Nhóm Hỗ trợ người Thượng (Montagnard Support Group, Inc – MSGI) và Người Thượng vì Công lý (Montagnard Stand for Justice – MSFJ) “đang hoạt động khủng bố tại Việt Nam.”Bộ Công an, được Báo Chính phủ trích lời nói trong tuyên bố rằng, nhóm MSGI được thành lập ở Mỹ năm 2011 và có trụ sở ở North Carolina trong khi nhóm MSFJ được thành lập ở Thái Lan vào tháng 7/2019 và hoạt động tại Mỹ từ tháng 4/2023.Nhà chức trách Việt Nam xác định hai nhóm này đã gây ra vụ tấn công trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Ea Ktur và Ea Tiêu ở tỉnh Đắk Lắk thuộc Tây Nguyên vào rạng sáng ngày 11/6/2023, khiến 9 người thiệt mạng, trong đó có 4 viên chức công an và 2 cán bộ xã, theo tuyên bố của Bộ Công an được VnExpress trích dẫn.
Việt Nam thiếu hụt máy bay trầm trọng, giá vé khan hiếm, tăng cao
Việc nhà sản xuất thu hồi một số máy bay A321NEO để kiểm tra kỹ thuật động cơ PW1100 “khẩn,” đã khiến các hãng hàng không của Việt Nam rối loạn do thiếu máy bay khai thác.Báo Thanh Niên hôm 5 Tháng Ba cho hay trước bối cảnh biến động đội máy bay của các hãng hàng không trong nước, Cục Hàng Không Việt Nam đã loan báo việc thiếu hụt máy bay “có nguy cơ khiến giá vé cao điểm mùa Hè sẽ càng khan hiếm và đắt đỏ hơn.”Theo đó, Cục Hàng Không Việt Nam khuyến cáo các tổ chức, người dân sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng không cần “nghiên cứu, lựa chọn các hình thức, phương tiện phù hợp với kế hoạch di chuyển đến các điểm đến; chủ động theo dõi thông tin về kế hoạch khai thác của các hãng hàng không để sắp xếp kế hoạch, sớm đặt vé khi lựa chọn đi bằng đường hàng không.”Tại Việt Nam, có 44 máy bay Airbus A321 NEO gồm 24 chiếc của VietJet và 20 chiếc của Vietnam Airlines thuộc diện phải “kiểm tra động cơ PW 1100 G” theo chỉ dẫn của nhà sản xuất động cơ máy bay Pratt & Whitney, Mỹ.Ông Lê Hồng Hà, tổng giám đốc Vietnam Airlines, cho biết việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng không trong năm 2024 của hãng, nhất là dịp cao điểm lễ, Tết, và có thể kéo dài đến hai năm tới.
VNTB – Phó thủ tướng thừa nhận: cơ chế nặng nề, xử lý kém
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang vừa chủ trì phiên họp Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025. Tại đây ông Quang thừa nhận: “So sánh với các quốc gia trên thế giới, đúng là bộ máy của chúng ta nặng nề thật. Chính vì vậy chúng ta khó tăng lương cho mọi người, mặt khác vì đông người nên có nhiều ý kiến, chúng ta khó làm cho hiệu quả“.Dự kiến cả nước sẽ giảm 14 huyện và 619 xã, phường sau khi thực hiện sáp nhập. Ông Quang cho rằng việc tinh giảm biên chế sẽ đụng chạm đến các địa phương, đụng chạm đến chế độ chính sách của rất nhiều người. Bộ máy hành chính hiện nay được đánh giá là rất rườm rà với nhiều phòng ban, vị trí không cần thiết. Tuy nhiên để vào được biên chế thì người cán bộ cũng phải chung chi rất nhiều tiền bạc, của cải, thậm chí phải đổi chác bằng tình cảm, xác thịt mà chính các lãnh đạo đảng cũng thừa biết điều đó. Cho nên nếu muốn rút gọn, tinh giảm thì sẽ khiến nhiều người “tâm tư”.Như ông Quang nói, cán bộ đông thì lương không cao được. mà lương thấp thì làm sao cán bộ đủ sống? Không đủ sống thì lại dẫn tới tham nhũng, tiêu cực. Nhân tài không muốn vào Nhà nước làm việc, mà chỉ toàn nhân tai muốn vô biên chế để tìm cách tham nhũng, hối lộ…
https://vietnamthoibao.org/vntb-pho-thu-tuong-thua-nhan-co-che-nang-ne-xu-ly-kem/
Philippines kêu gọi các nước láng giềng đoàn kết chống Trung Quốc ở Biển Đông
Tổng Thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. hôm Thứ Hai, 4 Tháng Ba cho biết ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bảo vệ lãnh hải của Philippines ở Biển Đông trước những gì ông gọi là sự xâm lược và hành động bất hợp pháp của Trung Quốc, nhằm phục tùng các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh, theo hãng tin AP.“Thật không may là bất chấp luật pháp quốc tế rõ rệt, các hành động khiêu khích, đơn phương và bất hợp pháp của Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm phạm chủ quyền, quyền tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán của Philippines,” Tổng Thống Marcos nói với tổ chức nghiên cứu chính sách quốc tế của Viện Lowy tại thành phố Melbourne của Úc.Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới về vận tải hàng hải. Hành động đó đặt quốc gia này vào thế đối chọi với Philippines, Việt Nam, Mã Lai, Đài Loan và Brunei, những quốc gia đều duy trì yêu sách với các đảo, rạn san hô và tài nguyên dưới đáy biển trong khu vực.
Mỹ, Philippines lên án bạo lực Trung Quốc ở Biển Đông
Lực lượng đặc nhiệm hàng hải Philippines cho biết trong một tuyên bố rằng tàu thuyền Trung Quốc đang “quấy rối, cản trở, bắn vòi rồng và thực hiện các hành động nguy hiểm” chống lại phái bộ tiếp tế của Philippines vào sáng Thứ Ba, 5 Tháng Ba, theo The Hill.Cuộc đụng độ xung quanh Bãi Cạn Second Thomas trên Biển Đông làm một tàu tuần duyên Philippines bị thiệt hại không đáng kể.Một vụ đụng độ khác làm một tàu tiếp tế của Philippines bị hư hỏng nhẹ, tàu Trung Quốc bắn vòi rồng vào tàu này làm bốn thủy thủ bị thương, lực lượng đặc nhiệm Philippines cho hayTàu tiếp tế buộc phải quay trở về Philippines, nhưng một chiếc thuyền khác di chuyển tới một con tàu bị mắc cạn từ thời Đệ Nhị Thế Chiến trên Bãi Cạn Second Thomas mà Philippines dùng làm căn cứ.Tuy nhiên, Trung Quốc, quốc gia tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, coi chiếc thuyền bị mắc cạn của Manila là bất hợp pháp và thường xuyên động binh với Philippines trong khu vực.“Việc Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thực hiện những hành động phi pháp và vô trách nhiệm này có kế hoạch và nhất quán đã đặt ra câu hỏi về sự chân thành trong lời kêu gọi đối thoại hòa bình và xoa dịu căng thẳng của họ,” lực lượng đặc nhiệm Philippines cho biết trong một tuyên bố.Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh cáo buộc Philippines xâm phạm lãnh thổ có chủ quyền của Bắc Kinh trong cuộc đụng độ hôm Thứ Ba.
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/my-philippines-len-an-bao-luc-trung-quoc-o-bien-dong/
HRW: Việt Nam vừa tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ, vừa gia tăng đàn áp
Tổ chức bảo vệ nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch (HRW) hôm qua, 05/03/2024, tố cáo chính quyền Việt Nam mở đợt trấn áp mới nhắm vào giới bất đồng chính kiến đúng vào lúc chuẩn bị ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thêm một nhiệm kỳ. Ông Phil Robertson, phó Giám đốc ban Á Châu của HRW, nhận định “Chính quyền Việt Nam thích phô trương là họ tôn trọng nhân quyền khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng hành vi đàn áp thô bạo những người bất đồng chính kiến lại thể hiện thông điệp ngược lại.’’. HRW nêu trường hợp hai ông Nguyễn Chí Tuyến và Nguyễn Vũ Bình, vừa bị bắt vào ngày 29/02/2024 và ông Hoàng Việt Khánh bị bắt ngày 01/03, với cáo buộc ‘‘tuyên truyền chống Nhà nước’’.Ông Nguyễn Chí Tuyến (thường được gọi là Anh Chí), 49 tuổi, cư trú tại Hà Nội, là một nhà vận động nhân quyền sử dụng mạng xã hội, trong đó có YouTube và Facebook. Kênh YouTube đầu tiên của ông, ‘‘Anh Chí Râu Đen’’, đã đăng hơn 1.600 video và có 98.000 người đăng ký. Kênh YouTube thứ hai, AC Media, đã đăng tải hơn 1.000 video và có gần 60.000 người đăng ký. Ông Nguyễn Chí Tuyến cũng là một sáng lập viên của No-U FC (Câu lạc bộ Bóng đá chống Đường Lưỡi bò), từng góp phần tổ chức và tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và các cuộc biểu tình bảo vệ môi trường. Ông Nguyễn Vũ Bình, 55 tuổi, cư trú tại Hà Nội là một cựu tù nhân chính trị, từng là đảng viên và làm việc cho Tạp chí Cộng Sản. Năm 2000, ông đã tìm cách thành lập một chính đảng độc lập tại Việt Nam, sau đó bị bắt giam từ năm 2003 đến 2007. Sau khi ra tù, nhà hoạt động này tiếp tục vận động cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã hai lần được trao giải thưởng Hellmann/Hammett, dành cho những người cầm bút là nạn nhân của đàn áp chính trị. Người bị bắt thứ ba là ông Hoàng Việt Khánh, 41 tuổi, sống ở Lâm Đồng, Tây Nguyên. Từ năm 2018, nhà bất đồng chính kiến này thường xuyên sử dụng Facebook để bày tỏ quan điểm cá nhân về nhiều vấn đề chính trị-xã hội ở Việt Nam từ năm 2018, ‘‘lên án tình trạng công an bạo hành’’, ‘‘các vụ nhận tội do bị tra tấn trong khi công an giam giữ’’, đồng thời công khai lên tiếng ủng hộ các tù nhân chính trị.
Mỹ và Việt Nam tổ chức phiên đối thoại thứ 10 về Châu Á – Thái Bình Dương
Hôm 1/3, các quan chức ngoại giao của Hoa Kỳ và Việt Nam tổ chức phiên đối thoại thứ 10 về châu Á-Thái Bình Dương, đề cập đến quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế như thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.Ngày 1/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ và Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink đồng chủ trì cuộc đối thoại này, Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin.Dịp này, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì các cơ chế đối thoại, thúc đẩy và làm sâu sắc quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung ở khu vực và trên thế giới.Cùng ngày, Trợ lý Ngoại trưởng Kritenbrink có cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hà Kim Ngọc. Hai ông trao đổi các biện pháp triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước, vẫn theo TTXVN.Như VOA đưa tin, ông Kritenbrink đang có chuyến công du đến năm quốc gia Đông Nam Á gồm Singapore, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và Brunei, từ ngày 23/2 đến ngày 4/3, để nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ và lâu dài của Hoa Kỳ với các đồng minh và đối tác ở khu vực này, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hôm 23/2.
Doanh nghiệp nước ngoài cảnh báo dừng đầu tư tại Việt Nam nếu không được bù khoản thuế mới
Các công ty đa quốc gia lớn của nước ngoài cho biết họ có thể dừng các kế hoạch đầu tư mới tại Việt Nam trong trường hợp không có trợ cấp để giúp bù đắp chi phí của khoản thuế bổ sung mới, một người tham gia đàm phán về vấn đề này giữa các nhà đầu tư và chính phủ nói với Reuters.Việt Nam, trung tâm sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư, được xem là một trong những nơi được hưởng lợi nhiều nhất từ tình trạng các công ty chuyển hoạt động khỏi Trung Quốc nhằm giảm thiểu tác động của căng thẳng Trung-Mỹ. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng việc tăng thuế cùng với các vấn đề về cung cấp điện, các rào cản pháp lý và tăng lương có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của quốc gia Đông Nam Á.Năm nay, Việt Nam đã áp dụng Mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia lớn, một sáng kiến do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chủ trì. Theo đó, các biện pháp khuyến khích giảm thuế suất xuống chỉ còn 5% sẽ không còn nữa, có nghĩa là một số công ty đa quốc gia sẽ phải nộp thuế bổ sung để đáp ứng mức thuế suất 15%.Nguồn tin của Reuters cho biết một số công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ đã kêu gọi chính phủ tôn trọng các cam kết về mức thuế thấp mà họ đã đưa ra để thu hút đầu tư hiện có, đồng thời nói thêm rằng đầu tư mới sẽ khó khăn nếu không có biện pháp bù đắp khoản thuế bổ sung.
https://www.voatiengviet.com/a/7517821.html
Tòa án Tối cao Thái Lan tuyên trắng án cho cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra
Hôm thứ Hai, luật sư của bà Yingluck và truyền thông địa phương đưa tin Tòa án Tối cao Thái Lan đã tuyên trắng án cho vị cựu Thủ tướng đang lưu vong về tội sao nhãng nhiệm vụ trong một vụ án kể từ thời bà còn đương chức vào năm 2013, theo Reuters.Yingluck, một thành viên nổi bật của gia đình Shinawatra quyền lực, đã sống ở nước ngoài trong sáu năm qua để trốn ngồi tù vì tội sao nhãng trách nhiệm đã quy kết cho bà sau khi chính phủ của bà bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự năm 2014. Quyết định trên của tòa án là một phán quyết có lợi nữa cho gia đình Shinawatra quyền lực và đảng Pheu Thai của họ. Linh hồn của đảng, tỷ phú Thaksin Shinawatra, mới đây đã ra tù sớm sau khi được ân xá Bà Yingluck là em gái của cựu thủ tướng Thaksin, người vừa được trả tự do sau khi ngồi tù sáu tháng trên tổng cộng tám năm bị kết án, bản án sau đó giảm còn một năm và ông được thụ án trong bệnh viện.Phiên toà hôm thứ Hai (4/3) bắt đầu từ năm 2022, sau khi Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia đệ đơn khiếu nại bà Yingluck và bốn người khác, với cáo buộc gây thiệt hại cho đất nước khi không tuân thủ quy trình đấu thầu trong một hợp đồng chính phủ trị giá 250 triệu baht (6,71 triệu USD).
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx9zlyr8eqqo
Văn phòng thủ tướng Thái Lan nói nền kinh tế ‘nguy kịch’ của nước này cần được kích cầu khẩn cấp
Nền kinh tế Thái Lan đang trong tình trạng nguy kịch, đòi hỏi các biện pháp kích thích khẩn cấp và khả năng cắt giảm lãi suất, theo các quan chức từ văn phòng thủ tướng nước này cho biết hôm 4/3, trong khi Thái Lan đang đẩy mạnh thu hút đầu tư mới từ bên ngoài như Nhà sản xuất xe điện Tesla của Mỹ.Thủ tướng Srettha Thavisin, người lên nắm quyền vào tháng 8 năm ngoái, đang nỗ lực vực dậy nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, vốn đang phải hứng chịu tình trạng xuất khẩu yếu kém và tốc độ phục hồi chậm sau đại dịch so với các nước trong khu vực.Chánh văn phòng của thủ tướng Thái Lan, Prommin Lertsuridej, nói với các phóng viên rằng “các số liệu cho thấy chúng ta đang không ở trong tình trạng tốt”, đồng thời nêu ra một loạt thách thức, từ việc sử dụng công suất công nghiệp thấp đến các khoản nợ hộ gia đình ngày càng tăng.Nền kinh tế Thái Lan bất ngờ co cụm trong quý 4 năm 2023 và các nhà hoạch định chính sách đã hạ triển vọng tăng trưởng trong năm nay, tạo thêm áp lực buộc ngân hàng trung ương phải nhượng bộ trước yêu cầu gần như hàng ngày của thủ tướng về việc cắt giảm lãi suất.Ông Prommin, một chiến lược gia chính trị kỳ cựu, cho biết vẫn có khả năng để giảm lãi suất, và điều này sẽ giúp các hộ gia đình đang gặp khó khăn bằng cách đưa thêm tiền vào tay họ. Nhưng theo vị cựu bộ trưởng Năng lượng Thái Lan, chính phủ sẽ không can thiệp vào việc ra quyết định của ngân hàng trung ương.
Donald Trump: Chính sách biên giới của Tổng thống Biden là ‘âm mưu lật đổ’ nước Mỹ
Cựu Tổng thống Donald Trump, ứng viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, đã cáo buộc ông Biden can dự vào “một âm mưu lật đổ nước Mỹ” thông qua các chính sách an ninh lỏng lẻo, giúp cho hàng triệu người di cư tràn vào nước Mỹ qua biên giới với Mexico.Phát biểu tại một sự kiện vận động tranh cử ở thành phố Greensboro, bang Bắc Carolina hôm 2/3, ông Trump dường như đang đưa ra gợi ý, như ông từng nêu trước đây, đó là Đảng Dân chủ đang muốn biến những người nhập cư trái phép vào nước Mỹ thành cử tri đáng tin.Ông Trump cáo buộc chính quyền của ông Biden đang tìm cách “làm sụp đổ hệ thống của Mỹ, vô hiệu hóa ý chí của những cử tri thật sự của nước Mỹ và thiết lập một nền tảng quyền lực mới giúp họ kiểm soát trong hàng thế hệ”.Ông Trump đã nói một cách chi tiết hơn trong một cuộc vận động tranh cử vào buổi tối tại thành phố Richmond, bang Virginia, sau khi lặp lại các cáo buộc ấy. Đề cập đến chính quyền Nhà Trắng của ông Biden, ông Trump nói: “Họ đang cố huy động (người nhập cư) ra bỏ phiếu trong cuộc bầu cử kế tiếp.”Ông Trump cũng cáo buộc rằng một phần chính sách biên giới của ông Biden đã cung cấp “sự trợ giúp và tạo điều kiện cho những kẻ thù ở nước ngoài của Mỹ”.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cjl4exren1yo
Nước Mỹ và thế hệ chính trị gia “Tic Tac”
Thật thô lỗ và thậm chí thô bỉ khi dùng lý do tuổi tác để chỉ trích người già cùng sự lẩm cẩm không thể tránh khỏi của họ, nhưng trong chính trị, tuổi tác là vấn đề rất quan trọng. Tuổi tác trong chính trị đang trở thành vấn đề rất lớn với nước Mỹ nói chung và chính trị Mỹ nói riêng, khi mà mùa bầu cử năm nay, lại chứng kiến màn vật nhau giữa hai cụ ông đều quá tuổi “thất thập cổ lai hy” Donald Trump và Joe Biden.Joe Biden hơn Donald Trump chưa đầy bốn tuổi. Các cuộc thăm dò cho thấy cử tri ngày càng lo lắng việc liệu Tổng thống Joe Biden 81 tuổi có thể đảm nhiệm thêm bốn năm ở Tòa Bạch Ốc so với người tiền nhiệm 77 tuổi hay không. Dĩ nhiên dân Mỹ không ác cảm với người già nói chung. Mối lo ngại ở đây là, việc thường xuyên nhớ trước quên sau của những người già ngồi ghế điều hành quốc gia như Joe Biden và Donald Trump, thì chính trị đối nội lẫn đối ngoại chịu những ảnh hưởng tiêu cực ở mức độ như thế nào…Sau gần bốn năm lãnh đạo đất nước, Joe Biden đã làm tốt vai trò tổng thống. Tuy nhiên, ngày càng Biden càng có nhiều biểu hiện mất trí nhớ. Và dù lấy việc mất trí nhớ của Biden để nhạo báng và dè bỉu nhưng cá nhân Donald Trump cũng không ít lần cho thấy trí nhớ của ông cũng bị bào mòn theo thời gian. Trong một chiến dịch quảng cáo chính trị mới đây, Trump đã nhầm lẫn Nikki Haley với cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.Theo TIME, một cuộc khảo sát gần đây của Gallup chỉ ra rằng chưa đến 1/3 người Mỹ sẵn sàng bỏ phiếu cho một ứng cử viên đủ tiêu chuẩn của đảng họ nếu vị này trên 80 tuổi. Một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos cho thấy 3/4 người Mỹ, trong đó có hơn một nửa đảng viên Dân chủ, cho rằng Biden đã quá già. Và cuộc thăm dò NBC vào Tháng Giêng 2024 cũng cho ra kết quả tương tự.Một bản tóm tắt sức khỏe do bác sĩ của Biden công bố đầu năm 2023 mô tả ông là người “khỏe mạnh”, “hoàn toàn đủ tư cách làm tổng thống”. Với Trump, người thường xuyên dùng McDonalds và Coca-Cola, có kết quả xét nghiệm công bố vào Tháng Mười Một 2023 cho thấy sức khỏe “bình thường, “đã giảm cân” và “các bài kiểm tra nhận thức cho ra kết quả rất đặc biệt”.Trump và Biden là hai trong số ba người lớn tuổi nhất từng giữ chức tổng thống. Trong 140 năm, William Henry Harrison đã giữ kỷ lục là người lớn tuổi nhất được bầu làm tổng thống, cho đến khi xuất hiện Ronald Reagan. Harrison ở tuổi 68 khi nhậm chức vào năm 1841, và Reagan ở tuổi 69 trong lễ nhậm chức năm 1981. Khi rời nhiệm sở ở tuổi 77, Reagan là người lớn tuổi nhất từng giữ chức tổng thống. Trump rời nhiệm sở ở tuổi 74 và là người lớn tuổi thứ ba ngồi ghế nguyên thủ Hoa Kỳ, sau Reagan và Biden.
https://saigonnhonews.com/thoi-su/hoa-ky/nuoc-my-va-the-he-chinh-tri-gia-tic-tac/
Siêu thứ Ba: Donald Trump và Joe Biden thắng áp đảo
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Donald Trump đã thắng trong hầu hết các cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức trong ngày Siêu thứ Ba, khiến khả năng về một cuộc tái đấu vào tháng 11 ngày càng rõ ràng.Trong cuộc đua giành đề cử của Đảng Dân chủ, đương kim tổng thống Biden đã thắng ở tất cả 15 bang – bao gồm Iowa, nơi năm nay cử tri bỏ phiếu qua đường bưu điện – nhưng thua tại vùng lãnh thổ Samoa thuộc Mỹ. Người thắng ông Biden trong vòng họp kín ở Samoa là một ứng viên ít được biết đến – doanh nhân, nhà đầu tư Jason Palmer.Bên phía Đảng Cộng hòa, cựu tổng thống Trump đã giành chiến thắng trong 14 trên 15 cuộc bầu cử sơ bộ – tiếp tục củng cố thế áp đảo của ông trước đối thủ duy nhất còn lại trong đảng, bà Nikki Haley. Mặc dù vậy, bà Haley đã tạo được bất ngờ khi thắng ông Trump ở Vermont.Vòng bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa tại lãnh thổ Samoa thuộc Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 8/3 tới theo giờ địa phương.Hai ông Trump và Biden đều đã tỏ ra sẵn sàng cho cuộc tái đấu, đồng thời không quên hướng mũi dùi chỉ trích về phía đối thủ trong các phát ngôn sau khi kết quả ngã ngũ.Ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ mất nước nếu đối thủ của ông tiếp tục ở lại Nhà Trắng, trong khi ông Biden cáo buộc bên còn lại “bị thúc đẩy bởi cay cú”, chứ không phải bởi lợi ích của người dân Mỹ.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cm5rv757dz8o
Bà Nikki Haley kết thúc nỗ lực vào Nhà Trắng, dọn đường cho cuộc tái đấu Trump-Biden
Bà Nikki Haley hôm thứ Tư (6/3) đã kết thúc thách thức dài hơi của mình đối với ứng cử viên tổng thống đang dẫn đầu của Đảng Cộng hòa Donald Trump, đảm bảo cựu tổng thống sẽ là ứng cử viên của đảng trong cuộc tái đấu với Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử vào tháng 11.Bà Haley, cựu thống đốc bang South Carolina và đại sứ của ông Trump tại Liên Hiệp Quốc khi ông còn là tổng thống, đã đưa ra thông báo này trong bài phát biểu ở Charleston một ngày sau Siêu Thứ Ba, khi ông Trump đánh bại bà hầu như hoàn toàn tại 14/15 cuộc tranh giành đề cử của Đảng Cộng hòa.“Đã đến lúc tạm dừng chiến dịch tranh cử của mình”, bà Haley nói. “Tôi không hối hận gì”.Bà cho rằng có khả năng ông Trump, người nhiều lần coi thường việc ứng cử của bà, sẽ là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa nhưng không tuyên bố ủng hộ ông.“Bây giờ nhiệm vụ của Donald Trump là giành được phiếu bầu của những người trong đảng của chúng tôi và hơn thế nữa là những người không ủng hộ ông ấy”, bà nói. “Và tôi hy vọng ông ấy làm điều đó”.
https://www.voatiengviet.com/a/7516324.html
Thượng đỉnh ASEAN- Australia sẽ nêu lên “mối nguy đe dọa sử dụng vũ lực” trong khu vực
Lãnh đạo các chính phủ thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia vào ngày thứ hai bắt đầu hội nghị cấp cao ba ngày tại Melbourne.Theo dự thảo Thông cáo chung của sự kiện này mà AFP đọc được thì các nước tham gia sẽ nỗ lực hành động vì một khu vực nơi mà những khác biệt được giải quyết thông qua đối thoại, tôn trọng lẫn nhau chứ không phải đe dọa sử dụng vũ lực.Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Penny Wong nêu rõ các nước phải có trách nhiệm chung gìn giữ cho khu vực được hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Hiện khu vực đang đối mặt với bất ổn và những hành vi kích động, cưỡng bức; trong đó có ứng xử không an toàn trên biển, trên không, cũng như quân sự hóa các thực thể tranh chấp.Vấn đề Trung Quốc ngày càng hung hăng tại Biển Đông được cho biết là một chủ đề lớn của hội nghị.Tranh chấp lãnh hải tại khu vực Biển Đông, nơi có tuyến đường biển quan trọng, đã gia tăng trong những tháng gần đây khi mà Trung Quốc xâm phạm những khu vực có tuyên bố chủ quyền của các thành viên ASEAN như Philippines, Việt Nam.Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, dẫn đầu phái đoàn tham dự hội nghị cấp cao ASEAN- Australia kỳ này.
Đối với Trung Quốc, Triều Tiên là ‘con bài’ trong ván cờ cạnh tranh với Mỹ
Bắc Kinh khó có thể giúp Washington phá vỡ hợp tác quân sự giữa Triều Tiên với Nga vì Trung Quốc coi hành động đó là tự hủy hoại chính mình mà củng cố cho các mục tiêu của Mỹ ở châu Âu và châu Á, theo giới phân tích.Ông Daniel DePetris, một thành viên tại tổ chức Các Ưu tiên Quốc phòng, nhận xét: “Với chính sách của Mỹ ở châu Á và nỗ lực không ngừng của Washington nhằm kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực, Bắc Kinh không có lý do gì để hỗ trợ Mỹ, thậm chí là gián tiếp, về một trong những ưu tiên chính sách đối ngoại hàng đầu của Mỹ – thất bại của Nga ở Ukraine”.Ông DePetris nói với VOA hôm 27/2: “Đối với Trung Quốc, Triều Tiên không phải là một vấn đề phải giải quyết mà là một quân bài trong cuộc cạnh tranh với Washington”.Hoa Kỳ quay sang Trung Quốc để kiềm chế các hoạt động phi đạn của Triều Tiên hiện đã mở rộng ra ngoài Đông Á đến châu Âu, nơi cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã kéo sang năm thứ ba.Cơ quan An ninh Ukraine ngày 22/2 cho biết phi đạn của Triều Tiên đã giết chết và làm bị thương dân thường ở các thành phố Zaporizhzhia, Kyiv, Donetsk và Kharkiv của Ukraine kể từ tháng 12 năm ngoái.
Philippines và Úc lên án những hành động gây bất ổn ở Biển Đông
Hôm nay, 04/03/2024, lãnh đạo các nước Đông Nam Á và Úc có cuộc họp cấp cao tại thành phố Melbourne của Úc. Bên lề cuộc họp, ngoại trưởng Philippines hối thúc Trung Quốc ngừng « sách nhiễu » Philippines ở Biển Đông. Trả lời hãng tin Pháp AFP bên lề thượng đỉnh ASEAN – Úc nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Úc, được tổ chức tại Melbourne, ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo khẳng định chính phủ Manila mong muốn có một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp ở Biển Đông.Ông Manalo bảo vệ chính sách của chính phủ cho công bố các hành động của Trung Quốc tại những vùng biển có tranh chấp ( gần đây nhất là vụ tầu chiến của Trung Quốc lai vãng gần bãi cạn Scarborough ) nhằm « cung cấp thông tin cho mọi người biết chuyện gì đang xảy ra ». Cũng bên lề thượng đỉnh Melbourne, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tái khẳng định « không bao giờ nhượng một centimet vuông lãnh thổ và quyền tài phán lãnh hải ».Ngay sau phát biểu của ngoại trưởng Philippines, bộ Ngoại Giao Trung Quốc, thông qua phát ngôn viên Mao Ninh, đã tuyên bố « lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông là chặt chẽ và rõ ràng », đồng thời tố cáo Philippines có những « hành động khiêu khích », « vi phạm các quyền » của Bắc Kinh.Còn theo trang mạng Japan Times, phát biểu trong cuộc họp, ngoại trưởng Úc, bà Penny Wong, tuy không nêu tên Trung Quốc, đã đánh giá rằng các nước vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương và Đông Nam Á đang phải đối mặt với « các hành động gây bất ổn, khiêu khích và cưỡng ép, bao gồm cả những hành vi không an toàn trên biển và trên không ». Cũng theo bà, những gì đang diễn ra ở Biển Đông, tại eo biển Đài Loan, tiểu vùng sông Mêkông… đều ảnh hưởng đến các nước trong khu vực.
Bộ Quốc phòng Nga bị tấn công mạng, Pháp cung cấp cho Ukraine 50 loại vũ khí
Cơ quan tình báo quân sự Ukraine (GUR) tuyên bố đã tấn công mạng của Bộ Quốc phòng Nga và truy cập vào nhiều tài liệu mật, gồm cả mệnh lệnh, báo cáo, hướng dẫn…Theo Sky News, GUR cho biết: “Những thông tin thu thập được cho phép chúng tôi thiết lập cấu trúc hoàn chỉnh của Bộ Quốc phòng Nga cùng các đơn vị trực thuộc”. Cơ quan của Ukraine này cho biết thêm, việc phân tích những dữ liệu nhận được đã giúp nhận diện các vị tướng và nhiều nhà quản lý cấp cao khác. “Hoạt động trong không gian mạng của Nga nhằm cản trở và tê liệt hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật cũng như quan chức nước này sẽ còn tiếp tục”. Các cuộc tấn công mạng đã gia tăng trong thời kỳ xung đột và đây là công cụ phổ biến mà cả hai bên đều sử dụng. Theo Tass, Bộ Quốc phòng Pháp hôm nay (4/3) đã công bố danh sách viện trợ quân sự cho Ukraine trong hai năm xung đột với Nga, gồm cả tên lửa tầm xa và hệ thống phòng không. Tài liệu được công bố trên trang web của Bộ Quốc phòng Pháp gồm 50 mục, liệt kê đủ loại vũ khí và thiết bị quân sự, gồm cả thiết bị bảo hộ, thiết bị liên lạc và hệ thống phòng không, máy bay không người lái (UAV). Vũ khí đã được chuyển giao trước ngày 31/12/2023. Paris xác nhận đã chuyển 2 hệ thống phòng không gồm Crotale NG, 6 hệ thống Mistral MANPADS và một hệ thống phòng không Pháp – Italia SAMP/T cũng như radar phòng không CM200. Pháp cũng liệt kê các tên lửa tầm xa SCALP nhưng không tiết lộ số lượng đã cung cấp. Về pháo binh, Pháp cung cấp cho Ukraine 30 hệ thống pháo tự hành Caesar, 6 pháo TRF1, 4 hệ thống phóng rocket loạt và 10 súng cối 120mm và 30.000 viên đạn pháo. Kiev cũng nhận được hơn một nghìn quả lựu đạn AT4.
Phó tổng thống Mỹ chỉ trích Israel về viện trợ không đủ cho Gaza
Phó tổng thống Harris chỉ trích chính phủ Israel làm chưa đủ để đảm bảo nguồn viện trợ cho Dải Gaza và yêu cầu biện pháp tăng cường cần thiết.”Chính phủ Israel phải làm nhiều hơn nữa để tăng đáng kể dòng chảy viện trợ. Không có lý do gì để bào chữa cho việc thiếu viện trợ”, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris nói ngày 3/3 tại bang Alabama, đề cập tới việc hỗ trợ người dân ở Dải Gaza giữa xung đột.Bà Harris thêm rằng Israel phải “mở thêm cửa khẩu biên giới” và không được áp đặt bất kỳ hạn chế “không cần thiết” nào đối với việc cung cấp viện trợ cho khu vực.Phó tổng thống Mỹ cũng kêu gọi các bên thông qua đề xuất thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 6 tuần giữa Israel và Hamas. “Với những đau khổ to lớn mà người dân Gaza đang hứng chịu, phải có lệnh ngừng bắn ngay lập tức, kéo dài ít nhất 6 tuần”, bà Harris nhấn mạnh.Một quan chức cấp cao Mỹ ngày 2/3 cho biết Israel nhìn chung chấp nhận thỏa thuận, trong đó đặt thời hạn ngừng bắn trong 6 tuần nếu Hamas đồng ý thả những con tin yếu nhất trong số khoảng 130 người mà nhóm còn giam giữ.Bà Harris nói thỏa thuận này sẽ giúp con tin tự do và Gaza nhận được lượng viện trợ đáng kể, đồng thời kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận. “Hamas tuyên bố họ muốn ngừng bắn. Thỏa thuận cho điều đó đã được đặt trên bàn. Và như chúng tôi đã nói, Hamas cần đồng ý nó”, bà nói.
https://vnexpress.net/pho-tong-thong-my-chi-trich-israel-ve-vien-tro-khong-du-cho-gaza-4717957.html
Khảo sát dư luận Ukraine hé lộ nguy cơ ông Zelensky thất cử
Theo một cuộc khảo sát do cơ quan thăm dò dư luận SOCIS của Ukraine thực hiện và công bố ngày 5/3, nếu các cuộc bỏ phiếu diễn ra vào thời điểm hiện tại, Tổng thống Zelensky dự kiến chỉ nhận được 23,7% phiếu ủng hộ ở vòng đầu và không quá 32,5% phiếu ủng hộ ở vòng hai.Kết quả này kém xa số phiếu Tướng Valery Zaluzhny, người bị ông Zelensky cách chức Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine hồi tháng trước, ở cả vòng sơ loại (41%) và đối đầu (67,5%)Nếu cuộc bầu cử Quốc hội Ukraine được tổ chức hôm nay, “khối Zaluzhny” giả định sẽ thâu tóm 46,4% số ghế, trong khi đảng của ông Zelensky chỉ giành được 21,1%.Theo đài RT, các cuộc thăm dò dư luận vào cuối năm ngoái cũng cho thấy ông Zaluzhny là thách thức lớn đối với ông Zelensky. Song, vào thời điểm đó, tổng thống đương nhiệm được dự đoán sẽ giành được hơn 47% phiếu ủng hộ ở vòng đầu tiên và đánh bại vị tướng thất sủng ở vòng hai.Chính phủ Ukraine đã hoãn tất cả các cuộc bầu cử trong thời gian xảy ra xung đột với Nga. Trong cuộc khảo sát mới nhất, hơn 65% người dân Ukraine cũng nhất trí rằng, nước này không nên tổ chức bỏ phiếu khi xung đột còn tiếp diễn.
https://vietnamnet.vn/khao-sat-du-luan-ukraine-he-lo-nguy-co-ong-zelensky-that-cu-2256578.html
Thụy Điển chính thức là thành viên thứ 32 của NATO
Ngày 07/03/2024, thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson đã đến Washington để nộp tài liệu chính thức gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO. Washington chính là nơi hiệp ước thành lập khối NATO được ký kết. Với thủ tục này, kể từ giờ Thụy Điển chính thức là thành viên thứ 32 của khốTheo truyền thống, một buổi lễ thượng cờ sẽ diễn ra vào thứ Hai, 11/3, tại Bruxelles, nơi đặt trụ sở của NATO. Thông tín viên Pierre Benazet từ thủ đô Bỉ tường thuật :« Kể từ giờ Thụy Điển là thành viên thứ 32 của NATO và đây là sự thay đổi quan trọng cho một vương quốc đã giữ được thế trung lập suốt từ năm 1814. Thụy Điển đã cố gắng tránh xa nhiều cơn chấn động lớn của thế kỷ XX, nhưng cuộc xâm lược Ukraina đã buộc quốc gia Bắc Âu phải ngả về phía Liên minh Bắc Đại Tây Dương.Tuy không có đường biên giới trên bộ với Nga, nhưng kể từ nay Thụy Điển là một phần trong chiến lược sườn phía đông của Liên minh đối diện với Kaliningrad/Konigsberg, lãnh thổ của Nga.Tư cách thành viên NATO của Thụy Điển đã bị trì hoãn trong một thời gian dài kể từ khi đơn xin gia nhập được nộp vào tháng 5/2022, chưa đầy ba tháng sau khi Ukraina bị Nga xâm lược. Đầu tiên cần phải vượt qua những cuộc mặc cả do Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra, tiếp đến là những khất lần của Hungary.Trong thực tế, Thụy Điển phần lớn đã được hội nhập NATO. Các binh sĩ của nước này đã tham gia nhiều chiến dịch của đồng minh như tại Afghanistan. Từ hai năm qua, đại sứ Thụy Điển đã được mời tham dự Hội Đồng Bắc Đại Tây Dương, định chế cao nhất của đồng minh. Kể từ giờ Thụy Điển sẽ có thêm quyền biểu quyết.
UNICEF: 230 triệu phụ nữ bị cắt âm vật trên toàn cầu, cao hơn 30 triệu so với 2016
Hơn 230 triệu phụ nữ và trẻ em gái đã bị cắt xén bộ phận sinh dục nữ, hầu hết sống ở châu Phi, theo một báo cáo do Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc công bố hôm 8/3.Theo ước tính của UNICEF trong báo cáo được công bố vào Ngày Quốc tế Phụ nữ, khoảng 30 triệu người đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ cơ quan sinh dục ngoài trong 8 năm qua. UNICEF nói rằng tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái bị cắt xén bộ phận sinh dục nữ đang giảm đi, nhưng tổ chức này cảnh báo rằng những nỗ lực nhằm xóa bỏ tập tục này còn quá chậm so với tốc độ tăng nhanh của dân số.“Việc cắt xén bộ phận sinh dục nữ đang giảm dần nhưng chưa đủ nhanh,” báo cáo nói.Tập tục này, được cho là nhằm kiểm soát khả năng tình dục của phụ nữ, có thể gây chảy máu nghiêm trọng và thậm chí tử vong. Các cô gái phải tuân theo thủ tục này ở các độ tuổi khác nhau, từ khi sơ sinh cho đến lúc thanh niên. Về lâu dài, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, các vấn đề về kinh nguyệt, đau đớn, giảm thỏa mãn tình dục và các biến chứng khi sinh con, cũng như trầm cảm, thiếu tự tin và rối loạn căng thẳng hậu chấn thương.
https://www.voatiengviet.com/a/7519778.html
Phản bác Thông điệp Liên bang, nghị sĩ Cộng hòa Katie Britt gọi ông Biden là ‘lãnh đạo sa sút’
Thượng nghị sĩ Mỹ Katie Britt ở bang Alabama gọi Tổng thống Joe Biden là một “nhà lãnh đạo run rẩy và sa sút”, đồng thời cảnh báo về một tương lai ảm đạm của nước Mỹ dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông trong một phản bác của Đảng Cộng hòa đối với bài phát biểu Thông điệp Liên bang của ông vào tối ngày 7/3.Là Đảng viên Cộng hòa của Alabama trong nhiệm kỳ đầu tiên, người phụ nữ trẻ nhất tại Thượng viện đã đưa ra lời chỉ trích gay gắt đối với tổng thống Biden trong năm bầu cử. Bà Britt lập luận rằng “đất nước mà chúng ta biết và yêu mến dường như đang tuột dốc” và kêu gọi trực tiếp những người mẹ đồng hương của mình, những người mà bà nói có lẽ “phẫn nộ” với Washington.Bà Britt, cựu nhân viên quốc hội 42 tuổi và là một người mẹ có hai con, được bầu vào Thượng viện Mỹ năm 2022 với sự tán thành của cựu Tổng thống Donald Trump. Bà hứa sẽ đến Washington với tư cách là một “người mẹ đang thực hiện nhiệm vụ” và đã thể hiện một vai trò độc đáo trong hội nghị của Đảng Cộng hòa với tư cách là cố vấn cho lãnh đạo đảng này tại Thượng viện, ông Mitch McConnell, và một cựu trợ lý giàu kinh nghiệm trong Ủy ban Thẩm định Thượng viện.
https://www.voatiengviet.com/a/7519634.html
Ông Biden công kích ông Trump, hối thúc Mỹ tiếp tục viện trợ cho Ukraine
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công kích tầm nhìn của đối thủ Donald Trump đối với đất nước, đồng thời đề cập đến nhiều vấn đề “nóng” trong Thông điệp liên bang cuối cùng của ông trước khi hai người “tái đấu” trong tổng tuyển cử tháng 11.Theo quy định của Hiến pháp Mỹ, tổng thống phải đọc Thông điệp liên bang hàng năm để cung cấp thông tin cho Quốc hội về hiện trạng đất nước và các ưu tiên cho tương lai.Vào 21h giờ miền đông nước Mỹ ngày 7/3 (9h giờ Việt Nam sáng 8/3), Tổng thống Biden đã đọc bài diễn văn quan trọng này lần cuối trong nhiệm kỳ của ông trước phiên họp chung của Hạ viện và Thượng viện cũng như đông đảo khán giả truyền hình.Mở đầu Thông điệp liên bang lần thứ 3 của mình với tư cách lãnh đạo Nhà Trắng, ông Biden cho biết Mỹ đang phải đối mặt với một “thời điểm chưa từng có”. Ông kêu gọi Mỹ tiếp tục viện trợ cho Ukraine, viện dẫn tự do và dân chủ đang bị tấn công “cả ở trong và ngoài nước”.CNN dẫn lời ông Biden nói, mục đích bài diễn văn hôm nay của ông là “thức tỉnh Quốc hội và cảnh báo người dân Mỹ” về mối đe dọa. “Nếu bất kỳ ai trong khán phòng này nghĩ Tổng thống Nga Vladimir) Putin sẽ dừng lại ở Ukraine, tôi xin đảm bảo với các bạn ông ấy sẽ không dừng lại”, tổng thống Mỹ nhấn mạnh.Ông Biden cũng nhắc lại rằng, Kiev đang đề nghị hỗ trợ quân sự và vũ khí, chứ không phải binh lính để giúp chống lại Nga trong cuộc xung đột đã bước sang năm thứ 3. Ông đồng thời khẳng định Mỹ sẽ không điều quân tới Ukraine.Dù không nhắc trực tiếp đến tên cựu Tổng thống Trump, nhưng ông Biden đã đổ lỗi cho người tiền nhiệm về việc Quốc hội không chuyển thêm viện trợ cho Kiev. Ông Biden còn chỉ trích phát biểu trước đây của ông Trump, có nội dung khuyến khích Nga tấn công bất kỳ nước NATO nào không đáp ứng yêu cầu chi tiêu quốc phòng của liên minh quân sự này là “thái quá, nguy hiểm và không thể chấp nhận được”.